Hé lộ nguyên nhân thầy giáo thể dục ở Bắc Giang tử vong bất thường
Qua khám nghiệm hiện trường, tử thi, Công an tỉnh Bắc Giang xác định thầy giáo thể dục tự tử tại nhà đa năng của Trường THCS Lê Quý Đôn (Bắc Giang) do trầm cảm.
Lãnh đạo Công an TP Bắc Giang cho biết, đến nay công tác khám nghiệm hiện trường liên quan đến cái chết của thầy giáo dạy thể dục Trường THCS Lê Quý Đôn, phường Xương Giang (TP Bắc Giang) tối ngày 28/3 cơ bản đã hoàn tất.
Kết quả bước đầu được xác định nạn nhân tử vong do treo cổ tử tự. Nguyên nhân được gia đình thầy giáo dạy thể dục lý giải do mất ngủ dài ngày do hậu COVID-19, dẫn đến mệt mỏi, tinh thần suy nhược.
Trường THCS Lê Quý Đôn, nơi xảy ra vụ việc giáo viên thể dục tử vong trong tư thế treo cổ.
Tại thời điểm khám nghiệm hiện trường và tử thi, cơ quan chức năng xác định thi thể nạn nhân có tác động ngoại lực.
Nhà đa năng nơi nạn nhân treo cổ tự tử cũng được kéo kín rèm cửa, cửa ra vào được khóa trái, chỉ một mình nạn nhân ở bên trong.
Trước đó như VOV.VN đưa tin, nạn nhân tên là L.N.P (SN 1981, trú tại phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang), dạy môn giáo dục thể chất và về công tác tại Trường THCS Lê Quý Đôn từ năm 2017./.
Bắc Giang muốn đưa một nông sản nổi tiếng của tỉnh thành thương hiệu quốc gia
Những năm trở lại đây, trái vải thiều của Bắc Giang đang dần khẳng định được thương hiệu của mình tại thị trường trong và ngoài nước.
Vải thiều Bắc Giang trên con đường đi lên thương hiệu quốc gia
Video đang HOT
Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh và thị trường trong, ngoài nước không ngừng biến động, nông sản Bắc Giang mà đặc biệt là vải thiều vẫn được tiêu thụ thuận lợi.
Đây là bài học kinh nghiệm từ cách làm bài bản của Bắc Giang, đáng để các địa phương khác học hỏi trong việc tiêu thụ nông sản...
Chỉ cần lên mạng và tra cứu cụm từ "vải thiều Bắc Giang" ngay lập tức sẽ có hàng loạt kết quả hiện ra với "vải thiều đi siêu máy bay," hay "lần đầu tiên quả vải được bán cả ở 6 sàn thương mại điện tử"... và mới đây nhất là "vải thiều Bắc Giang được bảo hộ tại 8 thị trường lớn"...
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tham quan, kiểm tra vùng trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn. Ảnh: K.N
Điều đó càng khẳng định được giá trị của trái vải thiều Bắc Giang đang ngày càng được củng cố và được phổ biến rộng rãi tại thị trường trong và ngoài nước.
Trái vải thiều đã trải qua hơn 60 năm phát triển trên mảnh đất Lục Ngạn, Bắc Giang và bây giờ đã trở thành cây phát triển kinh tế chủ lực của địa phương.
Trái vải thiều đã không ngừng thích nghi và chuyển mình trở thành một thương hiệu đặc trưng mỗi khi nhắc đến tỉnh Bắc Giang và bây giờ đang trên con đường đi lên trở thành thương hiệu quốc gia.
Đặc biệt, vụ vải thiều năm 2021 diễn ra trong bối cảnh vô cùng đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.
Nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Bắc Giang đã quyết tâm vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều, không ngừng nâng cao giá trị quả vải trong thị trường nội địa và trên thị trường quốc tế.
Để ứng phó trong bối cảnh dịch Covid- 19 bùng phát, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng và kích hoạt cả 3 kịch bản thu hoạch và tiêu thụ vải thiều năm 2021; đồng thời triển khai hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản của tỉnh; phát huy tinh thần hữu nghị, hợp tác với các bạn hàng truyền thống, có sự liên hệ, trao đổi, phối hợp chặt chẽ từ các bạn hàng quốc tế, các tỉnh, thành phố bạn và doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh nông sản.
Đặc biệt, Bắc Giang đã tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2021 với sự tham dự của 22 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và 8 điểm cầu tại các nước: Nhật Bản, Úc, Singapore, Trung Quốc.
Ông Phan Thế Tuấn, phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Ảnh: K.N
Phát biểu tại điểm cầu Bắc Giang, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao cách làm của tỉnh trong hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều, đồng thời mong muốn không chỉ có vải thiều mà các nông sản khác cũng có cách làm tương tự để nâng cao giá trị, thương hiệu nông sản.
Nâng tầm trái vải thiều
Nỗ lực trong việc đưa trái vải thiều lên tầm thương hiệu quốc gia, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, không mở rộng diện tích mà tập trung phát triển theo chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng vải thiều.
Sở NNPTNT cùng UBND các huyện tập trung đào tạo, tập huấn cho cán bộ, ban điều hành, tổ hợp tác và các hộ nông dân sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ.
Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng trên vải, ưu tiên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc có thời gian cách ly ngắn, đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc và không sử dụng thuốc chứa hoạt chất đối với các thị trường đã cấm như Mỹ, Úc, Nhật Bản.
Những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã triển khai, xác định công tác quy hoạch, phát triển nông nghiệp nói chung và vùng trồng tập trung nói riêng dựa trên các điều kiện, lợi thế tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng.
Qua đó, tỉnh Bắc Giang đã sớm phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, làm cơ sở để chỉ đạo sản xuất các vùng chuyên canh với quy mô lớn, không phát triển tự phát, manh mún, theo phong trào, đẩy mạnh ứng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất.
UBND tỉnh cũng mới phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển cây ăn quả an toàn, bền vững, giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung xây dựng các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ, GlobalGAP, đặc biệt ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý mã số vùng trồng để quản lý chất lượng, phục vụ cho tiêu thụ ở thị trường trong ngoài nước.
Đại diện Tập đoàn Nhật Bản thăm hệ thống sơ chế vải thiều xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (huyện Lục Ngạn). Ảnh: K.N
Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: " Nhằm phát triển và nâng tầm trái vải thiều trở thành thương hiệu quốc gia, những năm qua tỉnh đã chủ động phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển cây ăn quả an toàn, bền vững giai đoạn 2021-2025.
Trong đó, xác định cần phải đa dạng hóa cây trồng, nhưng vẫn phải mang những phẩm cấp chuyên biệt về chất lượng cho từng loại sản phẩm; xây dựng chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu đặc trưng cho cây ăn quả, đặc biệt là trái vải thiều.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý mã số vùng trồng để quản lý chất lượng, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường cao cấp trong nước; phấn đấu trở thành vùng trọng điểm về sản xuất tập trung cây ăn quả của cả nước, mà hạt nhân là huyện Lục Ngạn và các huyện lân cận".
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bắc Giang cũng chỉ đạo tập trung đẩy mạnh ứng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, tập trung xây dựng các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo yêu cầu sản phẩm phải được sản xuất với chất lượng vượt trội, an toàn và sản lượng cao theo hướng sản xuất ổn định và bền vững, đáp ứng thị hiếu, yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, tăng cường tiêu thụ nông sản trực tuyến trên nền tảng online, hỗ trợ đưa nông sản quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ trên gian hàng của các sàn thương mại điện tử.
Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến... Hoang mang trước tình hình giá phân bón liên tục " nhảy múa" Mấy ngày nay, anh Chu Văn...