Hè của giáo viên – tất bật ùa về
Tùy theo đặc thù từng bậc học, cơ sở giáo dục… hoạt động trong hè của GV được đặt ra khác nhau. Bên cạnh số GV trở về với đồng ruộng, buôn bán, làm thêm cải thiện cuộc sống, không ít người lại bận rộn với việc trông thi, chấm thi, tập huấn bồi dưỡng; tự nghiên cứu cập nhật kiến thức…
GV tập trung vệ sinh trường lớp trước khi đón HS trở lại học tập.
Hè nhưng không nghỉ
Thầy giáo Hà Trần Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Khao Mang – huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) chia sẻ: Trong thời gian nghỉ hè, 3 cán bộ quản lý (hiệu trưởng và 2 hiệu phó) được cắt cử luân phiên trực trường (công văn, văn bản, bão lũ…). Nếu có biến động hay công việc gì của nhà trường, họ sẽ chủ động xử lý.
Còn với hơn 20 GV, nhân viên của trường trở về với gia đình cũng mỗi người mỗi việc. Người tăng gia, sản xuất thu hoạch vụ mùa, người chạy chợ, phụ hồ, thậm chí tranh thủ chạy xe máy, ô tô chở khách. Rời trường lớp, GV không nề hà với công việc vất vả khó khăn nhưng chính đáng nào để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Tuy nhiên, theo thầy Hà Trần Hồng, thời gian nghỉ hè thực tế của GV vùng cao chỉ khoảng 2 tháng. Từ 10 – 15/8 nhà trường có thể tập trung HS. Như vậy, GV sẽ phải nhập trường từ đầu tháng để cùng nhau dọn dẹp lại trường lớp và tham gia tập huấn chuyên môn trước khi bước vào năm học mới.
Cô giáo Lục Thị Loan -GV mầm non tại Trung Lý – Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết: Gia đình chồng ở Thường Tín (Hà Nội), việc dạy học chiếm phần lớn thời gian cho gia đình. Chính vì vậy, dịp nghỉ hè hàng năm tôi đều dành thời gian để kiểm tra, củng cố lại những kiến thức còn trống cho con đang học tiểu học. Đồng thời tranh thủ đưa con đi chơi, mua sắm đồ dùng học tập, quần áo… cho năm học mới. Ngoài ra, cô Loan cũng như nhiều GV khác, khi rời phấn trắng bảng đen… trở về với gia đình đều có thể “nhập cuộc nhà nông” ra đồng thu hoạch, phơi tuốt lúa, trồng trọt, tăng gia chuồng trại.
Nhiều GV công tác xa nhà cũng chia sẻ: Mỗi năm chỉ 2 dịp Tết và hè họ mới có nhiều thời gian cho gia đình. Chính vì vậy, các nam GV thường tập trung tu sửa lại nhà cửa cho bố mẹ vợ con, làm những công việc nặng nhọc nhất. Nữ GV quan tâm chăm sóc về tinh thần. Họ cũng dành thời gian nhất định để cập nhật, tự học nâng cao kiến thức chuyên môn.
Video đang HOT
Đối với nhiều GV bậc THPT, thời gian làm công tác ôn luyện, tập huấn thi, chấm và trông thi cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia cũng lấy đi không ít thời gian của họ.
Chuẩn bị cho năm học mới
Nhiều quản lý nhà trường chia sẻ, với đặc thù công việc và những yêu cầu riêng nên họ gần như không nghỉ hè. Một mặt vẫn phải trực trường, mặt khác khi HS bước vào nghỉ hè sẽ là thời điểm thuận tiện để tiến hành sửa chữa, xây dựng theo kế hoạch đã định. Nhiều trường lại gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất để đón nhận danh hiệu trường chuẩn, kỷ niệm ngày thành lập… trong năm mới. Đặc biệt, năm học 2019 – 2020, đa số các trường TH trên toàn quốc bước vào quá trình hoàn tất các điều kiện thực hiện CTGDPT mới cho năm sau. Hàng loạt các công việc được nhà trường chú trọng như: Sắp xếp lại mạng lưới trường lớp; đầu tư xây mới, sửa chữa cơ sở vật chất; chuẩn bị bồi dưỡng GV; bổ sung số lượng đội ngũ…
Cô Dương Thị Huyền – Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Thanh Vân – Quản Bạ (Hà Giang) chia sẻ: Các nhà tài trợ giúp đỡ xây dựng lại lớp học và một số hạng mục… cho điểm trường Làng Tấn 2. Công trình đã triển khai và đang trong giai đoạn thi công gấp rút để kịp hoàn thiện đón HS trở lại lớp trong năm học mới. Vì vậy, dù đã bước vào nghỉ hè nhưng BGH thay nhau có mặt tại công trình để cùng giám sát, động viên và hỗ trợ khi cần thiết. Hè này, BGH và GV dẫu vất vả hơn nhưng ai cũng sẵn sàng để HS có cơ hội học tập trong điều kiện tốt nhất.
Thầy Phạm Xuân Thảo – Hiệu trưởng Trường THPT A Túc – Hướng Hóa (Quảng Trị) cho biết: Công tác bồi dưỡng GV trong dịp hè luôn được nhà trường quan tâm. Khi Sở GD&ĐT có lịch bồi dưỡng sẽ lập tức phổ biến tới từng GV để chủ động tham gia đầy đủ. Mặc dù, đa số GV của trường đều ở xa, vượt rừng cả 100km… để tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nhưng BGH quán triệt thực hiện nghiêm túc để đạt chất lượng, hiệu quả thực. Nhiều năm nay do làm tốt công tác bồi dưỡng GV trong hè mà chuyên môn chung của đội ngũ GV nâng lên đáng kể. Đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục. Tỉ lệ HS tốt nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước.
“Chúng tôi luôn quán triệt, phân tích để mỗi GV nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm khi tham gia bồi dưỡng chuyên môn. Đến nay bất kỳ GV nào được nhà trường cử đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ”, thầy Phùng Thế Tùng – Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH Tả Gia Khâu (Lào Cai) tâm sự.
Mùa hè với GV không thể coi như mùa nhàn nhã, nghỉ ngơi hoàn toàn. Tạm rời xa HS, trường lớp… GV vẫn thực hiện hàng loạt những công việc để chuẩn bị bước vào năm học mới.
Đức Trí
Theo GDTĐ
Có nhà công vụ, giáo viên an tâm đứng lớp
San sẻ khó khăn với các giáo viên đang công tác ở vùng sâu - vùng xa, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây mới, sửa chữa nhiều nhà công vụ, giúp họ có nơi ăn chốn ở ổn định
Với chủ đề "Mỗi Công đoàn cơ sở - Một lợi ích đoàn viên", trong Tháng Công nhân năm 2019, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hướng về đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, chương trình xây mới, sửa chữa các dãy nhà nội trú cho giáo viên (GV) được luôn được chú trọng và quan tâm một cách đặc biệt.
Vượt khó gieo chữ
Hơn 10 năm qua, thầy giáo Đinh Trung Kiên (quê huyện Minh Hóa) vẫn miệt mài gieo từng con chữ cho học sinh ở Trường Tiểu học Quảng Minh A (xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn). Khoảng cách từ nhà đến nơi công tác hơn 120 km nên thầy Kiên gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là nơi ăn chốn ở.
Trường không có nhà công vụ cho GV nên thầy và nhiều đồng nghiệp phải chật vật tìm chỗ thuê trọ. Hơn 10 năm công tác tại đây, thầy không nhớ đã thay đổi chỗ ở không biết bao nhiêu lần. Quảng Minh là xã nằm cách xa trung tâm thị xã Ba Đồn, thuộc xã đặc biệt khó khăn. Xã có 3 điểm trường nhưng đều chưa có nhà công vụ. Trong khi đó, tại địa bàn này, số lượng GV ở các nơi xa đến công tác khá đông nên nhu cầu về nhà ở thiếu thốn, chật vật. Còn cô Nguyễn Thị Huyền (ngụ TP Đồng Hới) ra công tác tại Trường THCS Quảng Minh cũng gần 10 năm nay. "Tôi đã quen với cảnh thuê nhà dân để ở, vì chồng làm ăn xa nên phải mang theo 2 con nhỏ ra đây tiện chăm sóc. Đồng lương GV không đáng là bao, cộng với khoản tiền nuôi 2 cháu nên cuộc sống vất vả lắm. Do trường không có nhà công vụ nên vấn đề sinh hoạt gặp nhiều khó khăn" - cô Huyền nói.
LĐLĐ tỉnh Quảng Bình bàn giao nhà nội trú cho giáo viên Trường Mầm non xã Hương Hóa
Tương tự, xã Hương Hóa nằm ở vùng miền núi huyện Tuyên Hóa, do địa bàn miền núi nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, điều kiện ăn ở, dạy và học cho GV, học sinh gặp vô vàn khó khăn. "Các GV rất vất vả, không có nhà công vụ nên anh chị em phải đi tìm nhà dân thuê. Dù vậy các GV vẫn rất nỗ lực công tác" - cô Phạm Thị Thanh Tuyền, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hương Hóa, chia sẻ.
An cư mới công tác lâu dài
Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các GV và nhận thấy việc xây dựng các khu nhà nội trú cho GV là nhu cầu cấp thiết, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã đầu tư sửa chữa và xây mới nhiều nhà công vụ.
Tại các điểm trường xã Quảng Minh, giữa tháng 6 vừa qua, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã tổ chức khánh thành và bàn giao dãy nhà công vụ cho GV. Nhà công vụ có quy mô 4 phòng ở kiên cố, 3 phòng vệ sinh và 1 phòng tắm. Mặc dù số phòng còn chưa nhiều nhưng trước mắt, các trường sẽ ưu tiên bố trí những GV có hoàn cảnh khó khăn và ở xa để họ tiện sinh hoạt và công tác. Đây là tin vui cho các GV trước thềm năm học mới. Thầy giáo Trần Võ Tứ, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Quảng Minh, cho hay sau khi bàn giao nhà công vụ cho GV, trường đã ưu tiên bố trí cho các trường hợp có nhà ở xa đến ở.
Trước đó không lâu, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình phối hợp UBND huyện Tuyên Hóa cũng đã đưa vào hoạt động nhà nội trú cho GV đang công tác tại Trường THCS và Trường Mầm non xã Hương Hóa với tổng mức đầu tư 1,2 tỉ đồng. Trong đó 35% từ nguồn vốn đối ứng của huyện.
Xúc động trước sự quan tâm và chia sẻ của tổ chức Công đoàn và chính quyền địa phương, cô Phạm Thị Thanh Tuyền bày tỏ: "Nhờ sự hỗ trợ này, trường có được dãy nhà công vụ giúp GV có nơi ở khang trang sạch đẹp, yên tâm công tác. Ban giám hiệu và tập thể GV cam kết sẽ luôn giữ gìn, sử dụng công trình đúng mục đích".
Gần đây nhất, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình cũng đã hỗ trợ 100 triệu đồng để sửa chữa lại nhà công vụ cho GV Trường THCS số 2 Quảng Châu, huyện Quảng Trạch. Cô Trần Thị Thúy, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS số 2 Quảng Châu, vui mừng chia sẻ: Khu nội trú cũ có 6 phòng nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng, gây bất tiện cho cho GV trong sinh hoạt. Với sự hỗ trợ kịp thời của LĐLĐ tỉnh Quảng Bình, nhà công vụ đã được nâng cấp khang trang hơn, giúp đội ngũ GV an tâm bám lớp, bám trường.
Ông Nguyễn Lương Bình, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Bình:
Thoát cảnh ăn nhờ, ở đậu
Hai năm qua, LĐLĐ tỉnh đã đầu tư xây dựng 7 dãy nhà nội trú cho GV và công nhân ở vùng sâu, vùng xa, giúp họ có nơi ăn chốn ở để yên tâm công tác và cống hiến sức mình cho sự nghiệp trồng người. Năm học mới này, các GV ở xa sẽ không còn cảnh ở nhờ, ở đậu. Không chỉ bố trí chỗ ở, nhà công vụ còn có nhà ăn cho GV. Hy vọng với sự quan tâm kịp thời của chính quyền địa phương và Công đoàn tỉnh, những ngôi nhà công vụ khang trang, sạch đẹp này sẽ là niềm động viên, khích lệ lớn, giúp các GV vùng xa yên tâm công tác.
Theo nguoilaodong
Phụ huynh đừng so sánh con mình với 'con nhà người ta' Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với cô giáo Hồ Thị Hương - Trường THCS Quỳnh Thiện (thị xã Hoàng Mai) giáo viên chủ nhiệm của Thủ khoa Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2019. Áp lực phải khuyến khích được học trò P.V: Chào chị, xin chúc mừng chị và nhà trường với kết quả ấn tượng ở Kỳ thi...