Hé lộ dinh cơ gia đình Chu Vĩnh Khang
Những hình ảnh về dinh cơ của gia đình ông Chu Vĩnh Khang lan truyền trên mạng giữa lúc có nhiều thông tin về vụ điều tra cựu quan chức này.
Ngôi nhà của gia đình ông Chu Vĩnh Khang – Ảnh: Chụp từ clip
Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (71 tuổi) được cho là đang bị điều tra về cáo buộc tham nhũng trong thời gian tại vị. Theo báo South China Morning Post, đoạn phim dài 2 phút được quay bằng camera gắn trên một máy bay trực thăng không người lái nhỏ, đã được đăng trên cổng thông tin Qq.com của Tencent, một tập đoàn internet lớn ở Trung Quốc.
Dinh cơ đồ sộ
Đoạn phim tiết lộ khu nhà rộng lớn ở thành phố Vô Tích, thuộc tỉnh Giang Tô, do con trai ông Chu là Chu Bân đứng tên chủ sở hữu. Theo South China Morning Post ngày 5.3, quý tử 42 tuổi của nhà họ Chu đã bị bắt giữ vào tháng 12.2013 và đang đối mặt với cáo buộc hối lộ cũng như dính líu vào một loạt vụ làm ăn bất chính tại tỉnh Tứ Xuyên và trong ngành công nghiệp dầu khí. Đoạn phim mô tả một ngôi nhà 2 tầng có cổng với những bức tường cao màu trắng, được bao bọc xung quanh bởi một khu vườn cổ điển kiểu Trung Quốc. Khu nhà tọa lạc tại Tây Tiền Đầu, ngôi làng tổ tiên của nhà họ Chu. Những hình ảnh quay được cũng cho thấy ngôi nhà được lợp ngói đen và có kiểu kiến trúc phổ biến ở khu vực phía nam sông Dương Tử.
Video đang HOT
Trước đó, một bài báo điều tra được đăng trên tờ Oriental Morning Post xuất bản tại Thượng Hải, dẫn lời các cư dân cho biết họ thường nhìn thấy nhiều quan chức và doanh nhân đến thăm ngôi nhà. Tuy nhiên, dòng khách viếng thăm gần đây đã giảm hẳn. Bài báo còn dẫn lời các dân làng cho biết lần cuối cùng họ nhìn thấy ông Chu là vào tháng 4.2013. Theo tờ báo, ông Chu đã nói: “Đây có lẽ là lần cuối cùng tôi thăm các ông các bà”.
Theo bài viết đi kèm với đoạn phim, 2 em trai của ông Chu là Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh từng sống tại ngôi nhà này. Theo báo Tài Tân, ngôi nhà cũ bị phá bỏ để xây mới chỉ 2 năm trước khi ông Chu về hưu vào cuối năm 2012. Ông Chu Nguyên Thanh, em út của ông Chu Vĩnh Khang, cũng bị bắt giữ vào tháng 12 năm ngoái. Vợ ông Chu Nguyên Thanh là bà Chu Linh Anh bị bắt cùng chồng tại ngôi nhà ở tỉnh Giang Tô.
Theo báo Tài Tân, gia đình của Chu Nguyên Hưng, một người em khác của ông Chu Vĩnh Khang cũng đang nằm trong tầm ngắm. Giới chức Trung Quốc đã 2 lần ra lệnh lục soát nhà của ông Chu Nguyên Hưng và tịch thu nhiều tài sản có giá trị, bao gồm các thùng rượu quý và vàng thỏi. Người đàn ông vừa qua đời vì bệnh ung thư xương vào tháng 2 bị buộc tội “sở hữu một lượng lớn tài sản không rõ nguồn gốc”.
Dấu hiệu báo bão
Hình ảnh gia đình họ Chu xuất hiện giữa lúc có nhiều diễn biến gợi ý ông Chu Vĩnh Khang sẽ chính thức bị điều tra về tội tham nhũng. Đầu tuần này, khi trả lời câu hỏi của South China Morning Post về trường hợp ông Chu, phát ngôn viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc (Chính hiệp) Lã Tân Hoa tuyên bố “bất kỳ ai vi phạm kỷ luật của Đảng và luật pháp của nhà nước sẽ bị điều tra và nghiêm trị”. Đây là phát biểu chính thức đầu tiên về ông Chu và cũng là một dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Bắc Kinh sắp sửa công bố việc điều tra nhân vật nhiều quyền lực nhưng cũng đầy tai tiếng này. Nhiều khả năng việc công bố sẽ diễn ra ngay sau khi các hội nghị thường niên của chính hiệp và quốc hội kết thúc vào giữa tháng 3, theo tờ South China Morning Post.
Trong khi đó, các đại biểu quốc hội Trung Quốc có những thái độ khác nhau trước tin đồn về ông Chu Vĩnh Khang. Một đại biểu của tỉnh Cát Lâm nói với Reuters: “Chu Vĩnh Khang là một lãnh đạo quốc gia, nên nếu phạm sai lầm, ông ấy phải bị điều tra. Nếu ông ta phạm pháp, chúng ta sẽ dùng hệ thống pháp lý để xử lý”. Một đại biểu của tỉnh Hồ Nam thì phát biểu: “Chính phủ trung ương nên có quyết định về vấn đề của ông ấy. Tôi chỉ là đại biểu bình thường. Tôi không biết tình hình xung quanh các vấn đề nhạy cảm này”.
Theo TNO
Trung Quốc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng
Trung Quốc thông báo tăng hơn 12% chi tiêu quốc phòng năm 2014 giữa lúc có nhiều lo ngại trong khu vực về những suy tính của Bắc Kinh.
Sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc gây lo ngại cho khu vực - Ảnh: SCMP
Theo Tân Hoa xã, trong một báo cáo trình quốc hội ngày 5.3, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết mức ngân sách dành cho chi tiêu quốc phòng trong năm nay là 808,23 tỉ nhân dân tệ (131,58 tỉ USD), tăng 12,2% so với mức chi hồi năm ngoái là 720,2 tỉ nhân dân tệ. Đây là mức tăng chi tiêu quốc phòng cao nhất của Trung Quốc kể từ năm 2011 và tiếp nối chuỗi tăng đáng kể liên tục suốt 2 thập niên. Đáng chú ý là việc tăng chi tiêu quốc phòng vẫn được xúc tiến bất chấp đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ còn 7,7% hồi năm ngoái.
Trung Quốc công bố ngân sách quốc phòng ngay trong ngày làm việc đầu tiên tại kỳ họp thường niên của quốc hội. Phát biểu tại phiên khai mạc ở Bắc Kinh, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định: "Chúng ta sẽ cải thiện toàn diện bản chất của các lực lượng vũ trang Trung Quốc, đẩy mạnh hiện đại hóa các lực lượng này và nâng cao thành tích của họ, đồng thời tiếp tục tăng cường năng lực răn đe và chiến đấu của họ trong thời đại công nghệ thông tin".
Thấp hơn con số thực
Mức tăng năm nay theo sau các mức tăng 10,7% năm 2013, 11,2% năm 2012 và 12,7% năm 2011. Báo The New York Times dẫn lời các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận định chi tiêu quốc phòng thường niên thực sự của Trung Quốc cao hơn con số được công bố. Hãng phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng IHS Jane's ước tính Trung Quốc sẽ chi đến 148 tỉ USD trong năm nay. Trong một báo cáo công bố hồi tháng trước, IHS Jane's dự đoán đến năm 2015, chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ lớn hơn chi tiêu quốc phòng của 3 cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức cộng lại.
Trong khi đó, theo một báo cáo khác của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại London (Anh), Trung Quốc tiếp tục nới rộng cách biệt trong chi tiêu quốc phòng với các nước láng giềng châu Á. Cụ thể, theo báo cáo của IISS, trong năm 2013, chi tiêu quân sự của Trung Quốc chiếm 46% tổng chi tiêu của toàn khu vực. Cũng theo IISS, chi tiêu quốc phòng Trung Quốc hiện gấp 3 lần Ấn Độ. Tổ chức trên cũng ước đoán chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc có thể sánh ngang với Mỹ vào thập niên 2030.
Láng giềng lo ngại
Theo báo The Wall Street Journal, căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã leo thang nhanh chóng trong những năm gần đây khi Bắc Kinh ngày càng có thái độ cứng rắn với các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông, cũng như khu vực biên giới trên bộ với Ấn Độ. Ngày 4.3, phát ngôn viên quốc hội Trung Quốc Phó Doanh tuyên bố việc tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc không nhằm vào các nước láng giềng hay Mỹ, nhưng cảnh báo Bắc Kinh sẽ "phản ứng hiệu quả" trước mọi thách thức đối với hòa bình và ổn định khu vực.
Theo Reuters, ngay sau khi Trung Quốc công bố ngân sách quốc phòng năm 2014, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga khẳng định sự thiếu minh bạch trong chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc là nguồn gốc gây quan ngại cho thế giới nói chung và Nhật nói riêng. Ông cho biết Tokyo sẽ theo dõi sát sao chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc và giữ liên lạc chặt chẽ với các nước khác trong vấn đề này.
Mỹ tăng hiện diện hải quân ở Nhật Theo một báo cáo do Quadrennial Defense Review, chuyên san về chính sách quốc phòng của Lầu Năm Góc công bố ngày 4.3, Mỹ đang tìm cách tăng cường hiện diện hải quân ở Nhật. Trong báo cáo, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cảnh báo nguy cơ xung đột về chủ quyền và các nguồn tài nguyên trong khu vực. Hải quân Mỹ có kế hoạch chuyển 60% khí tài đến Thái Bình Dương vào năm 2020 và việc củng cố sự hiện diện tại Nhật là một phần quan trọng của kế hoạch này. Hiện hải quân Mỹ có khoảng 50 tàu chiến ở Thái Bình Dương, nhưng con số này sẽ tăng lên thành 65 chiếc vào thời điểm trên.
Theo TNO
Pháp chạy thử nghiệm tàu sân bay chở trực thăng cho Nga Một tàu chiến do Pháp đóng cho hải quân Nga đang chạy thử nghiệm trong khi các cường quốc phương Tây đang cố gắng "ghìm cương" Tổng thống Nga trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine, theo hãng tin AP. Tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral tại Saint-Nazaire - Ảnh: AFP Một phát ngôn viên của nhà máy đóng tàu DCNS cho...