Hé lộ bước tiếp theo của Trung Quốc trong cuộc đua không gian
Các quan chức ngày 28/5 thông báo chương trình phát triển không gian của Trung Quốc đang lên kế hoạch đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng trước năm 2030 và mở rộng trạm vũ trụ của nước này trên quỹ đạo.
Các phi hành gia Trung Quốc sẽ được đưa lên trạm vũ trụ bằng tàu Thần Châu-16 sắp tới (từ trái sang): Gui Haichao, Jing Haipeng và Zhu Yangzhu. Ảnh: AP
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Mỹ-Trung đang cạnh tranh trong việc đạt được các cột mốc quan trọng trong lĩnh vực không gian vũ trụ, giành ảnh hưởng đối với các sự kiện toàn cầu.
Theo hãng tin AP, điều này đã gợi lại những ký ức về cuộc chạy đua vào không gian giữa Mỹ và Liên Xô (cũ) trong những năm 1960 và 1970, mặc dù chi tiêu, chuỗi cung ứng và năng lực của Mỹ được cho là mang lại cho họ lợi thế đáng kể so với Trung Quốc, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
Mỹ đặt mục tiêu đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào cuối năm 2025 như một phần của cam kết đổi mới đối với các nhiệm vụ có phi hành đoàn, được các công ty tư nhân như SpaceX và Blue Origin hỗ trợ.
Phó giám đốc Cơ quan vũ trụ Trung Quốc Lin Xiqiang đã xác nhận các mục tiêu kép tại một cuộc họp báo ngày 29/5 nhưng không đưa ra ngày thực hiện cụ thể. Cơ quan này cũng đã giới thiệu 3 phi hành gia sẽ được đưa lên trạm vũ trụ của Trung Quốc trong một vụ phóng dự kiến vào sáng 30/5. Họ sẽ thay thế một phi hành đoàn đã ở trên trạm quỹ đạo trong 6 tháng qua.
Theo ông Lin Xiqiang, Trung Quốc đang chuẩn bị cho “một chuyến đi ngắn trên bề mặt Mặt Trăng và một nhiệm vụ thăm dò chung phối hợp giữa con người và robot”.
“Chúng tôi có một trạm vũ trụ hoàn chỉnh gần Trái Đất và hệ thống đưa người lên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thực hiện quy trình lựa chọn, đào tạo và hỗ trợ các phi hành gia mới”, ông Lin nói.
Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc được cho là đã hoàn thành vào tháng 11/2022 sau khi ghép nối thành công mô-đun thứ 3. Ông Lin cho biết mô-đun thứ 4 sẽ được phóng “vào thời điểm thích hợp để tăng cường hỗ trợ cho các thí nghiệm khoa học và cung cấp cho phi hành đoàn điều kiện sống và làm việc được cải thiện”.
Bộ ba phi hành gia trên tàu Thần Châu-16 sẽ tiếp nối công việc của 3 phi hành gia vốn đang sống trên trạm Thiên Cung, tiến hành các thí nghiệm và lắp ráp thiết bị bên trong và bên ngoài tàu.
Đây là lần đầu tiên phi hành đoàn có một người ngoài quân đội được đưa lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Tất cả các thành viên phi hành đoàn trước đây đều phục vụ trong quân đội.
Gui Haichao, Giáo sư tại viện nghiên cứu hàng không vũ trụ hàng đầu của Bắc Kinh, sẽ tham gia nhiệm vụ lên trạm Thiên Cung với tư cách là chuyên gia về trọng tải cùng chỉ huy Jing Haipeng và kỹ sư tàu vũ trụ Zhu Yangzhu. Phát biểu với giới truyền thông tại địa điểm phóng bên ngoài thành phố Tửu Tuyền, chỉ huy Jing cho biết sứ mệnh đánh dấu “một giai đoạn ứng dụng và phát triển mới” trong chương trình không gian của Trung Quốc.
Video đang HOT
Nhiệm vụ không gian có người lái đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2003 đã đưa nước này trở thành quốc gia thứ ba sau Liên Xô và Mỹ đưa người vào không gian.
Trung Quốc đã xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình sau khi bị loại khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), phần lớn là do sự phản đối của Mỹ đối với các chương trình không gian của Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Không gian ngày càng được coi là một lĩnh vực cạnh tranh mới giữa Trung Quốc và Mỹ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và là đối thủ về ảnh hưởng ngoại giao và quân sự.
Các phi hành gia mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên Mặt Trăng vào cuối năm 2025 sẽ nhắm đến cực Nam của vệ tinh này, nơi các miệng núi lửa bị che khuất vĩnh viễn được cho là chứa đầy nước đóng băng.
Các kế hoạch thiết lập căn cứ phi hành đoàn lâu dài trên Mặt Trăng cũng đang được cả hai nước xem xét, đặt ra câu hỏi về quyền và lợi ích trên bề mặt Mặt Trăng. Trong khi luật pháp Mỹ hạn chế nghiêm ngặt sự hợp tác giữa các chương trình không gian của hai nước thì Trung Quốc nói rằng họ hoan nghênh sự hợp tác của nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay, điều đó vẫn chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Phát biểu tại Tửu Tuyền, Giám đốc phụ trách công nghệ của cơ quan vũ trụ Trung Quốc ông Li Yingliang cho biết Trung Quốc hy vọng có nhiều sự hợp tác quốc tế hơn, bao gồm cả với Mỹ.
“Lập trường nhất quán của đất nước chúng tôi là, miễn sử dụng không gian vì mục đích hòa bình, chúng tôi sẵn sàng hợp tác và liên lạc với bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức hàng không vũ trụ nào”, ông Li nhấn mạnh.
Trung Quốc thử nghiệm công nghệ AI 'phá vỡ quy tắc' trên vũ trụ
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Vũ Hán (Trung Quốc) đã trao cho công nghệ AI toàn quyền kiểm soát một vệ tinh và để nó tự do hoạt động trong 24 giờ.
AI đã điều khiển một vệ tinh nhỏ của Trung Quốc để quan sát các địa điểm ở Ấn Độ và Nhật Bản. Ảnh minh họa: Shutterstock
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết một cỗ máy trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạm thời được trao toàn quyền kiểm soát một vệ tinh trên quỹ đạo gần Trái đất, như một phần của thí nghiệm mang tính bước ngoặt để kiểm tra hoạt động của công nghệ này trong không gian.
Theo tạp chí Geomatics and Information Science của Đại học Vũ Hán, trong 24 giờ, vệ tinh quan sát Trái đất Qimingxing 1 đã được điều khiển bởi một AI trên mặt đất mà không có bất kỳ mệnh lệnh, phân công hay can thiệp nào của con người.
Các nhà khoa học cho biết AI đã chọn một vài địa điểm trên Trái đất và ra lệnh cho Qimingxing 1 xem xét kỹ hơn. Không có lời giải thích nào được đưa ra về lý do tại sao AI lại chọn các địa điểm đó.
Một khu vực được nhắm đến là thành phố cổ Patna nằm bên sông Hằng ở phía Đông Bắc Ấn Độ. Đây cũng là nơi đóng quân của Trung đoàn Bihar - đơn vị Quân đội Ấn Độ đã đụng độ với các binh sĩ Trung Quốc ở Thung lũng Galwan tại khu vực biên giới tranh chấp vào năm 2020.
Cùng với Patna, Osaka - một trong những cảng bận rộn nhất của Nhật Bản, nơi thỉnh thoảng có các tàu Hải quân Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương, cũng được xếp hạng cao trong danh sách các mối quan tâm của AI.
"Cách tiếp cận này phá vỡ các quy tắc hiện có trong việc lập kế hoạch sứ mệnh", nhà nghiên cứu Wang Mi và các đồng nghiệp tại Đại học Vũ Hán.
Cho đến nay, hầu hết các vệ tinh đều cần có mệnh lệnh hoặc nhiệm vụ cụ thể trước khi hành động. Các nhiệm vụ có thể được đưa ra trong một số tình huống bất ngờ - chẳng hạn như chiến tranh hoặc động đất - hoặc một vệ tinh có thể được lên lịch để làm nhiệm vụ quan sát dài hạn về các mục tiêu cụ thể.
Theo nhóm nghiên cứu, mặc dù công nghệ AI ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các sứ mệnh không gian - bao gồm nhận dạng hình ảnh, vẽ đường bay và tránh va chạm - nhưng nó không được trao quyền kiểm soát vệ tinh, dẫn đến lãng phí thời gian và tài nguyên.
Trung Quốc hiện có hơn 260 vệ tinh viễn thám trên quỹ đạo, nhưng chúng thường hoạt động không hiệu quả, thu thập dữ liệu có giá trị thấp, nhạy cảm với thời gian mà không có bất kỳ nhiệm vụ cụ thể nào.
Vệ tinh đắt tiền và có tuổi thọ hạn chế. Do đó, các nhà nghiên cứu cho biết việc tận dụng tối đa giá trị của chúng với các ứng dụng quỹ đạo mới là rất cấp bách.
Nhóm này đề xuất rằng một vệ tinh do AI điều khiển có thể cảnh báo cho những người dùng- bao gồm quân đội, cơ quan quản lý an ninh quốc gia và các cơ quan liên quan khác - nếu nó phát hiện ra các vật thể hoặc hoạt động bất thường.
Tuy nhiên, để đưa ra quyết định đúng đắn, AI cần có sự hiểu biết đầy đủ về Trái đất. Vì vậy, nó không chỉ xác định các vật thể nhân tạo và tự nhiên mà còn tìm hiểu các mối quan hệ phức tạp và không ngừng phát triển giữa chúng và nhiều xã hội loài người khác nhau.
Nhóm của ông Wang đã xây dựng một thư viện dữ liệu văn bản khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới, tương tự như kho ngữ liệu được sử dụng để đào tạo các mô hình ngôn ngữ như ChatGPT. AI do các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển không thể trò chuyện, nhưng nó có thể chủ động hoạt động dựa trên quá trình đào tạo và hiểu biết ngày càng tăng về các hoạt động tự nhiên và con người.
Các nhà nghiên cứu cho biết quá trình ra quyết định của AI cực kỳ phức tạp. Máy cần xem xét nhiều yếu tố - chẳng hạn như điều kiện đám mây thời gian thực, góc camera, giá trị mục tiêu và giới hạn khả năng di chuyển của vệ tinh - khi lập kế hoạch cho một ngày làm việc.
Họ nói rằng phép tính của AI có thể tinh vi đến mức các mô hình máy tính truyền thống để quản lý sứ mệnh không gian có thể không giải quyết được vấn đề trong một khoảng thời gian hợp lý.
Vệ tinh Starlink của SpaceX. Ảnh: Space
Tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã phóng hơn 3.000 thiết bị Starlink, trong khi Trung Quốc đang lên kế hoạch phóng gần 13.000 vệ tinh liên lạc để cạnh tranh.
Quân đội Mỹ và Trung Quốc cũng đã đề xuất bổ sung các công cụ giám sát và một số tính năng khác cho phép tàu vũ trụ quỹ đạo nhỏ làm được nhiều việc hơn là chỉ cung cấp dịch vụ internet.
Hàng ngàn vệ tinh trong mạng lưới của Bắc Kinh và Washington sẽ đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với hầu hết các cơ quan vũ trụ. Một số nhà khoa học lập luận rằng chỉ AI mới có thể quản lý chúng mà không gây ra sự cố va chạm hàng loạt.
Các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc đã đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ AI trên quỹ đạo vào năm 2021 khi sử dụng một vệ tinh nhỏ thông minh để phát hiện và giám sát một cuộc tập trận hải quân không công khai của Mỹ ngoài khơi bờ biển New York.
Một nhà khoa học vũ trụ ở Thượng Hải không tham gia nghiên cứu này cho biết ông không lo ngại về triển vọng trao cho AI nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các vệ tinh.
"Tôi tin rằng Bắc Kinh sẽ giám sát chặt chẽ. Nếu AI thử bất cứ điều gì lạ thường, nó sẽ bị người điều khiển cắt đứt ngay lập tức", nhà nghiên cứu yêu cầu giấu tên này nói.
Tuy nhiên, một nhà khoa học vũ trụ khác ở Bắc Kinh, có kinh nghiệm về ChatGPT, lại bày tỏ lo lắng về điều gì có thể xảy ra nếu một mô hình ngôn ngữ lớn có quyền truy cập điều khiển chuyến bay và học cách vận hành vệ tinh.
"Vệ tinh là tai mắt của chúng ta trên bầu trời. Chúng ta có thực sự muốn AI quyết định những gì chúng ta thấy và nghe không?", chuyên gia trên nói.
Khi được hỏi họ sẽ làm gì nếu là nhà điều hành vệ tinh vào một ngày không có nhiệm vụ, ChatGPT cho biết họ sẽ tiến hành kiểm tra bảo trì, cập nhật phần mềm và chương trình cơ sở, thực hiện hiệu chuẩn và thử nghiệm, đồng thời khám phá các lĩnh vực quan tâm mới.
Chatbot ChatGPT, được phát triển bởi tập đoàn OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, đã nêu tên một số địa điểm mà nó quan tâm nhất, gồm Rạn san hô Great Barrier của Australia, rừng nhiệt đới Amazon và dãy Himalaya, cũng như Sa mạc Sahara và Bán đảo Nam Cực.
Khi được hỏi tại sao lại chọn những khu vực này, ChatGPT giải thích là vì chúng đang bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người và biến đổi khí hậu.
Trung Quốc phát triển hệ thống hạt nhân cung cấp năng lượng cho căn cứ trên Mặt Trăng Trung Quốc sẽ cung cấp năng lượng hạt nhân cho Trạm nghiên cứu khoa học tại cực Nam của Mặt Trăng. Bản vẽ Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế - cơ sở đang được Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc và đối tác Nga Roscosmos phát triển. Ảnh: CNSA Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, ông...