Hé lộ chiến dịch ám sát bí ẩn của Israel
Các hồ sơ mật vừa bị rò rỉ của tình báo Mỹ cho thấy biệt kích Israel đứng sau cái chết bí ẩn của một viên tướng cấp cao Syria hồi năm 2008.
Thành viên lực lượng biệt kích Shayetet 13 trong một cuộc diễn tập – Ảnh: The Jerusalem Post
Tờ The Jerusalem Post (Israel) dẫn các tài liệu do cựu nhân viên CIA Edward Snowden tung ra hồi cuối tuần khẳng định đặc nhiệm hải quân Israel ám sát tướng Muhammed Suleiman, cố vấn cấp cao của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Những tài liệu này được cho là đã lưu truyền trên hệ thống thông tin nội bộ mang tên Intellipedia của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) trước khi lọt vào tay Snowden.
Thông tin này được cho là sẽ chấm dứt những đồn đoán, tranh cãi lâu nay về nghi vấn ông Suleiman bị thủ tiêu vì đấu đá nội bộ trong chính quyền Syria.
Ra tay sau nhiều ân oán
Theo The Jerusalem Post, vào đêm 1.8.2008, một nhóm nhỏ biệt kích thuộc lực lượng Shayetet 13 cực kỳ tinh nhuệ của hải quân Israel lặng lẽ xâm nhập vùng biển cảng Tartus, phía tây Syria rồi nhanh chóng lợi dụng màn đêm để tiếp cận căn biệt thự nằm sát bãi biển của tướng Suleiman.
Video đang HOT
Khi đó, viên tướng 49 tuổi đang cùng một số người bạn tổ chức tiệc; nhưng tiếng cười nói, chúc tụng đã biến thành âm thanh la hét kinh hoàng khi ông Suleiman đổ gục sau 2 phát đạn bắn tỉa vào đầu và cổ.
Trong các tài liệu vừa được tiết lộ, NSA nắm được thông tin về vụ ám sát nhờ theo dõi hệ thống liên lạc của quân đội và tình báo Israel. Cơ quan này còn nhận định: “Đây là lần đầu tiên chúng ta có thể khẳng định Israel tiến hành ám sát nhằm vào một quan chức đương nhiệm của nước ngoài”.
Lý do cho hành động này có thể xuất phát từ vai trò quan trọng của tướng Suleiman trong chương trình hạt nhân của Syria cũng như kế hoạch cung cấp vũ khí, huấn luyện quân sự cho lực lượng Hezbollah ở Li Băng. Thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah từng tiết lộ rằng nhờ sự hỗ trợ của Syria lẫn Iran thông qua sự trung gian của tướng Suleiman mà lực lượng này có thể đương cự với Israel trong cuộc chiến bất phân thắng bại năm 2006. Mặt khác, Tel Aviv nghi ngờ ông Suleiman là người phụ trách xây dựng lại cơ sở hạt nhân Al Kibar của Syria, bị Israel phá hủy trong một cuộc không kích năm 2007.
Theo báo điện tử The Intercep, ban đầu chính quyền Syria cũng nghi ngờ Israel. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, Tổng thống al-Assad “choáng váng” khi phát hiện Suleiman “giấu 80 triệu USD tiền mặt trong căn hầm lớn tại một khu nhà bí mật nằm sâu trong vùng núi giữa thủ đô Damascus và biên giới với Li Băng”. Sau đó, chính phủ chuyển hướng sang làm sáng tỏ nghi án tham nhũng của viên tướng này nhưng kết quả điều tra không được công bố.
Vụ rò rỉ “cố tình”
Lâu nay, Israel luôn bác bỏ cáo buộc dính líu đến cái chết của ông Suleiman, nhưng hiện nước này lẫn Mỹ đều đang im lặng trước các thông tin mới nhất. Một số chuyên gia còn tỏ ra nghi ngờ về thời điểm những tài liệu mật được tung ra. Có ý kiến cho rằng NSA “cố tình” để lọt hồ sơ ra ngoài nhằm cho Israel thấy Washington luôn nắm được các chiến dịch ám sát bí mật của đồng minh, từ đó có thể ngăn Tel Aviv đẩy mạnh hành động nhằm vào các nhà khoa học hạt nhân của Iran.
Thỏa thuận lịch sử giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cộng thêm Đức) về giải quyết tranh cãi xung quanh vấn đề hạt nhân được xem là một trong những thành tựu đối ngoại lớn nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong khi đó, Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu hôm 14.7 tuyên bố nước ông “không bị ràng buộc bởi thỏa thuận hạt nhân Iran” và rằng nhà nước Do Thái “sẽ luôn có cách tự vệ”.
Israel cũng từng bị cáo buộc ám sát ít nhất 5 chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Iran từ năm 2010 nhưng luôn kiên quyết phủ nhận.
Đài CBS (Mỹ) dẫn tài liệu do trang WikiLeaks tung ra cho biết hầu hết các nạn nhân đều thiệt mạng do xe bị gài bom hoặc bị các tay súng chạy xe gắn máy bắn gục ngay trên đường phố Tehran. Theo các hồ sơ này, tình báo Israel khó có thể cử sát thủ sang Iran nên họ tuyển dụng và đào tạo người bản địa. Đơn cử trường hợp Majid Jamali Fashi được Lãnh sự quán Israel ở Thổ Nhĩ Kỳ tuyển mộ và được đào tạo sơ bộ tại đây. Y cũng đã gặp giới chức tình báo Israel ở Azerbaijan và Thái Lan, có lúc được đưa vào Israel để huấn luyện tăng cường. Fashi bị buộc tội gài bom xe ám sát khoa học gia nổi tiếng Massoud Ali Mohammadi vào năm 2010 và đã lĩnh án tử hình hồi tháng 8.2011.
Cũng theo CBS, chính quyền Tổng thống Barack Obama hồi năm ngoái đã gây sức ép buộc Israel ngừng hành động ám sát các nhà khoa học Iran, nhưng dường như không có mấy hiệu quả. Hồi đầu năm 2015, Hãng thông tấn Fars đưa tin lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã phá âm mưu ám sát của cơ quan tình báo Israel (Mossad) nhằm vào một chuyên gia hạt nhân hàng đầu tại Tehran.
Shayetet 13 là lực lượng đặc nhiệm chủ lực của hải quân Israel với các nhiệm vụ chính bao gồm xâm nhập tấn công từ bờ biển, chống khủng bố, tấn công phá hoại, thám báo hàng hải, giải cứu con tin và tiếp cận tấn công tàu. Được xem là một trong những đơn vị biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới, sánh ngang với SEAL của Mỹ, thông tin chi tiết về hoạt động của Shayetet 13 luôn nằm trong dạng tuyệt mật.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Đạo diễn đoạt giải Oscar kiện bị chính phủ Mỹ 'quấy rối'
Đạo diễn từng giành giải Oscar đầu năm 2015 cho phim tài liệu về Edward Snowden, kiện chính phủ Mỹ "quấy rối" bà mỗi khi bà ra vào nước Mỹ trong vòng 6 năm qua, tạp chí Time (Mỹ) cho hay.
Nữ đạo diễn Laura Poitras (đứng giữa), người đoạt giải Oscar với Citizenfour - Ảnh: Reuters
Bà Laura Poitras, người đoạt giải Oscar với Citizenfour, cho biết đã nộp đơn kiện Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ hôm 13.7, cáo buộc các cơ quan này luôn gây khó khăn cho bà. Bà viết trong đơn kiện rằng trong thời gian từ 2006-2012, mỗi khi đến sân bay, bà đều bị chặn lại xét hỏi và kèm sau đó là giam giữ trong thời gian ngắn.
Nữ đạo diễn sinh ra ở Mỹ nhưng đang sống ở Đức này nói rằng cơ quan an ninh giải thích bà thuộc "đối tượng cần phải theo dõi" và tên của bà nằm trong "danh sách đen" của cơ quan an ninh. Bà Poitras phủ nhận điều này và cho rằng bà chưa bao giờ có tiền án, tiền sự thì không có lý do gì lục xét bà.
Bà Poitras cho biết thêm trong những lần bị giam giữ, máy tính, điện thoại hay phương tiện làm việc của bà đều bị thu giữ. Bà từng bị dọa còng tay vì ghi chép trong thời gian tạm giam, theo đài RT (Nga).
Bộ phim Citizenfour, kể về cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ Edward Snowden, mang lại danh tiếng cho nữ đạo diễn tài ba 51 tuổi này nhưng dường như gây cho bà không ít phiền toái. Snowden là người đang bị Mỹ săn lùng vì tội ăn cắp tài liệu mật và tung lên mạng. Có thông tin cho rằng hiện nay Snowden đang sống lưu vong lại Nga.
Trong một thập niên qua, bà Poitras thực hiện nhiều phim tài liệu như bộ phim về những sự kiện hậu khủng bố 11.9, về nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Ngải Vị Vị, cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, nhà tù ở Vịnh Guantanamo. Những bộ phim này được thực hiện dựa trên những tài liệu thuộc dạng "bí mật" cũng là nguyên nhân làm bà bị xét hỏi và giam giữ mỗi khi đi qua khu an ninh sân bay Mỹ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Pháp cân nhắc cho "người thổi cồi" Snowden và Assange tị nạn Bộ trưởng bộ Tư pháp của Pháp Christiane Taubira cho biết hôm thứ Ba (23-6) rằng Pháp có thể sẽ cho phép những người "thổi cồi" như Edward và Julian Assange vào tị nạn tại đất nước này. Edward Snowden vốn là một cựu nhân viên kỹ thuật của cục Tình báo Quốc gia Mỹ (NSA), hiện đang lưu trú tại Nga sau...