HCMUTE: Nhiều thành công trong thí điểm tự chủ đại học

Theo dõi VGT trên

Sáng 5/10, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) tổ chức lễ khai giảng năm học mới (2019-2020) và kỷ niệm 57 năm thành lập trường (05/10/1962 – 05/10/2019). Dịp này, nhà trường chào đón hơn 5000 tân sinh viên khóa 2019.

HCMUTE: Nhiều thành công trong thí điểm tự chủ đại học - Hình 1

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE trao học bổng cho tân SV đạt thành tích cao

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE, chỉ sau 2 năm thực hiện thí điểm tự chủ với ngân sách tự có tăng 25%, thu nhập bình quân tăng 150%, quỹ học bổng và hỗ trợ SV tăng 300%, kinh phí dành cho đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành thí nghiệm tăng 400%.

Nhà trường tiếp tục đi đầu trong đổi mới GDĐH, là trường ĐH đầu tiên có Trung tâm dữ liệu lớn và Hệ thống giáo dục trực tuyến UTEx, bước đầu đề xuất ý tưởng ĐH sẻ chia – nền tảng để xây dựng trường đại học thông minh theo chủ đề năm học 2019 – 2020: “HCMUTE 4.0″.

HCMUTE: Nhiều thành công trong thí điểm tự chủ đại học - Hình 2

Nhà trường tặng hoa cám ơn các doanh nghiệp

Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng nhà trường cũng chia sẻ trong năm học 2018 – 2019, HCMUTE đã áp dụng mô hình “Learning by making” vào chương trình đào tạo ở hầu hết các ngành, đồng thời đẩy mạnh và tạo điều kiện phát triển ý tưởng sáng tạo trong sinh viên bằng nhiều hình thức. Kết quả gặt hái nhiều thành tựu: giải nhất NCKH sinh viên, trường duy nhất có 2 đội SV lọt vào chung kết cuộc thi sáng tạo cho SV khu vực do Chính phủ Singapore tổ chức.

HCMUTE: Nhiều thành công trong thí điểm tự chủ đại học - Hình 3

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE tặng hoa chúc mừng “Đại sứ Sinh viên SPKT” – Hoa hậu Việt Nam 2018 – Trần Tiểu Vy

Trong năm học vừa qua, nhà trường cũng đã xây dựng Trung tâm nghề nghiệp, làm cầu nối thông tin việc làm giữa SV và doanh nghiệp. Công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường tiếp tục dẫn đầu với 11 CTĐT được đánh giá đạt chuẩn chất lượng quốc tế theo chuẩn AUN-QA, hướng đến đánh giá cấp cơ sở giáo dục theo AUN-QA trong năm 2020.

Trường đã ươm mầm đam mê STEM cho HS THPT với 3 kỷ lục: Lần đầu tiên tổ chức Trại hè Sáng tạo Kỹ thuật cho 30 học sinh THPT; Trường ĐH đầu tiên tặng thiết bị và thành lập 30 CLB STEM kết hợp Talkshow “Chọn ngành trong kỷ nguyên số”; Trường đầu tiên hỗ trợ Quỹ phát triển các trường THPT…

“Công tác tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp của trường thành công nhờ các hình thức tư vấn đa dạng, sáng tạo với ngày mở, tư vấn xuyên đêm… thu hút gần 60 ngàn nguyện vọng đăng ký vào trường, giup trường tuyển đủ chỉ tiêu với điểm chuẩn khá cao, 5 ngành có điểm chuẩn cao nhất phía Nam, đặc biệt là ngành AI (Ro bot & trí tuệ nhân tạo)…” – PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

Trong năm học 2019 – 2020 với chủ đề: “HCMUTE 4.0″, HCMUTE tiếp tục mong muốn mang đến chất lượng đào tạo tốt nhất, phù hợp với nhu cầu xã hội, một môi trường làm việc và học tập đầy tính nhân bản, sáng tạo và đặc biệt là tiếp cận với cuộc cách mạng số 4.0, giup thương hiệu của nhà trường vươn xa hơn nữa.

Dịp này nhà trường cũng công bố tiếp nhận tài trợ học bổng và trang thiết bị từ các doanh nghiệp với tổng trị giá 8,625 tỷ đồng. Đồng thời, nhà trường công bố chọn Gương mặt thương hiệu “Đại sứ Sinh viên SPKT” kể từ năm học này là Hoa hậu Việt Nam 2018 – Trần Tiểu Vy – SV năm thứ 2 chương liên kết đào tạo giữa HCMUTE và ĐH Sunderland (Vương quốc Anh).

Video đang HOT

Công Chương

Theo GDTĐ

Mở đường cho nhiều "trường đại học" lên "đại học"

Một số trường đại học "lớn" đang hoàn thiện đề án nâng cấp, chờ nghị định hướng dẫn thực thi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018 để cắt bỏ chữ "trường", vươn thành "đại học"

Tăng trưởng số lượng trường đại học: Cán đích sớm

Năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định 37 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng (224 trường đại học và 236 trường cao đẳng).

Con số này đã "cán đích sớm". Năm 2018, cả nước đã có 236 trường đại học, học viện (không tính các trường thuộc khối an ninh- quốc phòng), theo số liệu theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của TƯ Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Mở đường cho nhiều trường đại học lên đại học - Hình 1


Sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) (Ảnh: Thanh Tùng)


Trong số này, một số trường đại học được tổ thức theo mô hình "đại học", trực thuộc 2 đại học quốc gia HN, TP.HCM và 3 đại học vùng: Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng. Các trường đại học hầu như đều thuộc một cơ quan chủ quản là các bộ, ngành, đoàn thể...

Đại học có trước, luật bước theo sau

Theo quy định mới nhất ở Điều 7, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018, cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng, sự khác biệt về đại học và trường đại học không chỉ là tên gọi mà còn đi kèm theo là cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Ông cho biết, khi các ĐH quốc gia ra đời cách đây hơn 20 năm đã có sự tranh luận về vấn đề này. Cuộc tranh luận này tiếp tục kéo dài đến nay.

"Đầu những năm 90 thế kỷ trước, Nghị quyết 05 của Hội nghị lần thứ 4 của Trung ương Đảng khóa 7 (tháng 6/1993) đặt ra một số nhiệm vụ trong đó có "xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia", "xây dựng một số cơ sở mạnh đảm nhận các nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm", và "xây dựng các trung tâm khoa học vùng".


Để hiện thực hóa các nhiệm vụ này, các đại học quốc gia và đại học vùng (không có chữ trường trước cụm từ đại học) đã lần lượt được thành lập từ cuối năm 1993 trên cơ sở "tổ chức, sắp xếp lại" các trường đại học đã có".

Từ năm 1994 đến 1997 các cơ sở đại học trên đã ra đời, nhưng mãi đến năm 2009 tên gọi "đại học" mới chính thức được "luật hoá" trong Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung cho Luật Giáo dục 2005.

"Cụ thể, tại điều 42 khoản b quy định các cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học, học viện, nhưng oái ăm thay ngay sau định nghĩa này lại quy định gọi chung là trường đại học"- ông Nghĩa nói.

Đến năm 2012, Luật Giáo dục đại học ra đời quy định rõ hơn các khái niệm, mô hình và cơ chế hoạt động của các đại học quốc gia, đại học vùng. Cụ thể tại điều 7 khoản c của luật này đã chính thức đưa ĐH quốc gia, ĐH vùng vào hệ thống giáo dục quốc dân và cũng quy định gọi chung là đại học (không còn chữ trường ở trước). Đặc biệt, có hẳn riêng điều 8 nói về đại học quốc gia với cơ chế hoàn toàn khác với việc bổ nhiệm lãnh đạo của các đại học vùng và các trường đại học.

Cho đến năm 2018, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung 2018 (Luật số 34) vẫn giữ điều 8 quy định riêng cho đại học quốc gia; đồng thời đưa thêm nhiều định nghĩa và giải thích rất chi tiết cho các vấn đề đang tranh cãi như đại học, trường đại học, học viện, đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, thậm chí cả khái niệm trường trong trường đại học (điều 4). Luật mới này có hiệu lực từ 1/7/2019, các văn bản hướng dẫn thực thi đang được hoàn thiện.

Sẽ có thêm nhiều đại học

Đây là điều có thể thấy trước bởi việc sửa luật giáo dục đại học sẽ mở đường cho chuyển đổi mô hình trường đại học, nhất là trong bối cảnh các nhà làm chính sách đang nỗ lực tháo gỡ cơ chế "bộ chủ quản" với mục tiêu tăng tự chủ đại học.

Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, các đơn vị trong trường ĐH khi chuyển thành ĐH phải có năng lực tự chủ cao hơn, năng lực quản trị, quản lý của cả trường và từng đơn vị phải tốt và hiệu quả hơn. Về nguyên tắc sau khi chuyển đổi chất lượng đào tạo của toàn "đại học" phải được nâng cao trên cơ sở phát huy nguồn lực dùng chung của để đào tạo và nghiên cứu liên ngành; đủ để thực hiện sứ mệnh của ĐH là giải quyết những nhiệm vụ lớn để phục vụ cộng đồng, vùng và đất nước... Hiện nay, nghị định hướng dẫn chi tiết thực hiện luật mới này đang tiến hành những thủ tục cuối cùng để ban hành.

Tại Hà Nội, có trường đại học quy mô đào tạo lớn và tuổi đời hơn nửa thế kỷ đã thành lập, nâng cấp các phòng phòng, khoa thành viện để đón đầu sự chuyển đổi này. Ở TP.HCM Trường ĐH Y dược TP.HCM đã xây dựng đề án phát triển từ "trường" lên "đại học" từ 1 năm nay.

Mở đường cho nhiều trường đại học lên đại học - Hình 2


Hiện nay có những trường ĐH nhưng không để tên "trường" ở biển hiệu (dù trong con dấu có chữ "trường"-ĐH Bách khoa Hà Nội.

Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (1 cơ sở chính ở TP.HCM và 2 phân hiệu Gia Lai, Ninh Thuận) cũng đã vạch ra định hướng chiến lược phát triển lâu dài theo các giai đoạn khác nhau.

Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, dự tính bộ máy tổ chức của trường được sắp xếp lại theo hướng 3 cấp gồm trường ĐH/University - College - bộ môn/ Department, để tăng cường chủ động của các đơn vị, tăng hiệu quả và chất lượng đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Mục tiêu của trường là trở thành đại học với 4 trường thành viên (college) gồm: Trường nông nghiệp (College of agriculture), Trường công nghệ (College of technology), Trường kinh tế và phát triển (College of economics and development), Trường khoa học (College of science). Ngoài ra, còn có Viện Sau ĐH (College of graduate) Trung tâm đào tạo quốc tế và nghiên cứu công nghệ cao (School of international training and advanced technology research).

Trường ĐH Khoa học Khoa học xã hội và Nhân văn, một cơ sở thành viên của ĐH quốc gia TP.HCM thậm chí còn trình đề án nâng cấp 2 khoa Giáo dục và Ngoại ngữ thành Trường Giáo dục và Trường ngoại ngữ; theo kiểu "trường trong trường trong đại học".

Ông Lê Vinh Danh, hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho hay, từ năm 2007 đã chọn "đi theo con đường đại học nghiên cứu" và theo huớng này thì sẽ không còn "trường" mà sẽ là "đại học".

"Dứt khoát phải đổi tên trường đại học thành đại học, và trong đại học sẽ có trường nhóm ngành (college) và trường đơn ngành (school)", ông Danh khẳng định.

Ông Danh cho rằng, Luật và Nghị định 73 đã quy định việc phân tầng cơ sở giáo dục đại học thì cứ vậy mà thực hiện, nhưng khi làm sẽ có nhiều vấn đề phải lưu tâm.

Đầu tiên, cần biết là nước ngoài không phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo cách hành chính, cơ học mà chủ yếu dùng chính sách tài chính hay đầu tư nhà nước để định hướng cho các cơ sở giáo dục đại học chọn đường phát triển theo ý đồ của Nhà nước.

Như vậy, chính sách phân tầng cần phải mềm dẻo và sử dụng đầu tư nhà nước như công cụ chính, chứ không nên máy móc hoặc hành chính hóa nhiều".

Thứ hai, trong quá trình phân tầng, một số quốc gia như Pháp, Hà Lan, châu Á chủ yếu dùng đầu tư của Nhà nước và chính sách miễn học phí để thu hút các đại học tự nguyện đi theo; cũng như tạo điều kiện cho đại học có thể thu hút đủ người học".

Bên cạnh đó, còn tùy theo nhu cầu của thị trường nhân lực mà quyết định phát triển theo con đường đại học nhóm nào.

"Cũng lưu ý rằng ngay cả đại học nghiên cứu vẫn có các school hoặc college đi theo con đường khoa học ứng dụng và có đơn vị đi theo hướng đào tạo nghề nghiệp. MIT là đại học nghiên cứu lừng danh, mỗi năm công bố một khối lượng công trình nghiên cứu trên ISI gấp nhiều lần số lượng công bố của cả Việt Nam, nhưng vẫn có ngành đào tạo Kỹ sư nấu bếp. Không có đại học nào 100% là đại học nghiên cứu hoặc 100% là đại học khoa học ứng dụng mà không đào tạo tiến sĩ và làm nghiên cứu".- ông Danh nói.

Trường nào cũng muốn lên, cái danh còn ý nghĩa?

Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, mô hình hệ thống giáo dục đại học chia thành 3 cấp: đại học, trong đại học có trường đại học, trong trường đại học có trường... là rối rắm.

"Những đại học hiện tại như đại học quốc gia vừa có khoa trực thuộc trường đại học, vừa có khoa trực thuộc đại học. Khoa thuộc đại học thì không có con dấu, khi người học tốt nghiệp sẽ do đại học cấp bằng. Tức là đại học cũng cấp bằng, trường đại học cũng cấp bằng. Chưa kể, đại học vừa quản lý khoa như một trường đại học, và vừa quản lý trường ĐH như một đơn vị chủ quản".

Ông Tùng cho hay khi trường đại học nâng cấp lên đại học thì các trưởng khoa sẽ có cơ hội nâng cấp thành các hiệu trưởng, và hiệu trưởng thì có thể thành giám đốc, tuy nhiên việc thay đổi chức danh không quan trọng bằng thay đổi chất lượng.

"Theo luật cũ, đại học là tập hợp các trường đã có. Còn theo luật mới, đại học có thể do nhiều trường gộp lại; cũng có thể một trường đại học tái tổ chức các khoa thành các trường và nâng cấp lên; kể cả trường công hay tư. Câu hỏi đặt ra là chuyển thành đại học sẽ mang lại lợi ích gì cho người học. Hiện nay, dường như nhiều trường muốn chuyển thành đại học và cho rằng như vậy là lớn hơn. Nhưng cái tên không quyết định việc lớn hay nhỏ. E rằng khi có nhiều ĐH ra đời thì chữ ĐH cũng không còn ý nghĩa nhiều nữa - ông Tùng nhìn nhận.

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhìn nhận, các trường ĐH Việt Nam đa phần là trường đơn ngành, theo mô hình của Liên Xô cũ nên không thể phát triển theo hướng xuyên ngành, đa ngành trong kỷ nguyên số. Trường đơn ngành đã không còn phù hợp nên không thể đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện nay và tương lai. Trong khi việc chuyển đổi đơn ngành sang đa ngành ở Liên Xô và Trung Quốc thực hiện bằng cách sáp nhập nhiều trường đại học thành đại học thì ở Việt Nam lại làm ngược là kêu gọi thành lập "trường trong trường" để "lên đại học".

Ông Dũng khẳng định, xu thế quản trị đại học là sẻ chia, do vậy có thể các trường đơn ngành sẽ ghép lại với nhau thành đại học.

Lê Huyền

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Xôn xao clip cô giáo mầm non lôi bé 22 tháng tuổi vào góc khuất camera, diễn biến sau đó càng xem càng phẫn nộXôn xao clip cô giáo mầm non lôi bé 22 tháng tuổi vào góc khuất camera, diễn biến sau đó càng xem càng phẫn nộ00:30Kinh hoàng clip xe máy chở đôi nam nữ "lao như tên bắn" vào nhà sàn, dân mạng đổ dồn sự chú ý vào tình trạng của cô gáiKinh hoàng clip xe máy chở đôi nam nữ "lao như tên bắn" vào nhà sàn, dân mạng đổ dồn sự chú ý vào tình trạng của cô gái00:17Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!01:09Tiểu thư Doãn Hải My bị toxic khắp cõi mạng sau video bắt trend hát tiếng Anh hút 24 triệu views chỉ vì lý do nàyTiểu thư Doãn Hải My bị toxic khắp cõi mạng sau video bắt trend hát tiếng Anh hút 24 triệu views chỉ vì lý do này00:27Cười chảy nước mắt clip bố mặc váy dạy "công dung ngôn hạnh" cho con gái, thông minh, hiệu quả khối mẹ phải chào thuaCười chảy nước mắt clip bố mặc váy dạy "công dung ngôn hạnh" cho con gái, thông minh, hiệu quả khối mẹ phải chào thua00:52Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!01:30Nghe cái cách em bé này nói chuyện, đầy người lớn phải thốt lên "trời ơi con còn trưởng thành hơn cả cô chú nữa"Nghe cái cách em bé này nói chuyện, đầy người lớn phải thốt lên "trời ơi con còn trưởng thành hơn cả cô chú nữa"01:09Clip: Người phụ nữ lưng trần, chạy xe máy như diễn xiếc giữa phố Sài GònClip: Người phụ nữ lưng trần, chạy xe máy như diễn xiếc giữa phố Sài Gòn00:28Video kinh hoàng ghi lại khoảnh khắc mái hộp đêm bị sập khiến ít nhất 184 người thiệt mạng: Người sống sót cho biết "Giống như một cơn sóng thần"Video kinh hoàng ghi lại khoảnh khắc mái hộp đêm bị sập khiến ít nhất 184 người thiệt mạng: Người sống sót cho biết "Giống như một cơn sóng thần"01:00Người phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nàoNgười phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nào00:11Sau kẹo Kera, Hằng Du Mục có khả năng "thêm tội", mẹ Quang Linh lọt "tầm ngắm"?Sau kẹo Kera, Hằng Du Mục có khả năng "thêm tội", mẹ Quang Linh lọt "tầm ngắm"?03:26

Tin đang nóng

Camera an ninh ghi lại cảnh 1 đôi Vbiz hôn nhau giữa phố, 2 em bé đứng bên cạnh có hành động khó ngờCamera an ninh ghi lại cảnh 1 đôi Vbiz hôn nhau giữa phố, 2 em bé đứng bên cạnh có hành động khó ngờ
07:27:26 17/04/2025
Thiếu soái đẹp nhất Trung Quốc khiến hội chị em ngất lên ngất xuống: Lần đầu làm chuyện ấy gây sốt MXHThiếu soái đẹp nhất Trung Quốc khiến hội chị em ngất lên ngất xuống: Lần đầu làm chuyện ấy gây sốt MXH
05:51:58 17/04/2025
9 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất Việt Nam: Lan Ngọc chỉ xếp thứ 3, hạng 1 không có đối thủ suốt 12 năm9 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất Việt Nam: Lan Ngọc chỉ xếp thứ 3, hạng 1 không có đối thủ suốt 12 năm
05:53:24 17/04/2025
Chân dung bác sĩ Tuyên Quang khiến hội chị em thốt lên: "Không cần gây mê, em tự mê"Chân dung bác sĩ Tuyên Quang khiến hội chị em thốt lên: "Không cần gây mê, em tự mê"
07:21:22 17/04/2025
"Tân nương dị vực" đẹp phong thần ở phim mới: Nhan sắc động lòng người, nói visual top đầu Trung Quốc cấm có sai"Tân nương dị vực" đẹp phong thần ở phim mới: Nhan sắc động lòng người, nói visual top đầu Trung Quốc cấm có sai
05:52:27 17/04/2025
Doãn Quốc Đam đính chínhDoãn Quốc Đam đính chính
06:26:10 17/04/2025
Chủ tịch nước chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụChủ tịch nước chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ
07:17:28 17/04/2025
Đạo diễn 'Ở nhà một mình' không cắt vai của ông Trump vì sợ bị trục xuấtĐạo diễn 'Ở nhà một mình' không cắt vai của ông Trump vì sợ bị trục xuất
08:19:03 17/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mèo Vạc, điểm hẹn du lịch trên Cao nguyên đá

Mèo Vạc, điểm hẹn du lịch trên Cao nguyên đá

Du lịch

08:45:56 17/04/2025
BHG - Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc chắc hẳn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ du khách nào đam mê xê dịch .
Lịch thi đấu LCP 2025 Mid Season mới nhất: Nóng bỏng đại chiến VCS ngay tuần mở màn

Lịch thi đấu LCP 2025 Mid Season mới nhất: Nóng bỏng đại chiến VCS ngay tuần mở màn

Mọt game

08:31:40 17/04/2025
Tuần mở màn của LCP 2025 Mid Season hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn với những trận đấu căng thẳng của các đại diện VCS. Đại chiến VCS ngay tại tuần mở màn LCP 2025 Mid Season
"Minh tinh bi thảm nhất showbiz" hé lộ tình trạng gia đình Từ Hy Viên: Chồng và em gái ra sao sau 2 tháng mất mát?

"Minh tinh bi thảm nhất showbiz" hé lộ tình trạng gia đình Từ Hy Viên: Chồng và em gái ra sao sau 2 tháng mất mát?

Sao châu á

08:25:15 17/04/2025
Bạch Băng Băng cho biết bà mới trò chuyện cùng mẹ Từ Hy Viên, hé lộ tình trạng của các thành viên gia đình sau khi nữ diễn viên ra đi hơn 2 tháng.
Ngoại trưởng và Đặc phái viên Mỹ đến châu Âu đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

Ngoại trưởng và Đặc phái viên Mỹ đến châu Âu đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

Thế giới

08:22:53 17/04/2025
Vòng đối thoại lần này diễn ra giữa lúc chính quyền Tổng thống Trump đang có những bước đi đầu tiên nhằm kiểm tra khả năng đạt được một thỏa thuận lâu dài với Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Teheran.
Johnny Depp gây xôn xao với hình ảnh khác lạ

Johnny Depp gây xôn xao với hình ảnh khác lạ

Hậu trường phim

08:19:27 17/04/2025
Johnny Depp chính thức đánh dấu sự trở lại với bộ phim kinh dị Day Drinker do Marc Webb đạo diễn, phát hành bởi hãng Lionsgate.
Sau "Nấu ăn cho em", PiaLinh thay đổi phong cách

Sau "Nấu ăn cho em", PiaLinh thay đổi phong cách

Nhạc việt

08:17:37 17/04/2025
Hợp tác cùng rapper Đen trong sản phẩm âm nhạc nổi tiếng Nấu ăn cho em giúp nữ ca sĩ sinh năm 2004 có bước đột phá trong hoạt động nghệ thuật.
Chân tướng 'tú ông' và dàn nữ thư ký điều hành mạng lưới 300 gái mại dâm

Chân tướng 'tú ông' và dàn nữ thư ký điều hành mạng lưới 300 gái mại dâm

Pháp luật

08:15:50 17/04/2025
Trong mạng lưới 300 gái mại dâm và gần 15.000 thành viên trên hội nhóm kín, tú ông Nguyễn Trương Anh Tuấn cùng dàn nữ thư ký điều hành thu của gái mại dâm 500.000 đồng - 2 triệu đồng/tháng, thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng.
Ngắm chiếc đồng hồ "lạ" nhất thế giới có giá 85 tỷ đồng, ai sẽ mua?

Ngắm chiếc đồng hồ "lạ" nhất thế giới có giá 85 tỷ đồng, ai sẽ mua?

Lạ vui

08:10:40 17/04/2025
Một chiếc đồng hồ thoạt nhìn như cái tủ nhưng lại có độ chính xác cao nhất thế giới, với sai số chỉ một giây trong vòng 10 tỷ năm khiến nhiều người tò mò.
Honor ra mắt smartphone giống iPhone với pin khủng 8.000 mAh

Honor ra mắt smartphone giống iPhone với pin khủng 8.000 mAh

Đồ 2-tek

08:08:09 17/04/2025
Honor vừa chính thức giới thiệu Honor Power, chiếc smartphone đầu tiên trong dòng sản phẩm Power của hãng, tại thị trường Trung Quốc.
Sự trùng hợp trong các bài đăng ẩn danh về suất ăn bán trú ở Đà Nẵng, cần xác minh động cơ

Sự trùng hợp trong các bài đăng ẩn danh về suất ăn bán trú ở Đà Nẵng, cần xác minh động cơ

Netizen

08:07:15 17/04/2025
Những thông tin về suất cơm bán trú nghèo nàn , không đủ dinh dưỡng trong các trường học ở Đà Nẵng khiến dư luận không khỏi xôn xao thời gian qua.
Pin lỏng có thể định hình lại thế giới thiết bị thông minh

Pin lỏng có thể định hình lại thế giới thiết bị thông minh

Thế giới số

08:01:42 17/04/2025
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Linkping (Thụy Điển) đã phát triển một loại pin mềm dẻo với kết cấu giống như kem đánh răng, có khả năng uốn cong và tạo hình linh hoạt.