Hệ điều hành Chrome vẫn hổng dù siêu bảo mật
Lần đầu tiên Google giới thiệu hệ điều hành Chrome, hãng này tỏ ra rất tin tưởng với nền tảng siêu bảo mật.
Trước đây, Google rất tự tin với nền tảng bảo mật của Chrome OS. (Nguồn: Internet)
Quả thực Google hoàn toàn có cơ sở để tự tin như vậy, bởi Chrome OS có cơ chế phòng chống tin tặc rất gắt gao.
Hệ điều hành này được thiết kế để tự động cài đặt vào ba phân vùng ổ cứng khác nhau, đó là một phân vùng Swap, một phân vùng người dùng đã được mã hóa và một phân vùng hệ điều hành gốc được thiết lập Read-Only (chỉ đọc, cấm ghi).
Video đang HOT
Tuy nhiên, mặc cho những nỗ lực bảo mật chặt chẽ như vậy, hai nhà nghiên cứu Kyle Osborn và Matt Johanson của Threat Research Center vẫn hack thành công Chrome OS.
Osborn và Johanson cho hay, họ dùng “thủ thuật tấn công dựa trên web” để vượt rào và truy cập vào Google Docs, danh bạ địa chỉ, cũng như các tin nhắn Google Voice và email.
Tại Hội nghị bảo mật Black Hat, hai nhà nghiên cứu trên đã chứng minh được việc xâm nhập Chrome OS dễ dàng như thế nào.
Trả lời về sự việc này, phát ngôn viên Google biện minh: “Chủ đề đó là ở lĩnh vực web, không phải là Chrome OS. Thiết bị Chromebook chạy Chrome OS đã được tăng cường bảo mật lên những mức độ mới thông qua nền tảng phần cứng có thiết kế an toàn.”./.
Theo TTXVN
Google gặp rắc rối pháp lý với máy tính Chromebook
Google đang gặp rắc rối pháp lý với tên gọi Chromebook, tên gọi loại laptop sử dụng hệ điều hành Chrome OS của Google, khi hãng công nghệ ISYS Technologies (Mỹ) cho rằng tên gọi này quá gần với một tên gọi khác mà hãng đã đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Theo đó, ISYS cho biết việc Google sử dụng tên gọi Chromebook cho các laptop sử dụng Chrome OS sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu "ChromiumPC", loại máy tính cá nhân sử dụng hệ điều hành ChromeOS mà ISYS đã đăng ký bảo hộ.
ISYS Technologies đã yêu cầu một sắc lệnh tạm thời từ tòa án để tạm ngưng việc quảng bá các sản phẩm liên quan đến Chromebook, bao gồm các hãng công nghệ có liên quan như Google, các nhà sản xuất như Acer, Samsung... và bao gồm các hãng bán lẻ Best Buy, Amazon.
Chromium PC, máy tính sử dụng ChromeOS của Google
Trong bản cáo trạng đưa lên tòa án, các luật sư đại diện của ISYS Technologies cho biết:
"Với việc sử dụng tên gọi Chromebook cho sản phẩm của mình, Google đã gây nên những thiệt hại không thể bù đắp được cho ISYS. ISYS muốn giải quyết nhanh các vấn đề, chấm dứt các nhãn hiệu Chromebook, cũng như yêu cầu một lệnh cấm đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Chromebook, để tránh gây nhầm lẫn với thương hiệu ChromiumPC của ISYS".
Ban đầu, Google muốn sử dụng tên gọi Speedbook cho máy tính sử dụng hệ điều hành ChromeOS của mình. Tuy nhiên, tên gọi này đã bị đăng ký thương hiệu của một hãng khác vào cuối năm 2010. Google sau đó đã đổi tên máy tính sử dụng Chrome OS của mình thành Chromebook.
ISYS cho rằng việc đổi tên gọi của Google được thực hiện một cách "bí mật" mà không có sự hay biết của ISYS, nên đã làm tổng hại đến thương hiệu của hãng.
Vụ kiện này tương tự như vụ kiện với thương hiệu Smartbook, tên gọi mà Qualcomm dự định đặt cho loại máy tính xách tay của hãng. Tuy nhiên, thương hiệu này đã bị hãng công nghệ Smartbook AG (Đức) dành lại, và đặt cho một loại laptop của hãng.
Hiện Google chưa đưa ra bình luận nào về vụ kiện cũng như chưa có yêu cầu nào từ phía toà án về việc ngăn cấm các sản phẩm mang thương hiệu Chromebook.
Theo Dân Trí
Asus úp mở về 3 thiết bị 'phá mọi quy luật' Hãng điện tử Đài Loan vừa đăng hình ảnh ẩn ý về loạt sản phẩm họ sẽ giới thiệu tại triển lãm Computex đầu tuần sau: một thiết bị kết hợp giữa tablet-smartphone, một netbook Eee PC và một máy tính bảng đột phá. Hình ảnh này được đăng trên Facebook của Asus có chú thích: "Máy tính bảng hay điện thoại?" với...