Hè gõ cửa, cẩn trọng các bệnh đe doạ nhan sắc chị em
Đối với các chị em phụ nữ, nắng được ví như kẻ thù của làn da. BSCKI. Đỗ Kim Anh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chỉ ra một số bệnh da liễu hay gặp nhất vào mùa hè:
Mùa hè là thời điểm rất dễ mắc các bệnh về da. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí cộng thêm một số tác động môi trường gây kích thích da, tạo nên những phản ứng không có lợi, da bị ngứa ngáy nhiều.
Đối với các chị em phụ nữ, nắng được ví như kẻ thù của làn da bởi nó là tác nhân gây lão hóa và gia tăng các vấn đề về da khác.
BSCKI. Đỗ Kim Anh – Khoa Da liễu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – chỉ ra một số bệnh da liễu hay gặp nhất vào mùa hè:
Mụn trứng cá: Mùa hè nắng nóng là nguyên nhân cho da tăng tiết mồ hôi và bã nhờn, khiến vi khuẩn P.acne dễ dàng xâm nhập vào lớp biểu bì, làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn và mụn sẽ có cơ hội biểu tình.
Phát ban do nhiệt: Dân gian thường gọi là hiện tượng rôm sảy. Các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn gây ra tình trạng phát ban và xuất hiện các nốt mụn li ti, ngứa ngáy.
Rôm sảy thường gặp ở trẻ em, là tình trạng da của bé nổi những nốt mẩn đỏ, có mụn nước trong, đôi khi có mụn mủ xen lẫn. Rôm sảy thường xuất hiện tại vị trí là các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán, mặt và cổ,…
Viêm nang lông: Là tình trạng viêm nhiễm ở phần nông của nang lông, gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: vùng da viêm bị ngứa, xuất hiện sẩn, mụn mủ, vết trợt do gãi.
Video đang HOT
Diễn biến viêm nang lông thường dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm. Nếu bạn không làm sạch da cẩn thận thì nang lông sẽ dễ bị bít tắc và nhiễm khuẩn.
Nấm da: Bệnh nấm da là loại bệnh nhiễm trùng da thường gặp mà nguyên nhân chủ yếu do khí hậu nóng ẩm hay vệ sinh da kém.
Chốc lở: Là một nhiễm khuẩn nông thường gặp ở da, đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong. Hầu hết trẻ bị chốc lở trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, số bệnh nhi tăng hơn khi vào mùa hè.
Viêm kẽ: Triệu chứng của viêm kẽ thường có ngứa rát, đỏ da, đau ở các nếp của cơ thể, nứt kẽ và thượng bì ướt, trợt ra. Có thể gặp ở người ra mồ hôi nhiều, béo phì, đái tháo đường, vệ sinh kém, tuổi cao…
Cháy nắng, sạm da, nám da: Xảy ra khi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không che chắn cẩn thận cho da. Nếu ánh nắng quá mạnh, bạn sẽ có thể bị cháy nắng và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Nám má cũng lan rộng, đậm hơn trong những ngày nắng nóng nếu bạn không sử dụng kem chống nắng, dụng cụ che nắng đúng cách.
Viêm ống tai: Nếu bạn thường xuyên bơi lội để giải nhiệt mùa hè thì có nguy cơ bị nhiễm trùng tai rất cao. Tình trạng nước vào tai quá nhiều và không được làm khô có thể khiến bạn bị viêm ống tai, gây ngứa rát liên tục.
Ngoài sử dụng kem chống nắng, cần tránh thức khuya, việc đi ngủ sớm giúp cơ thể đào thải được độc tố ra ngoài.
Nói không với cồn: Cồn hoặc chất kích thích khiến hệ nội tiết bị ức chế gây “mụn nhọt” đáng sợ.
Uống nhiều nước: Uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để thanh lọc và “hạ nhiệt” cho cơ thể.
Ăn trái cây giàu vitamin C: Hàm lượng vitamin C giúp làm sáng da, thải độc, mát gan, ngăn ngừa mụn hình thành.
Hạn chế đồ ngọt : cơ thể hấp thu nhiều đường sẽ khiến da dễ mọc mụn.
Giữ gìn làn da sạch: Đừng quên rửa mặt thật sạch 2 lần mỗi ngày để da của bạn luôn được thông thoáng và sạch sẽ.
Người thức khuya thường xuyên dễ gặp phải 3 vấn đề trên da, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo gan không ổn chút nào
Thức khuya là thói quen vô cùng xấu và nếu bạn gặp phải một trong ba vấn đề về da sau đây thì nên sửa ngay để tránh gây ảnh hưởng tới cơ quan gan.
1. Da nổi mụn
Gan là cơ quan có thể điều chỉnh sự cân bằng nội tiết trong cơ thể. Nếu bạn không đi ngủ đúng giờ, gan sẽ dần bị tổn thương và không thể hỗ trợ quá trình tiết estrogen giúp cân bằng nội tiết. Điều này có thể kích thích tuyến bã nhờn trên da và làm da nổi mụn nhiều hơn.
Để bảo vệ làn da của mình, ngoài đi ngủ đúng giờ thì bạn cũng cần nhớ rửa sạch mặt trước khi đi ngủ, đặc biệt không nên dùng điện thoại nhiều về đêm.
2. Da tái vàng
Màu da mặt bình thường sẽ có sắc độ hồng hào, tươi sáng nhưng nếu mắc bệnh về gan thì bạn lại không thể giữ được tình trạng da như vậy. Chính từ thói quen thức khuya thường xuyên khiến gan không được nghỉ ngơi đủ. Hậu quả là khiến làn da bị tái vàng do quá trình lưu thông máu bị đình trệ. Muốn cải thiện thì cách tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi đúng giờ và nói không với chuyện ngủ sau 10 giờ đêm.
3. Da bị ngứa ngáy
Khi bị ngứa da, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến nguyên nhân có thể là do dị ứng da hoặc bị muỗi đốt. Ngoài ra, người có bệnh về gan do thức khuya thường xuyên cũng dễ gặp phải tình trạng này nên bạn cần chủ động đi khám để phân biệt rõ nguyên nhân.
Thường thì ngứa da do dị ứng hoặc do muỗi đốt phần lớn sẽ biểu hiện trên bề mặt da với tình trạng sưng đỏ rõ rệt. Còn nếu là bệnh về gan thì phần lớn là do kích thích các đầu dây thần kinh và nhìn chung không có cảm giác đau cụ thể.
Các tổn thương ở gan sẽ gây sưng tấy, chèn ép các ống dẫn mật để vận chuyển mật ra ngoài, từ đó gây ứ mật và dễ kích thích các đầu dây thần kinh trên da, làm ngứa ngáy da.
Ngứa da mùa lạnh và cách xử trí Mùa đông ở nước ta thường kéo dài, độ ẩm không khí rất thấp, lượng tiết mồ hôi giảm vì vậy luôn khiến cho da chúng ta bị khô và nứt nẻ. Ngoài các nguyên nhân gây ngứa do viêm da như: mày đay, vẩy nến, á sừng, mụn nhọt... thì hiện tượng ngứa khi trời lạnh là do chức năng điều tiết...