Hé lộ thời điểm Facebook gỡ lệnh cấm ông Donald Trump
Tại sự kiện vừa diễn ra, một lãnh đạo cấp cao Meta tiết lộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể được quay lại Facebook, sau khi lệnh cấm hết hạn vào năm 2023.
Sự kiện Semafor Exchange vừa diễn ra ngày 22/9 tại Washington (Mỹ) với sự tham gia của Nick Clegg, Chủ tịch Các vấn đề toàn cầu Facebook.
Ông Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Ông Trump bị cấm cửa trên một số nền tảng mạng xã hội sau cuộc bạo loạn tháng 1/2021 tại Đồi Capitol. Facebook, Instagram, Twitter, YouTube cấm cựu Tổng thống Mỹ đăng bài vì vai trò của ông trong cuộc bạo loạn. Quyết định của các công ty gây chấn động trên toàn cầu và cũng ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử năm 2024 (nếu có) của ông Trump.
Chỉ riêng trên Facebook, ông đã có 35 triệu người theo dõi trước khi bị đình chỉ. Trên nền tảng Truth Social mà ông hậu thuẫn, ông có khoảng 4 triệu người theo dõi. Dù vậy, Truth Social không phải đối thủ của các “ông lớn” khác.
Năm 2021, YouTube cho biết, có thể gỡ lệnh đình chỉ tài khoản ông Trump một khi rủi ro bạo lực giảm, trong khi Twitter cấm vĩnh viễn. Tuy nhiên, CEO Tesla Elon Musk – người đề nghị mua Twitter với giá 44 tỷ USD – khẳng định sẽ cho phép cựu Tổng thống Mỹ trở lại nền tảng một khi nắm quyền sở hữu “chim xanh”.
Về phía Meta, Clegg nhấn mạnh tính chính xác hay cảm xúc về một số nội dung nhất định không phải yếu tố quyết định ông Trump có được quay lại hay không. “Nếu chúng tôi cho rằng có các nội dung trên nền tảng dẫn đến tác hại ở thế giới thực – tác hại vật lý, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm rõ ràng trong việc hành động chống lại nó”, lãnh đạo Facebook phát biểu tại sự kiện Semafor.
Ông cho biết, ông Trump có thể quay lại Facebook một khi lệnh đình chỉ tài khoản hết hạn vào năm 2023. Quyết định sẽ được đưa ra trước ngày 7/1/2023 và Facebook sẽ hội ý với các chuyên gia.
Lý do cổ phiếu Facebook lao dốc
Thua lỗ do đầu tư vào metaverse, tác động từ Apple là những nguyên nhân khiến giá cổ phiếu Facebook giảm mạnh sau buổi báo cáo tài chính.
Trong buổi báo cáo tài chính ngày 3/2, Meta, công ty mẹ của Facebook công bố lợi nhuận quý IV/2021 giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái do đầu tư mạnh vào metaverse. Ngay lập tức, giá cổ phiếu Meta trên sàn Nasdaq bị bán tháo mạnh, giảm 23% về mức 249 USD/cổ phiếu.
Không chỉ Meta, cổ phiếu Snap và Pinterest cũng sụt giảm trong phiên giao dịch ngày 3/2, lần lượt 16% và 8%. CEO Mark Zuckerberg của Meta chứng kiến tài sản giảm 29 tỷ USD, nguy cơ rơi khỏi danh sách 10 người giàu nhất thế giới.
Video đang HOT
Ngoài lợi nhuận giảm do đầu tư vào metaverse, còn nhiều lý do khác khiến buổi báo cáo tài chính trở thành thảm họa với giá cổ phiếu của Meta.
Áp lực cạnh tranh, lượng người dùng hàng ngày giảm
Trong buổi báo cáo tài chính, Zuckerberg thừa nhận sự cạnh tranh của nền tảng chia sẻ video TikTok tạo áp lực lên khả năng kiếm tiền từ Reels, tính năng tạo video ngắn của Instagram.
"Chúng tôi phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh TikTok lớn hơn rất nhiều, do đó sẽ mất một thời gian để bắt kịp", CEO Meta chia sẻ.
Cạnh tranh từ TikTok ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền từ tính năng chia sẻ video ngắn Reels trên Instagram
Ngoài sự cạnh tranh với TikTok, lượng người dùng hoạt động của Facebook cũng có nhiều biến động. Trong quý IV/2021, mạng xã hội này có 1,929 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày, giảm khoảng 500.000 người so với quý trước. Mỹ và Canada là 2 khu vực có lượng người dùng Facebook hàng ngày giảm nhiều nhất.
Trong khi đó, lượng người dùng hoạt động hàng tháng của Facebook trong quý IV/2021 đạt 2,91 tỷ, không thay đổi so với quý trước. Tốc độ tăng trưởng doanh thu quảng cáo của Meta cũng chậm hơn, song vẫn chiếm 99,5% tổng doanh thu công ty.
Lợi nhuận của Meta trong quý IV/2021 giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, còn 10,3 tỷ USD. Con số thực tế thua xa dự đoán 10,9 tỷ USD của các chuyên gia Phố Wall. Zuckerberg công bố lý do lợi nhuận giảm đến từ mức đầu tư hàng tỷ USD vào thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), 2 công nghệ quan trọng cho kế hoạch xây dựng metaverse.
"Vẫn còn khoảng cách đến một tầm nhìn đã định hình đầy đủ... Dù hướng đi khá rõ ràng, con đường phía trước của chúng tôi vẫn chưa thể xác định hoàn hảo", CEO Meta cho biết.
Lời giải thích của Zuckerberg khiến nhiều nhà phân tích kinh doanh không hài lòng. "Chúng tôi không thể lý giải mức độ ưu tiên của 7 dự án đang diễn ra đồng thời tại Facebook. Hầu hết chúng dường như không thể cải thiện triển vọng doanh thu công ty trong ngắn hạn", các nhà phân tích của ngân hàng UBS cho biết.
Giới phân tích cũng lo lắng về tương lai của Facebook khi chỉ ra một "thế giới đang tách khỏi sức mạnh của Meta, khi việc tiêu thụ nội dung chuyển sang dành cho nhà sáng tạo và nhắn tin riêng tư thay vì chia sẻ công khai, trái ngược tinh thần của công ty".
Meta thừa nhận hộp thoại cho phép theo dõi người dùng trên iOS có thể khiến công ty mất 10 tỷ USD doanh thu trong năm 2022.
Tác động từ Apple
Trong khi Facebook chứng kiến mức giảm cổ phiếu sâu nhất từ trước đến nay, các hãng công nghệ lớn như Alphabet (công ty mẹ của Google) lại đón nhận tin vui với cổ phiếu tăng 7,5% trong ngày 2/2 sau khi công bố báo cáo tài chính.
Theo CNBC, nguyên nhân sự trái ngược đến từ Apple khi công bố nhiều tính năng đảm bảo quyền riêng tư trên iOS vào năm 2021, ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của Facebook.
Những dịch vụ lớn của Facebook hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào Apple và Google để phân phối. Khi Apple cập nhật chính sách quyền riêng tư nhằm hạn chế khả năng tiếp cận dữ liệu người dùng của app bên thứ 3, Facebook đã liên tục phản đối.
Google cũng dựa vào mô hình nhắm mục tiêu quảng cáo để kiếm doanh thu. Tuy nhiên, công ty này kiểm soát dễ dàng hơn nhờ sở hữu Android, hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới. Tuy ứng dụng Google vẫn cần iOS để tiếp cận người dùng, quan hệ của công ty với Apple gần gũi hơn Facebook khi trả hàng tỷ USD mỗi năm để Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari của Apple.
Sau khi hứng chịu chính sách mới của Apple liên quan đến App Tracking Transparency (ATT), Meta dự đoán doanh thu sẽ giảm 10 tỷ USD trong năm nay. Đó là lý do lớn khiến doanh thu công ty không đạt như kỳ vọng, kéo theo giá cổ phiếu giảm 25%.
Trong khi đó, Alphabet công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với doanh thu quảng cáo tăng 33%, cao hơn so với mức tăng 20% của Facebook.
Dave Wehner, Giám đốc Tài chính Meta nhận định Apple đối xử ưu ái với các công cụ tìm kiếm do thỏa thuận với Google. "Đó là động cơ để chính sách này vẫn tiếp tục", Wehner cho biết.
Sau thất bại của Facebook Home, Meta không có thiết bị phần cứng hay hệ điều hành đủ mạnh để thoát phụ thuộc Apple hay Google.
Metaverse là con bài chiến lược
Từ chính sách về quyền riêng tư của Apple, nhiều nhà phân tích nhận định đơn vị quảng cáo đang ưu tiên chạy chương trình trên Google thay vì Facebook, do mức độ nhắm mục tiêu trên mạng xã hội này không còn như mong muốn.
"Những thay đổi của Apple với iOS tạo sự chuyển dịch thị phần từ Facebook sang Google đúng không?... Vâng, chúng tôi tin như vậy", nhà phân tích Rohit Kulkarni từ MKM Partners chia sẻ.
Sheryl Sandberg, Giám đốc Vận hành Facebook từng nhận định thay đổi của Apple sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn phụ thuộc nhiều vào quảng cáo nhắm mục tiêu và cá nhân hóa.
Đó cũng là sự lo lắng của Zuckerberg trong thời gian dài. Không sở hữu thiết bị phần cứng hoặc hệ điều hành riêng, Facebook không thể vạch ra hướng đi cụ thể, luôn phải tuân theo thay đổi bất chợt từ các công ty khác. Facebook từng thiết kế smartphone cách đây một thập kỷ, nhưng đã thất bại toàn tập.
"Chùng tôi bị phụ thuộc vào khả năng tương tác của Facebook với những nền tảng di động mà công ty không kiểm soát như Android hay iOS. Bất cứ thay đổi trong các hệ thống trên làm suy giảm chức năng trong sản phẩm của chúng tôi hoặc tạo lợi thế cho dịch vụ cạnh tranh, tác động xấu đến việc sử dụng Facebook trên di động", Facebook cho biết vào năm 2012.
Metaverse chính là niềm hy vọng của Meta trong 10 năm tới.
Năm 2014, Facebook mua lại công ty thực tế ảo (VR) mới ra đời có tên Oculus với giá 2 tỷ USD, từ đó tạo ra thiết bị phần cứng và nền tảng phần mềm riêng. Sau 8 năm, Oculus trở thành yếu tố quan trọng cho hướng đi mới của Meta, tập trung vào metaverse. Trong báo cáo tài chính ngày 3/2, Meta cho biết bộ phận thực tế ảo Reality Labs lỗ 10 tỷ USD trong năm 2021.
Cho đến khi metaverse trở nên phổ biến, các nhà đầu tư có lý do để lo lắng về tình hình tài chính của Meta. Mạng xã hội Facebook lần đầu ghi nhận lượng người dùng giảm, Instagram đối mặt cạnh tranh lớn từ TikTok, trong khi Apple hoàn toàn có thể gây sóng gió với những quyết định bất ngờ.
Rõ ràng Zuckerberg có mục tiêu thoát khỏi sự phụ thuộc vào Apple hay Google. Để làm được điều đó, Meta phải thành công với metaverse, giúp công ty trở thành kẻ dẫn đầu cuộc chơi mới.
Metaverse chưa đem lại cảm xúc cho người dùng Trải nghiệm thực tế ảo (metaverse) đang ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đem lại nhiều cảm xúc. Khi trào lưu metaverse bắt đầu nổi lên, người dùng đã kỳ vọng nó có thể sớm trở thành một thế giới 3D, chân thực và sống động như trong bộ phim Ma trận nổi tiếng. Dù vậy, những giải...