Hé lộ mạng lưới “xuất khẩu khủng bố” lớn nhất Anh
Tổ chức Hope not Hate – HNH (Hy vọng không thù hận) hoạt động trong lĩnh vực chống chủ nghĩa cực đoan của Anh, ngày 25.11 cho biết về một mạng lưới xuất khẩu khủng bố đơn lẻ lớn nhất trong lịch sử Anh hiện đại, do một nhà truyền giáo Hồi giáo có tên là Anjem Choudary đứng đầu.
Anjem Choudary (giữa) hồi năm 2010
Báo cáo của HNH nói rằng các nhóm có liên hệ với ông Choudary “tạo điều kiện hoặc khuyến khích” tới 80 người Hồi giáo trẻ tuổi từ Anh và từ 250-300 người từ khắp Châu Âu gia nhập lực lượng al-Qaeda chiến đấu chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Điều tra của HNH cũng tiết lộ mối liên hệ giữa mạng lưới al-Muhajiroun của nhà truyền giáo Choudary với thủ phạm của nhiều vụ tấn công khủng bố lớn, kể cả vụ đánh bom tự sát ngày 7.7.2005 tại London. Nhiều người đồng hành với mạng lưới này cũng đã bị kết tội dính líu tới 2 âm mưu khủng bố lớn tại Anh hồi năm 2004 và 2010.
Mặc dù đã hoạt động 20 năm, nhưng ông Choudary chỉ bị phạt 500 bảng vì tội tổ chức biểu tình bất hợp pháp bên ngoài Đại sứ quán Đan Mạch ở London vì vụ tranh biếm họa Đấng tiên tri Mohammed của người Hồi giáo. Tháng 1.2010, ngay trước khi trở thành Thủ tướng Anh, ông David Cameron nói rằng Choudary cần được theo dõi nghiêm túc, vì dường như nhà truyền giáo này đang tiến rất sát tư tưởng thù địch, cực đoan và bạo lực.
Theo LĐO
Ngành kinh doanh xiếc khỉ mặt nạ rợn người ở Indonesia
Tại một ngã tư đông đúc ở Jakarta, Indonesia, không có gì là lạ khi được thấy một con khỉ đeo mặt nạ em bé, nhảy nhót biểu diễn trước đám đông.
Bị xích trong chiếc xích sắt dài, con khỉ đi hai chân và mặc quần áo bẩn thỉu, bắt chước động tác của con người, như mang túi đi chợ, đi xe đạp. Đôi khi nó còn làm trò nhào lộn, đứng lên tay, nhảy qua vòng. Nó biểu diễn để mua vui cho đám đông, nhưng mục đích thực sự là để thu tiền cho chủ.
Video đang HOT
Màn trình diễn giống như xiếc này được gọi là topeng monyet và được một số người Indonesia coi là nghệ thuật truyền thống có từ những năm 1890. Trước kia, cả người và khỉ cùng biểu diễn topeng monyet. Họ đi từ làng này đến làng khác, chơi nhạc và làm trò ảo thuật. Nhưng trong những năm gần đây, chỉ còn khỉ biểu diễn và chúng bị những người chủ thành thị bóc lột, lạm dụng.
Hiện nay, giới chức Indonesia đang truy quét loại hình biểu diễn khỉ mặt nạ kiểu này, coi đây là sự ngược đãi đối với động vật và là nỗi xấu hổ của quốc gia. "Thật đáng thương cho những con khỉ", Thống đốc Jakarta Joko Widodo gần đây cho hay, "chúng đã bị chủ bóc lột".
Widodo dự kiến sẽ công bố chiến dịch chống topeng monyet vào năm tới, trong khi giới chức trách đang phối hợp với các nhóm bảo vệ động vật để chữa trị và đưa các con khỉ biểu diễn này về một khu chăm sóc đặc biệt ở vườn thú địa phương. Trong tương lai, những người kinh doanh ngành này sẽ phải đối mặt tới 7 năm tù vì vi phạm luật lạm dụng động vật.
Trong ảnh là con khỉ có tên Atun đeo mặt nạ và mặc quần áo để trình diễn ở trên phố Jakarta ngày 1/10/2011.
Rất nhiều con khỉ trình diễn ở Jakarta bị bắt từ các khu rừng Sumatra, rồi sau đó bị đưa đến thành phố hoặc các làng gần đấy và được huấn luyện. Sau khi được huấn luyện, những con khỉ này bị đem bán ở khu ổ chuột Nam Cipinang Besar, Đông Jakarta, một trong nhiều "làng khỉ" cung cấp cho những người kinh doanh ngành khỉ biểu diễn.
Con khỉ có tên Ucil chụp đầu búp bê biểu diễn trên đường phố ở Jakarta vào ngày 1/6/2011. Xích sắt quanh cổ buộc nó với người điểu khiển cũng có tác dụng như chiếc roi. Nếu Ucil ngồi hoặc ngừng làm việc, người điều khiển có thể dùng chiếc xích quật vào người nó. Đôi khi khỉ biểu diễn bị người chủ lôi đi bằng xích sắt, bị cột chân tay để nhấc lên.
Atun kéo xe trong một lần trình diễn ở Jakarta, ngày 1/6/2011. Những con khỉ giống như Atun thường sống với người điều khiển nó ở các khu ổ chuột của Jakarta và có nguy cơ cao bị lây nhiễm dịch bệnh. Khi được Mạng lưới hỗ trợ động vật Jakarta cứu, những con khỉ biểu diễn được kiểm tra bệnh lao, viêm gan, bệnh mụn giộp - những bệnh dễ lây lan giữa người và khỉ.
Có thời gian những con khỉ trình diễn đeo mặt nạ này là điểm thu hút khách du lịch ở Indonesia, tương tự như cưỡi voi ở Thái Lan. Nhưng mọi thứ đã thay đổi, khi nhiều du khách cho rằng kiểu trình diễn này là tàn ác.
Bên ngoài Jakarta, có những làng chuyên kinh doanh khỉ. Các con buôn bắt khỉ trong tự nhiên và mang chúng đến các làng khỉ để huấn luyện chúng. Những con khỉ được huấn luyện sau đó được đem bán hoặc cho thuê với giá chưa đầy 3 USD/ngày.
Khỉ bị buộc tay sau lưng và buộc cổ để huấn luyện đi bằng 2 chân. Con khỉ phải học cách giữ thăng bằng mà không bị nghẹt cổ. Sau 2 tháng, con khỉ có thể thành thục động tác này. Tuy nhiên, có một số không qua khỏi bài tập. Một số chết vì mệt trong khi một số chết vì ngạt thở.
Khỉ có tên Rizal đeo mặt nạ búp bê và ngậm núm vú giả khi đi xin trên phố ở Jakarta ngày 13/11/2012.
Bắt đầu từ năm tới, những con khỉ giống như Atun sẽ bị "quét" khỏi đường phố Jakarta.
Nhiều con khỉ ở Indonesia bị suy dinh dưỡng, bị ngược đãi.
Cho đến nay giới chức trách đã ngưng hoạt động của 24 người điều khiển khỉ, và 400 người khác đang bị giám sát chặt chẽ.
Những người điều khiển khỉ cho biết mỗi con khỉ có thể kiếm được 175 USD/tháng với chỉ vài ngày biểu diễn, cao hơn rất nhiều lương trung bình của một công nhân nhà máy làm cả tháng.
Theo Dantri
Al-Qaeda vẫn hồi sinh ở Trung Đông Chưa bao giờ mạng lưới al-Qaeda phải hứng chịu tổn thất nhiều như vậy sau hàng loạt cuộc tấn công của quân đội Mỹ. Mặc dù vậy, mạng lưới khủng bố này vẫn chứng tỏ một khả năng hồi sinh. Không kích hết tác dụng Theo các thống kê của phương Tây, đã có 25 trong tổng số hơn 40 nhân vật quan...