Hé lộ bí mật về người xây mộ cho các pharaoh
Nhiều người vẫn nghĩ rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng là sáng kiến của thế kỷ 20, nhưng kết quả nghiên cứu cổ thư Ai Cập cho thấy những người lao động xây mộ cho pharaoh đã được tận hưởng dịch vụ này.
Quang cảnh làng Deir el-Medina THE CONVERSATION
Những tài liệu được khai quật từ một ngôi làng có niên đại vào thời Tân Vương quốc Ai Cập (3.100 – 3.600 năm trước) cho thấy xã hội Ai Cập cổ đại đã duy trì hệ thống chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo những người xây mộ cho pharaoh làm việc thật sự hiệu quả, theo trang The Conversation dẫn lời trợ lý giáo sư Anne Austin của Đại học Missouri-St. Louis (Mỹ).
Lao động tay nghề cao
Làng Deir el-Medina được xây dựng dành riêng cho những người xây các ngôi mộ hoàng gia vào thời Tân Vương quốc Ai Cập (năm 1550-1070 trước công nguyên). Trong giai đoạn này, các pharaoh được chôn cất tại Thung lũng của các vị vua, chứ không phải từng kim tự tháp riêng biệt như trong quá khứ.
Những người làm việc tại đây thường là nhóm thợ thủ công có tay nghề cao và họ được cung cấp nhiều tiện nghi, cho phép đạt năng suất cao khi làm việc.
Video đang HOT
Cụ thể, các người thợ được trả thù lao thông qua lương thực, có nhà và người phục vụ hỗ trợ những công việc như giặt giũ, lấy nước, nghiền ngũ cốc. Họ được phép mang theo gia đình cư ngụ tại làng, và vợ con đều được nhận trợ cấp từ nhà nước.
Nghỉ bệnh được trả lương
Theo những gì được ghi chép, gần 1/3 số “đơn xin vắng mặt” là khi người lao động bị bệnh. Và để họ yên tâm dưỡng bệnh, nhà nước vẫn chi trả lương lậu đàng hoàng trong những ngày họ không để đi làm.
Danh sách lao động cũng xuất hiện tên của “bác sĩ”. Người này có trợ tá và cả hai bận rộn chăm sóc sức khỏe cho nhóm thợ thủ công. Dựa trên “sổ khám bệnh” làm từ giấy cói, “bác sĩ” đã kê đơn cho các bệnh nhân tại làng Deir el-Medina.
Cũng giống như ngày nay, một số biện pháp trị liệu vào thời Ai Cập cổ cần các vị thuốc đắt đỏ và hiếm, nhưng đa số vẫn dùng những loại phổ biến như là mật ong, mỡ.
Một văn bản được tìm thấy tại làng Deir el-Medina cho thấy nhà nước đã chia phần các vật liệu chữa bệnh phổ biến cho một số người, để họ có thể chia sẻ với những người khác.
"Thành phố vàng" 3.000 năm tuổi bị mất tích được phát hiện tại Ai Cập
Các chuyên gia cho biết đây là thành phố lớn nhất từng được tìm thấy và là một trong những phát hiện quan trọng nhất kể từ khi khai quật lăng mộ của Tutankhamun.
Các nhà khảo cổ mới đây đã phát hiện ra thành phố cổ đại lớn nhất ở Ai Cập, có tên Aten, đã bị chôn vùi dưới cát hàng thiên niên kỷ. Đây được xem là một trong những phát hiện quan trọng nhất kể từ khi khai quật lăng mộ của Tutankhamun.
Aten - "thành phố vàng bị mất". Ảnh: Reuters
Nhà Ai Cập học nổi tiếng Zahi Hawass - người chịu trách nhiệm công bố việc phát hiện ra "thành phố vàng đã mất", nói rằng địa điểm này đã được tìm thấy gần Luxor, quê hương của Thung lũng các vị vua.
Nhóm khảo cổ cho biết: Thành phố bị mất tích dưới cát dày, nó có niên đại hơn 3.000 năm tuổi, từ thời trị vì của Amenhotep III, sau đó tiếp tục được sử dụng bởi Tutankhamun và Ay."
Theo Betsy Bryan, giáo sư nghệ thuật và khảo cổ Ai Cập tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), phát hiện này là "khám phá khảo cổ quan trọng thứ hai kể từ khám phá lăng mộ vua Tutankhamun". Các đồ trang sức như nhẫn đã được khai quật, cùng với các bình gốm màu, bùa bọ hung và gạch bùn mang các con dấu của Amenhotep III.
Hawass, một cựu bộ trưởng cổ vật, cho hay: "Đã có nhiều đoàn khảo cổ từ nước ngoài tìm kiếm thành phố này nhưng chưa bao giờ thấy được nó".
Nhóm nghiên cứu bắt đầu khai quật vào tháng 5.2020, tại một địa điểm nằm giữa những ngôi đền của Ramses III và Amenhotep III ở Luxor, cách 500 km về phía nam của thủ đô Cairo. Sau bảy tháng khai quật, một số khu vực lân cận đã được phát hiện, bao gồm một tiệm bánh hoàn chỉnh với lò nướng và đồ gốm lưu trữ, cũng như các khu hành chính và dân cư.
Những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người dân Aten 3000 năm trước. Ảnh: Reuters
"Các lớp khảo cổ đã nằm nguyên vẹn hàng nghìn năm, được các cư dân cổ đại để lại như thể mới ngày hôm qua. Phát hiện về thành phố Aten sẽ đem lại cho chúng ta những hiểu biết mới mẻ về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - vào thời điểm đế chế này thịnh vượng nhất", nhóm nghiên cứu cho biết.
Các nhà khảo cổ tự tin rằng sẽ tiếp tục có những phát hiện quan trọng hơn nữa được tiết lộ trong tương lai, và lưu ý về việc đã phát hiện thêm các nhóm lăng mộ mới mà họ tiếp cận thông qua những dãy "cầu thang chạm khắc trên đá" - một công trình kiến trúc cũng thường xuất hiện tại các lăng mộ ở Thung lũng các vị vua.
Bất ổn chính trị xảy ra liên tiếp trong nhiều năm đã giáng một đòn mạnh vào ngành du lịch chủ chốt của Ai Cập. Thời gian gần đây, quốc gia này đang tìm cách thu hút du khách trở lại, đặc biệt bằng cách quảng bá những di sản cổ đại của mình.
Tuần trước, Ai Cập đã tiến hành di chuyển xác ướp của 18 vị vua và 4 nữ hoàng trong lịch sử cổ đại từ Bảo tàng Ai Cập đến Bảo tàng Quốc gia về nền văn minh Ai Cập. Sự kiện này đã được công chúng mệnh danh là "Cuộc diễu hành vàng của các Pharaoh".
Tại sao Ai Cập bỗng dưng di dời hàng chục xác ướp cổ đại? Thủ đô Cairo của Ai Cập đang chuẩn bị cho một cuộc diễu hành vàng của các Pharaoh và nữ hoàng cổ đại trong lần di rời hiếm hoi trong nhiều năm qua. Cuộc diễu hành diễn ra để di chuyển các xác ướp hoàng gia Ai Cập cổ đại từ Bảo tàng Ai Cập ở Tahrir đến Bảo tàng văn minh Ai...