Hé lộ đội vệ sĩ “xã hội đen” của Tưởng Giới Thạch
Các thành viên của tổ chức này toàn bộ đều là thành viên của Hồng Môn Hội, đồng thời nó không thuộc bất cứ cơ quan hành chính hoặc quân sự nào.
Sau khi thất bại ở đại lục phải chạy ra Đài Loan, để củng cố và duy trì địa vị thống trị của mình, vào năm 1954, Tưởng Giới Thạch đã quyết định thành lập một tổ chức đặc vụ bí mật có tên là “Đội vệ binh bí mật Hồng Môn”.
Các thành viên của tổ chức này toàn bộ đều là thành viên của Hồng Môn Hội, đồng thời nó không thuộc bất cứ cơ quan hành chính hoặc quân sự nào…
Tưởng Giới Thạch biết rằng, trong 10 năm tới, nếu muốn đánh bại tất cả các đối thủ chính trị, có thể giữ được quyền lực và địa vị trong tương lai thì phải có trong tay hai món “pháp bảo” là quân đội và đặc vụ.
Tưởng Giới Thạch là người thấm thía hơn ai hết uy lực vô hình của công tác đặc vụ. Nó thậm chí còn mạnh hơn cả lực lượng hữu hình của quân đội. Vào thời điểm Quốc dân Đảng thất bại tại đại lục, những người quyết kháng cự tới cùng phần lớn là các nhân viên đặc vụ.
Điều này chứng minh sự trung thành của các nhân viên đặc vụ này đối với Tưởng Giới Thạch. Do vậy, Tưởng Giới Thạch đặc biệt coi trọng công tác đặc vụ. Cũng vì thế, sau khi cha con Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan đã quyết định toàn lực phát triển mạng lưới đặc vụ tại Đài Loan.
Ngày 20/8/1949, Tưởng Giới Thạch thành lập “Ủy ban hành động chính trị” tại Viên Sơn, Đài Bắc. Nhiệm vụ cơ bản cửa cơ quan này chính là: “Thống nhất tất cả cơ quan tình báo, đồng thời tăng cường các hoạt động tình báo”.
Tưởng Giới Thạch đích thân chỉ định Tưởng Kinh Quốc, Trịnh Giới Dân, Mao Nhân Phượng, Diệp Tú Phong, Bành Mạnh Tập làm ủy viên.
Sau khi Tưởng Giới Thạch trở lại ghế tổng thống, lại ra lệnh thành lập “Ủy ban công tác tình báo Đài Loan” do Bành Mạnh Tập làm chủ nhiệm. Cơ quan này có nhiệm vụ điều phối chỉ huy các cơ quan tình báo đặc vụ của Quốc dân Đảng.
Tưởng Giới Thạch khi về già.
Lúc này, Ủy ban hành động chính trị thành lập năm 1949 đã được đổi thành “Phòng tư liệu phủ Tổng thống”, do Tưởng Kinh Quốc, con trai Tưởng Giới Thạch đích thân làm chủ nhiệm, tiếp quản cả Ủy ban công tác tình báo Đài Loan.
Từ đó, Tưởng Giới Thạch nắm được quyền điều khiển toàn bộ các cơ quan tình báo của lực lượng thống trị ở Đài Loan, bao gồm từ cục điều tra Bộ Tư pháp cho tới Cục tình báo Bộ Quốc phòng và Cục tình báo quân sự.
Con trai làm “ông trùm” của các tổ chức đặc vụ, đáng ra, Tưởng Giới Thạch đã có thể gối cao đầu mà ngủ ngon. Tuy nhiên, sau khi rút chạy ra Đài Loan, sự đa nghi của Tưởng Giới Thạch ngày càng lớn.
Tưởng thậm chí còn không tin tưởng cả những “đặc vụ của nhà họ Tưởng” vốn coi ông ta như bậc thánh sống, chí cao vô thượng. Vì thế, vào năm 1954, Tưởng Giới Thạch lại tiếp tục thành lập một tổ chức đặc vụ bí mật, với các thành viên đều thuộc tổ chức Hồng Môn Hội, không thuộc bất cứ cơ quan hành chính hoặc quân sự nào: Đội vệ binh bí mật Hồng Môn.
Hồng Môn là một tổ chức bí mật có quy mô lớn nhất, tổ chức kiện toàn nhất trong xã hội Trung Quốc thời cận đại. Từ khi được thành lập cho tới đầu thời dân quốc, Hồng Môn luôn là một “tổ chức quần chúng”, thậm chí có thể nói là những người kế thừa các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Quốc dân Đảng chạy ra Đài Loan, Hồng Môn nhanh chóng trở thành một tổ chức cực hữu.
Theo tiết lộ của những người trong cuộc lúc bấy giờ thì đội vệ binh bí mật này của Tưởng Giới Thạch được thành lập một cách hết sức bí mật. Không chỉ những người đứng đầu các cơ quan nhà nước và quân đội không biết mà ngay cả các những người phụ trách việc bảo vệ cho Tưởng Giới Thạch cũng không hề hay biết.
Người tiết lộ thông tin đã nói rằng: “Trước khi Tưởng Giới Thạch qua đời, cái gì chúng tôi cũng không được phép nói. Đến nay đã khác rồi, chúng tôi đã có thể nói rồi”. Theo lời kể của người này thì đội vệ binh bí mật này do em trai của “Bộ trưởng Quốc phòng” Hoàng Kiệt – Hoàng Chấn phụ trách.
Hoàng Kiệt là một người “có thân phận” trong tổ chức Hồng Môn. Dựa vào địa vị này, Hoàng đã lựa chọn từ các chi nhánh của Hồng Môn hơn 200 người không có gia đình, tuyệt đối trung thành với lãnh tụ và đặc biệt đều là những người khỏe mạnh và giỏi võ nghệ tập hợp thành đội đặc vụ bí mật phục vụ Tưởng Giới Thạch.
Phụ trách huấn luyện tổ chức đặc vụ bí mật này là một vị tướng quân đã về hưu họ Phó. Đội đặc vụ này ngoài việc luyện tập thể lực và các kỹ năng cơ bản, mỗi người còn có một ngón nghề giang hồ cực kỳ đặc biệt, từ khí công, đánh bạc cho tới hạ độc…
Người ta nói rằng, hiện nay tại Đài Bắc vẫn còn “tập đoàn” Mạt chược do hơn 30 người thuộc tổ chức Hồng Môn thành lập. Trong số 30 người này, có một bộ phận chính là những thành viên thuộc Đội đặc vụ bí mật Hồng Môn của Tưởng Giới Thạch khi xưa.
Video đang HOT
Những người này dù mỗi người được rèn luyện một kỹ năng độc đáo riêng, nhưng tất cả đều phải trải qua một quá trình rèn luyện rất khắc khổ. Ngoài việc luyện tập thể lực họ còn phải học tập “chính trị” để triệt để trung thành với Tưởng Giới Thạch.
Sau khoảng hơn một năm “đào tạo”, hơn 200 người của Đội đặc vụ bí mật Hồng Môn được chia làm 4 nhóm, phân công canh giữ các tòa nhà Thảo Sơn, Hoa Hạ, Sỹ Lâm của Tưởng Giới Thạch và tòa nhà Thất
Thường ngày, họ mang theo một khẩu súng trong người rồi đi khắp phố phường để “thị sát”. Mặc dù họ không tổ chức theo một biên chế chính thức nào, thường ngày có thể đi lại thoải mái, không bị ràng buộc, tuy nhiên, cứ mỗi nhóm 50 người như vậy cũng được tổ chức quy củ.
Mỗi nhóm có 2 người đứng đầu, một văn, một võ chịu trách nhiệm chỉ huy, 48 người còn lại cứ ba người một nhóm, chia nhau thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Người ta nói rằng, trong nhóm đặc vụ làm nhiệm vụ tại tòa nhà Sỹ Lâm của Tưởng Giới Thạch, người phụ trách phần văn thư tên là Hoàng Chính là một người rất giỏi về phong thủy ngũ hành. Người phụ trách phần võ lại là một người họ Tạ.
Những người gặp qua họ Tạ đều nói, ngón tay của họ Tạ cho tới nay vẫn không thể thẳng ra một cách bình thường được. Lý do là vì trước đây, họ Tạ đã luyện tập Ưng trảo công quá mức.
Trên thực tế, hệ thống nhân viên bảo vệ được biên chế chính thức của Tưởng Giới Thạch không hề ít, thậm chí có thể nói là “đông như kiến”.
Theo tiết lộ, trong thời đại của Tưởng Giới Thạch, đội vệ binh đặt gần tòa nhà Sỹ Lâm của Tưởng có quân số tương đương với 2 tiểu đoàn với các thành viên được tập hợp từ tất cả các binh chủng khác nhau, từ hải quân, lục quân cho tới không quân.
Đội quân này lại được Cục trưởng Cục tình báo Trịnh Giới Dân chỉ huy. Vì thế, có thể nói rằng, sự an toàn của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan là điều chẳng có gì phải suy nghĩ. Vậy vì sao Tưởng Giới Thạch vẫn âm thầm cho thành lập Đội đặc vụ bí mật Hồng Môn?
Người ta nói rằng, điều này có liên quan đến bối cảnh Đài Loan lúc bấy giờ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, rất nhiều tướng lĩnh của Quốc dân Đảng đã đầu hàng, rời bỏ hàng ngũ. Ngay cả thủ lĩnh của hệ thống đặc vụ Quốc dân Đảng là Đới Lạp cũng bị chết trong tai nạn máy bay.
Vì thế, Tưởng Giới Thạch trước sau không thể yên tâm với quân đội được. Lại thêm, khi Tưởng mới tới Đài Loan, những người có tư tưởng chống đối Tưởng vẫn còn rất đông.
Theo tiết lộ của một cảnh vệ từng phục vụ Tưởng thì trong giai đoạn này, Tưởng Giới Thạch luôn trong tâm thế bất an và nghi ngờ tất cả mọi người. Tưởng Giới Thạch thường ngủ một mình trong một căn phòng riêng. Trước cửa phòng luôn có vệ binh canh gác.
Ở giữa Tưởng và người lính canh còn có một con chó rất dữ. Nó chỉ nghe lời hai người, một người là người huấn luyện và người còn lại chính là Tưởng Giới Thạch. Cẩn thận đến vậy rồi mà Tưởng vẫn chưa an tâm.
Dưới gối của Tưởng bao giờ cũng có một khẩu súng. Chỉ cần người lính canh bên ngoài cựa quậy một chút là bên trong Tưởng Giới Thạch đã vồ lấy khẩu súng quát lớn: “Có chuyện gì vậy?”.
Với tâm trạng luôn lo lắng và kinh hãi như vậy cũng không khó lý giải vì sao Tưởng Giới Thạch lại quyết định thành lập một đội đặc vụ bí mật để bảo vệ cho mình.
Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời không lâu, đội đặc vụ bí mật Hồng Môn vốn do Tưởng trực tiếp chỉ huy mất đi chỗ dựa, đành phải giải tán. Một bộ phận chết vì tuổi già, một bộ phận không rõ tông tích.
Tuy nhiên, lại có người nói rằng, sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, đội đặc vụ bí mật này vẫn tiếp tục tồn tại. Chẳng hạn như nhóm 50 người tại tòa nhà Sỹ Lâm cho tới nay vẫn có khoảng vài ba chục người sống trong khu vực này, thậm chí còn có người lấy vợ sinh con rồi xây nhà ở đó.
Một vị đội trưởng đội bảo án của tòa nhà Sỹ Lâm thấy vậy đã báo cáo lên trên yêu cầu dỡ bỏ những ngôi nhà xây dựng xung quanh. Tuy nhiên, lúc bấy giờ Tống Mỹ Linh đang ở tòa nhà Sỹ Lâm đã không đồng ý với kiến nghị này, chỉ cười rồi cho qua.
Theo TH (PNTD)
Vì sao Tưởng Giới Thạch mời Mao Trạch Đông tới thăm Đài Loan?
Không tìm được người liên lạc thích hợp, cuối cùng, Tưởng Giới Thạch đã quyết định sử dụng một phương thức đặc biệt để "phát tín hiệu" cho phía Mao Trạch Đông.
Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông đánh bại phe Quốc dân Đảng, thành lập nước Trung Quốc mới, Tưởng Giới Thạch mang tàn quân chạy ra Đài Loan. Kể từ đó, với tư cách là lãnh tụ của hai phe đối lập, Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông không gặp mặt nhau nữa. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa hai người không bao giờ tiếp xúc với nhau...
Không muốn chia tách
Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, quân Mỹ đưa hạm đội số 7 vào cảng biển Đài Loan. Ngày 27.6, Truman lấy lý do Đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm Đài Loan sẽ đe dọa sự an nguy của cả khu vực Thái Bình Dương, đưa ra luận điệu "chưa quyết định chủ quyền của Đài Loan". Lúc này, Tưởng Giới Thạch cực kỳ mâu thuẫn.
Một mặt, với binh lực còn lại, Tưởng không thể giữ được Đài Loan, do đó, Tưởng rất muốn có được sự giúp đỡ từ phía Mỹ. Tuy nhiên, Tưởng cũng nhìn thấy rất rõ âm mưu muốn chia cắt Trung Quốc của Mỹ, và luận điệu "chưa quyết định chủ quyền của Đài Loan" là một minh chứng rất rõ.
Sau khi đắn đo cân nhắc, cuối cùng, Tưởng hạ quyết tâm, tìm cách đưa hạm đội số 7 ra khỏi cảng Đài Loan, đồng thời kiên quyết lập trường "một Trung Quốc duy nhất". Ngày 28.6, được Tưởng Giới Thạch ủy quyền, Ngoại trưởng Quốc dân Đảng Diệp Công Siêu tuyên bố, một mặt tiếp nhận kế hoạch phòng thủ của phía Mỹ với Đài Loan nhưng đồng thời cũng khẳng định rõ: Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Và dù cho Quốc dân Đảng có chấp nhận kế hoạch phòng thủ của phía Mỹ thì điều đó cũng không ảnh hưởng tới việc Quốc dân Đảng giữ vững lập trường toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc. Khi Mao Trạch Đông nhận được tin này đã nói rằng, ít ra, Tưởng Giới Thạch vẫn còn chút lương tâm, không muốn chia cắt Trung Quốc, không muốn trở thành tội nhân thiên cổ.
Tháng 12.1954, Mỹ và Quốc dân Đảng ký thỏa thuận phòng ngự chung nhằm ngăn chặn sự tấn công của chính quyền Mao Trạch Đông. Để thể hiện sự phản đối của mình, Mao Trạch Đông quyết định đánh đòn phủ đầu đối với Mỹ và Tưởng. Ngày 18.1.1955, Mao ra lệnh cho quân đội Trung Quốc tấn công đảo Giang Sơn - hòn đảo được cho là cửa ngõ vào Đài Loan.
Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch gặp nhau ở Trùng Khánh trước nội chiến.
Tưởng Giới Thạch và quân Mỹ cực kỳ hoang mang. Một mặt, Tưởng liên tục tăng cường binh lực tại eo biển Đài Loan, một mặt kêu gọi sự chi viện từ quốc tế. Tuy nhiên, người Mỹ muốn nhân cơ hội này để tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, thành lập "hai nước Trung Quốc" với hai chế độ khác nhau.
Để đạt được mục đích này, người Mỹ đã tìm mọi cách để "quốc tế hóa" vấn đề Đài Loan. Tổng thống Mỹ khi đó là Eisenhower đã vội vàng hô hào Liên Hợp Quốc "ngăn chặn cuộc chiến duyên hải ở Trung Quốc". Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch không hề muốn điều này xảy ra.
Khi biết rằng Tưởng Giới Thạch có cách suy nghĩ khác với người Mỹ trong vấn đề thống nhất Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã quyết định tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia Đông Âu và Liên Xô để đánh bại âm mưu quốc tế hóa vấn đề Đài Loan của Mỹ. Trong "Bức thư gửi đồng bào Đài Loan" sau đó, Mao cũng nói rõ ràng ý mình với Tưởng rằng "không thể tin được người Mỹ". Quả thực, chỉ ít lâu sau đó, Mỹ đã trở mặt với Tưởng.
Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, dù đặt dưới chế độ quân phiệt của Quốc dân Đảng, nhưng tại Đài Loan đã xuất hiện những người đòi dân chủ, bao gồm cả các thành viên của Quốc dân Đảng, yêu cầu phải bầu cử để chọn ra tổng thống.
Trên thực tế, Mỹ chính là người đứng sau các phong trào dân chủ đó. Chính quyền Mỹ thấy rằng, họ và Tưởng Giới Thạch không hợp trong vấn đề tách Đài Loan thành Trung Quốc thứ hai, do vậy, đã nảy ra ý định đưa một người mới lên làm tổng thống tại Đài Loan để dễ sai khiến hơn.
Nhờ sự vận động của phía Mỹ, Đài Loan bắt đầu có những hoạt động tiến cử các ứng viên cho chiếc ghế tổng thống. Có người tiến cử Trần Thành, có người tiến cử Hồ Thích. Hồ Thích là một người thuộc phái thân Mỹ, tuy nhiên, họ Hồ lại là một nhà văn, chưa từng có kinh nghiệm chính trị, do đó khả năng thắng trong bầu cử tổng thống là không lớn. Vì thế, chính quyền Mỹ quyết định đứng sau ủng hộ cho Trần Thành.
Phía Mỹ hy vọng rằng, sau khi Trần Thành đắc cử sẽ thực hiện một bước quá độ, tước bỏ quyền lực của Tưởng Giới Thạch, sau đó ép Trần Thành thực hiện ý đồ "hai nước Trung Quốc" của mình. Tưởng Giới Thạch hiểu rất rõ ý đồ của Mỹ, vì vậy, ngoài mặt, Tưởng đồng ý thực hiện bầu cử dân chủ, song thực tế, trước sau, chưa bao giờ có ý định từ bỏ quyền lực.
Vào thời điểm đó, Mao Trạch Đông nhận định rằng, đối với Trung Quốc, thì Tưởng Giới Thạch làm tổng thống ở Đài Loan vẫn có lợi hơn. Trong một lần tiếp khách nước ngoài, Mao từng nói rằng: "Ở Đài Loan, Tưởng Giới Thạch hay Hồ Thích hay Trần Thành làm tổng thống thì tốt? Tôi cho rằng, Tưởng Giới Thạch làm tổng thống là tốt hơn cả. Tuy tại các hoạt động quốc tế, nếu như có ông ta thì chúng tôi không tham gia, nhưng để ông ta làm tổng thống thì vẫn tốt hơn... ".
Người liên lạc
Do Tưởng và Mao có cùng quan điểm chỉ có một Trung Quốc duy nhất nên trong nhiều vấn đề, hai người "không hẹn mà gặp". Lại thêm việc Mao Trạch Đông công khai ủng hộ Tưởng làm tổng thống ở Đài Loan, do vậy, Tưởng bắt đầu có ý định đặt quan hệ đặc thù với Mao Trạch Đông. Bản thân Mao cũng muốn lợi dụng Tưởng để thực hiện việc "giải phóng Đài Loan trong hòa bình", vì thế, cũng đồng ý liên lạc với Tưởng.
Vào ngày 5.5.1956, trong một lần tiếp khách nước ngoài, Chu Ân Lai đã nhờ người này chuyển lời tới Tưởng Giới Thạch rằng: "Nếu như Tưởng đồng ý đem trả Đài Loan về cho tổ quốc thì đó là một công lao lớn, nhân dân Trung Quốc sẽ tha thứ cho ông ta". Tưởng Giới Thạch sau khi nghe được câu này đã dự định sẽ sớm liên lạc với chính quyền Mao Trạch Đông.
Cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, hai phe Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản đã có những nỗ lực nhằm người trung gian có thể thực hiện liên lạc giữa hai bên. Và người được lựa chọn chính là Tào Tụ Nhân.
Họ Tào là một nhà văn hóa có năng lực hoạt động chính trị, trước đây từng có mối quan hệ khá thân thiết với các nhân vật lãnh đạo của cả Quốc dân Đảng lẫn Đảng Cộng sản, bản thân Tào cũng thể hiện thái độ khá trung lập khi đứng giữa hai phe. Chính vì thế, khi nước Trung Quốc mới thành lập, Tào không nhận bất cứ vị trí công tác nào, cũng không chạy ra Đài Loan theo Tưởng mà tới Hồng Kông.
Theo lệnh của Tưởng Giới Thạch, vào những năm 50, Tưởng Kinh Quốc đã hai lần tìm gặp Tào Tụ Nhân. Một lần, Tưởng Kinh Quốc phái một thuyền quân sự nhỏ, bí mật đến Hồng Kông đón Tào tới Đài Loan để bàn việc làm thế nào để thiết lập được đường dây liên lạc giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
Một lần khác, Tưởng Kinh Quốc tự mình tới Hồng Kông để gặp Tào Tụ Nhân, tiếp tục bàn với Tào về việc nối liên lạc với Đảng Cộng sản. Sau khi Tào Tụ Nhân nhận lời với Tưởng Giới Thạch, Tưởng đã mời Tào tới Đài Bắc. Tại Công viên Dương Minh, Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc đã gặp mặt Tào. Trong cuộc gặp đó, Tưởng đã nói với Tào về ý định nối liên lạc với Đảng Cộng sản, đồng thời nói: "Lần này ông về đại lục phải làm sao tìm hiểu cho rõ ý đồ thực sự của phía họ".
Tháng 7.1956, Tào Tụ Nhân về tới Bắc Kinh. Ngày 16 tháng 7, Chu Ân Lai gặp Tào tại Di Hòa Viên. Sau khi nghe Tào tường thuật lại cuộc gặp với Tưởng Giới Thạch và đề xuất "Hợp tác Quốc Cộng lần thứ 3", Chu Ân Lai nói, lần thứ 3 Quốc - Cộng hợp tác là để thống nhất Trung Quốc. Ngày 3.10 năm đó, Mao Trạch Đông cũng gặp Tào Tụ Nhân để nói về việc hợp tác lần thứ 3 của hai phe Quốc - Cộng.
Sau lần đó, Tào Tụ Nhân thường xuyên đi lại giữa đại lục và Đài Loan, trở thành người truyền tin giữa hai bên. Mỗi lần Tào về đại lục, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lại lại gặp Tào nói chuyện rất thân mật. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều hứa rằng, sau khi giải quyết được vấn đề Đài Loan sẽ có chế độ đãi ngộ tốt với Tưởng Giới Thạch. Sau đó, Tào Tụ Nhân lại quay trở lại Đài Loan, đem những gì mà Mao đã nói báo lại cho cha con Tưởng Giới Thạch.
Nhờ công sức nhiều năm của Tào Tụ Nhân, hai phe Quốc - Cộng bắt đầu có lòng tin ở đối phương. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cuộc "Đại Cách mạng Văn hóa" tại đại lục nổ ra, rất nhiều người thuộc các đảng phái dân chủ đều bị lực lượng Hồng vệ binh phản động vu cáo hãm hại. Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan nhận được những thông tin này bắt đầu cảm thấy nghi ngờ với những chính sách của chính quyền Mao Trạch Đông. Vì thế, Tưởng Giới Thạch quyết định đơn phương cắt đứt liên lạc với phía đại lục.
Lời mời bí mật
Vào những năm cuối đời, Tưởng Giới Thạch thường xuyên nhớ tới những ngày tháng khi còn ở đại lục, lại muốn liên lạc với đại lục. Ngày 21.2.1972, một tháng trước khi Tưởng nhậm chức tổng thống Đài Loan lần thứ 5, Mao Trạch Đông trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Nixon đã gọi Tưởng là "bạn cũ".
Thông tin này nhanh chóng được lan truyền khắp nước Mỹ và Hồng Kông. Trong cuộc nói chuyện giữa Mao Trạch Đông và Nixon, có một câu nói của Mao khiến Tưởng Giới Thạch suy nghĩ rất lâu. Mao nói: "Trên thực tế, quan hệ của chúng tôi và ông ấy lâu dài hơn rất nhiều so với các ông".
Lúc bấy giờ, Tưởng Giới Thạch cũng như Đài Loan đang dần bị cô lập. Trên trường quốc tế, không gian hoạt động của phe Cộng sản càng ngày càng lớn, trong khi đó, không gian hoạt động của Đài Loan càng ngày càng nhỏ. Ngay cả tổng thống các nước Mỹ, Nhật, những nước trước đây từng ủng hộ Quốc dân Đảng của Tưởng cũng đều tới thăm Trung Quốc.
Trước tình huống này, Tưởng Giới Thạch bắt đầu cảm thấy do dự trong việc xử lý mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng. Tưởng Giới Thạch cho rằng, vào thời điểm hiện tại, nếu như chủ động đề xuất liên lạc với phía đại lục thì có phần giống như mình thất bại và đầu hàng. Tuy nhiên, Tưởng lại cũng không muốn kéo dài tình trạng ngày càng xấu đi của Đài Loan như hiện tại.
Đương lúc Tưởng Giới Thạch do dự thì phía Mao Trạch Đông đã chủ động tiến hành những động thái chào đón. Tại đại lục, chính quyền Mao Trạch Đông tổ chức kỷ niệm sự kiện ngày 28.2 - sự kiện nổi dậy chống chính quyền Quốc dân Đảng của người dân Đài Loan năm 1947.
Liêu Thừa Chí khi tham gia hoạt động này đã nhấn mạnh rằng, "yêu nước là một nhà, yêu nước không phân biệt trước sau" và "hoan nghênh người dân Đài Loan tới đại lục tham quan, thăm bạn bè thân hữu, bảo đảm sự an toàn đi lại của họ". Vào năm 1975, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng ra lệnh đặc xá cho hàng trăm tội phạm chiến tranh cũng như các đặc vụ của Quốc dân Đảng, đồng thời sắp xếp công việc cho họ. Những người muốn đi Đài Loan hay Hồng Kông cũng đều được chấp nhận.
Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.
Tưởng Giới Thạch sau khi biết được những tin tức nói trên, cảm thấy chính quyền Trung Cộng rất khoan dung đại lượng với những người Quốc dân Đảng, song vẫn không chủ động liên lạc. Nguyên nhân quan trọng nhất chính là, Tưởng Giới Thạch vẫn chưa tìm được người liên lạc thích hợp. Tào Tụ Nhân đã qua đời từ năm 1972. Đúng thời điểm đó, Mao Trạch Đông đã chủ động phái người tới Đài Loan. Người được Mao phái tới chính là Chương Sĩ Chiêu.
Chương Sĩ Chiêu cũng là một người có mối quan hệ tốt với các lãnh đạo cao cấp của cả hai phía Quốc dân Đảng lẫn Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, Chương đã nhiều năm ở đại lục và làm việc, do vậy, không có nhiều liên hệ với Tưởng Giới Thạch.
Dẫu vậy, với uy tín trước đây, khi Chương Sĩ Chiêu tới Đài Loan vẫn nhận được sự đối đãi rất trọng hậu của Tưởng Giới Thạch. Lúc bấy giờ, Chương Sĩ Chiêu đã 92 tuổi, người đang mắc bệnh nặng, tuy nhiên, Chương vẫn nhận sự ủy thác của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, đồng ý trở thành người liên lạc để nối lại quan hệ giữa Đài Loan và đại lục.
Để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho Chương Sĩ Chiêu, Chu Ân Lai khi đó đã phải sắp xếp cả một đoàn vệ sĩ, bác sĩ, y tá, thư ký, đầu bếp, bảo mẫu... đi theo Chương. Tháng 5.1973, Chương Sĩ Chiêu lên máy bay tới Hồng Kông. Tại đây, Chương tìm kiếm lại các mối quan hệ trước đây của mình nhằm nối lại liên lạc với Đài Loan. Sau một thời gian nỗ lực, cuối cùng, Chương Sĩ Chiêu cũng liên lạc được với phía Quốc dân Đảng.
Lúc đó, Chương đã vui vẻ phái con gái của mình là Chương Hàm Chi quay trở lại Bắc Kinh, báo cáo tình hình với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai rằng: Sơ bộ đã có được liên lạc với các bên, nhiều nhất ở lại Hồng Kông trong 3 tháng sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao, quay trở lại Bắc Kinh.
Không ngờ, cô con gái quay về Bắc Kinh chưa được bao lâu, ngày 1.7, do quá lao lực, Chương Sĩ Chiêu đã qua đời tại Hồng Kông. Chương Sĩ Chiêu đột ngột qua đời, việc liên lạc giữa hai bên Quốc - Cộng lần đó cũng bị dừng lại.
Tuy nhiên, bản thân Tưởng Giới Thạch không vì thế mà từ bỏ nỗ lực liên lạc giữa hai bên. Không tìm được người liên lạc thích hợp, cuối cùng, Tưởng Giới Thạch đã quyết định sử dụng một phương thức đặc biệt để "phát tín hiệu" cho phía Mao Trạch Đông.
Sau Tết Nguyên Đán năm 1975, Tưởng Giới Thạch bí mật tìm tới gặp một "lão thần" Quốc dân Đảng là Trần Lập Phu, sai ông ta bí mật tới Hồng Kông, thông qua các kênh bí mật để truyền đạt ý định của mình rằng: Muốn mời Mao Trạch Đông tới thăm Đài Loan.
Sau khi nhận được tin tức này, Mao Trạch Đông rất vui. Tuy nhiên, khi đó, sức khỏe của Mao Trạch Đông đã không còn được tốt như trước, còn Chu Ân Lai cũng đang mắc bệnh nặng, cả hai người đều không thể tự mình tới thăm Đài Loan theo lời mời của Tưởng được.
Cuối cùng, Mao Trạch Đông đã cho tìm Đặng Tiểu Bình, căn dặn: Cậu có thể thay tôi đi thăm Đài Loan, hai phía có thể nhân cơ hội này, nhanh chóng hiện thực hóa các mối liên hệ. Trần Lập Phu khi biết Mao Trạch Đông dự định phái Đặng Tiểu Bình tới thăm đài Loan cũng rất vui. Để phối hợp sự liên hệ giữa hai bên, Trần Lập Phu còn cho xuất bản bài viết "Nếu như tôi là Mao Trạch Đông".
Bài viết của Trần có đoạn viết: "Hoan nghênh Mao Trạch Đông hoặc Chu Ân Lai tới thăm Đài Loan để nối lại đàm phán với Tưởng Giới Thạch, tạo phúc cho nhân dân". Tuy nhiên, trong lúc Trần Lập Phu đang nỗ lực tìm cách nối lại liên hệ với đại lục thì ngày 5.4.1975, Tưởng Giới Thạch qua đời. Việc nối lại quan hệ giữa Đài Loan và đại lục một lần nữa lại bị đứt đoạn.
Theo PV (Kiến Thức)
Bắn chết 10 vệ sĩ, bắt thủ lĩnh Taliban trốn trong phòng tắm ở Afghanistan Haji Mohammad Ramin bị lực lượng an ninh Afghanistan và quân đội Mỹ phối hợp bắt sống ở tỉnh Baghlan, phía đông bắc nước này. Haji Mohammad Ramin, tư lệnh tình báo Taliban. Theo Mirror, kẻ tổ chức vụ tấn công của Taliban nhằm vào trụ sở cảnh sát, mới đây đã bị bắt sống khi đang trốn trong phòng tắm. Haji Mohammad...