Hãy yêu thương mẹ cha ngay khi có thể
Suốt từng ấy năm tháng, chỉ có cha mẹ là người luôn dõi theo con, luôn lo lắng cho con, làm mọi việc vì con mình… Còn chúng ta, vì quá bận bịu, mải mê với cuộc sống mà chợt quên đi điều gì đó…
Mỗi sáng thức dậy, đứng trước gương, có thể vui mừng vì thấy hôm nay mình xinh hơn, đẹp hơn. Đôi khi, có thể buồn một chút, nhưng chỉ là một chút thôi, vì hôm nay mình có thêm một cái mụn, hay hôm nay sao mắt mình thâm quầng thế… Nhưng đã bao giờ, ta thử dừng lại và nhìn vào cha mẹ của mình, để nhận ra những thay đổi mà bấy lâu nay ta chưa hề quan tâm?
Những người mẹ, người cha chẳng bao giờ đòi hỏi con cái phải làm gì cho mình, bởi đối với họ, chỉ cần thấy con mình được vui vẻ, hạnh phúc là quá đủ. Còn chúng ta, những đứa con thì lại quá vô tư, vô tư đến mức trở thành vô tâm lúc nào không hay. Cũng phải thôi, bởi trong vòng tay cha mẹ, ai cũng như một đứa trẻ mà…
Khi còn là một đứa trẻ con, tận tới khi đã đi học cấp 1, vòng tay cha mẹ vẫn luôn giống như một “thế lực” có sức mạnh vô hình, có thể bảo vệ, che chở ta khỏi mọi nguy hiểm.
Học cấp 2, từng miếng ăn, hay cả tới bộ quần áo cũng được cha mẹ lo cho tận nơi. Lớn hơn rồi đấy, nhưng vẫn được bảo bọc như một em bé vậy.
Lên cấp 3, bắt đầu biết rung động, biết vui, buồn, biết giận hờn vu vơ. Có những khi, vì tình cảm của riêng mình mà không để ý tới cha mẹ, rồi bỏ ăn khiến cha mẹ lo lắng, rồi “giận cá chém thớt”, nổi giận cả với cha mẹ…
Vào Đại học, tất bật với cuộc sống sinh viên, với bạn bè, với đủ các hoạt động xã hội… Vẫn là cha mẹ luôn dõi theo, lo cho sức khỏe của con, hỏi xem đã hết tiền chưa để còn gửi…
Video đang HOT
Đi làm, vòng quay công việc, chuyện bạn bè, chuyện yêu đương lại cuốn đi. Sáng vội vã đi sớm, khi về nhà thì đã quá khuya. Vẫn là cha mẹ ở đó chờ con về rồi mới yên tâm đi ngủ.
Suốt từng ấy năm tháng, chỉ có cha mẹ là người luôn dõi theo con, luôn lo lắng cho con, làm mọi việc vì con mình… Còn chúng ta, vì quá bận bịu, mải mê với cuộc sống mà chợt quên đi điều gì đó…
Nhưng hãy thử dừng lại, dù chỉ một phút thôi, để nhìn lại cha mẹ mình, để thấy mái tóc mẹ đã bạc thêm vài sợi, thấy khóe mắt cha có thêm vài vết chân chim.
Hãy nhớ lại những lúc mẹ đã nói dối rằng mẹ không sao trong khi mẹ đang ốm, những lúc cha khuyên răn mà ta cứng đầu không chịu nghe theo… Hãy nhớ lại những khi ta học bài ôn thi, vẫn là mẹ thức tới tận khuya, mang vào phòng cho con cốc sữa, đóng cửa rồi mà vẫn trằn trọc không yên. Hãy nhớ lại những khi cha ngồi chờ bên cửa, sợ con về khuya lại xảy ra chuyện gì…
Chỉ một phút mỗi ngày thôi, nhìn lại những gì cha mẹ đã làm cho ta, rồi nghĩ lại xem mình đã làm gì cho cha mẹ… Rất có thể, một lúc nào đó, khi ta muốn bên cha nhiều hơn, muốn nói rằng “Con yêu mẹ” thì lại quá muộn rồi…
Hãy trân trọng hơn những phút giây hiếm có bên cha mẹ, đừng để khi nhận ra thì đã quá muộn. Bởi sẽ có một ngày, khi ta khao khát có được sự bình yên bên cha, sự ấm áp trong lòng mẹ thì sẽ không còn nữa…
Theo Guu
Hãy nói khi Mẹ còn đây
Nuôi con như cái nợ đồng lần, con lớn rồi vươn khỏi vòng tay mẹ, mà đôi khi quên khuấy rằng mình cần đắp bồi phụng dưỡng. Chưa bao giờ mẹ cha trách con bạc bẽo, nhưng tôi lại thấy chẳng cam lòng.
"Năm tôi lên 6 tuổi, mẹ tự may chiếc áo mới, nấu cơm nếp nương cho tôi ăn no, trước giờ tựu trường đầu đời. Khi ấy mẹ là phụ nữ tuổi 35, nhan sắc đằm thắm, da trắng môi hồng. Năm tôi 18 tuổi, mẹ nấu xôi gấc và thịt gà trống tơ vào lúc 4h sáng để tôi ăn lấy may mắn, trước khi bước vào phòng thi tốt nghiệp cấp ba. Năm tôi 28 tuổi, mẹ tôi vẫn đều đặn mỗi mùa xuân, gói một sàng bánh đủ loại để tôi về ăn. Và năm nay, tôi 34 tuổi, mẹ vẫn hì hục gói ghém từng món ăn mà tôi thích vào trong những chiếc túi nilon, để tôi xách tay vào Sài Gòn, để tủ lạnh ăn dần...
Suốt chừng ấy năm, tôi chưa bao giờ hỏi mẹ thích ăn gì...
Nếu con yêu mẹ, hãy yêu khi mẹ còn đây!
Nếu con yêu mẹ, hãy yêu khi mẹ còn đây!
Với một người mẹ, thời gian là năm tháng của con cái. Mẹ tôi thuộc diện chẳng nghĩ suy gì, chỉ nghĩ về con. Mẹ nhìn tôi lớn lên, trưởng thành, đi xa rồi trở về. Ngày và tháng.
Với một đứa con, thật nghiệt ngã, thời gian được tính bằng những nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ, là mái tóc đã bạc dần, là sự nhọc mỏi của đôi chân tháng ngày ròng rã...
Chúng ta nào có thể oán than thời gian...
Nuôi con như cái nợ đồng lần, con lớn rồi vươn khỏi vòng tay mẹ, mà đôi khi quên khuấy rằng mình cần đắp bồi phụng dưỡng. Chưa bao giờ mẹ cha trách con bạc bẽo, nhưng tôi lại thấy chẳng cam lòng.
Mùa này, ở quê mưa phùn, những con đường rêu trơn trượt. Tôi về, nhìn dáng mẹ đứng bên bờ rậu, hái những ngọn cải làn xanh, để nấu cho tôi ăn. Mẹ lên rừng tìm những cọng măng trúc mọc sớm, về xào cho đứa con xa thèm món cũ. Tôi thấy mình ích kỷ. Tôi hỏi, mẹ à, mẹ có thích món gì đặc biệt không? Mẹ cười, không nói. Mẹ quen cả đời thanh đạm, ít biết mỹ vị cao lương. Nhưng tôi đã ăn đủ trăm món trên rừng dưới biển, tôi muốn mời mẹ món ăn ngon, để mẹ vui, mẹ khoẻ, để tôi còn mỗi tháng mỗi năm trở về, vẫn thấy mẹ cười hiền hòa, như con nắng chiều hè, như con gió mùa thu...
Tôi chợt nhớ có lần, Quốc, cậu bạn tôi, có bữa tối cuối tuần gọi qua nhà, nấu cho tôi ăn món lạ. Quốc là một chuyên gia ẩm thực, từng được mọi người mệnh danh như một ông vua bếp. Quốc bảo, thử ăn tổ yến thiên nhiên đi, hoàn toàn thật và sạch, sẽ giúp sống thọ, dẻo dai và trẻ lâu. Quốc nấu chè tổ yến hạt sen, ăn buổi tối, vị thanh nhẹ nhưng ăn chén chè như vừa ăn một giấc mơ...
Chợt nghĩ, tại sao món quà tôi tặng mẹ không phải là chén chè tổ yến hạt sen, do chính tay tôi nấu?
Tôi nghe lời Quốc, chọn tổ yến thiên nhiên của Yến Việt. Quốc bảo, tổ yến tự nhiên cũng giống như cuộn tơ của con tằm, vất vả và gian nan chim yến mới dệt được thành. Người ta có thể làm giả nó, với hình dáng và mùi vị gần giống, nhưng sự thơm thảo và dinh dưỡng thì chẳng thể sánh bằng. Quốc cũng mua tổ yến tặng mẹ, như dành trọn cả sự nâng niu...
Tôi tập nấu chè tổ yến hạt sen theo công thức của Quốc. Lâu ngày làm bếp, lọng cọng quên mất cả việc bật lửa bếp gas. Mẹ, như thói quen, giúp tôi từng chút từng chút, như thể ngày nhỏ mẹ nắn nót cho tôi từng nét chữ đầu lòng. Mẹ không biết tôi nấu món gì và để làm gì. Mẹ chỉ biết vì đó là con trai mình và mẹ luôn ở bên.
Chè chín thơm như một mùa lúa nếp. Mẹ à, con không giỏi nấu, nhưng mẹ hãy ăn nhé - tôi nói. Mẹ giật mình, ngồi bần thần trong gian bếp nhỏ. Như thể mẹ quên mất rằng mình cũng là người có quyền nhận sự chăm sóc, nâng niu. Tay mẹ cầm chén chè tổ yến. Nước mắt mẹ lặng lẽ chảy. Rưng rưng...
Cuộc sống đô thị luôn là chuỗi ngày dài vội vàng rượt đuổi. Có đôi khi, tôi quá mệt, nhưng nhìn ánh mắt mẹ, nụ cười mẹ, tôi thấy lòng mình dịu lại. Chén chè tổ yến tôi dành cho mẹ, như lời cảm ơn thời gian, đã giữ mẹ ở lại bên tôi. Để tôi nhận ra, mình vẫn còn được yêu thương mỗi ngày...
Theo Gocyeuthuong
Mùa lạnh, mùa cô đơn... Những ngày cuối thu đầu đông, đợt gió mùa đầu tiên tràn về lạnh đến thấu xương. Người ta không có ý niệm mùa về, cái mùa dành cho việc co ro và thu mình lại, "cái mùa độc ác" khiến người ta thấy cô đơn, cái mùa người ta thèm ra ngoài đường có đôi có cặp. Người ta chỉ nhận ra...