‘Hãy xóa ngay TikTok’
Các chuyên gia của ProtonMail khuyên người dùng cẩn thận với TikTok, xóa ngay nếu lo sợ dữ liệu của mình bị TikTok thu thập.
Báo cáo từ các chuyên gia an ninh mạng của ProtonMail vừa khuyên mọi người “cảnh giác” với TikTok vì không chỉ thu thập dữ liệu cá nhân, ứng dụng này còn hợp tác với chính quyền Trung Quốc để mở rộng giám sát, kiểm duyệt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
ProtonMail là dịch vụ email mã hóa thuộc công ty Proton (Thụy Sĩ) với 10 triệu người dùng tính đến hết 2018.
TikTok đang trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Trump, với khả năng bị cấm hoàn toàn tại Mỹ để đảm bảo an ninh quốc gia.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 22/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo một lần nữa khẳng định TikTok gửi dữ liệu người dùng về Trung Quốc.
Chuyên gia bảo mật khuyên người dùng cẩn trọng khi sử dụng TikTok. Ảnh: USA Today.
Báo cáo từ ProtonMail về TikTok là thông tin đáng chú ý bởi nó đến từ các kỹ sư bảo mật, không phải chính trị gia.
“TikTok sử dụng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, công ty mẹ ByteDance có quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc biến TikTok thành công cụ hoàn hảo để chính phủ Trung Quốc giám sát và thu thập thông tin” là những gì được ghi trong báo cáo này.
Sau khi đánh giá các chính sách thu thập dữ liệu, đơn kiện, hồ sơ an ninh mạng, lỗ hổng bảo mật từng ghi nhận và chính sách quyền riêng tư của TikTok, các kỹ sư ProtonMail khẳng định TikTok là mối đe dọa quyền riêng tư nghiêm trọng, có thể chia sẻ dữ liệu về chính quyền Trung Quốc.
ProtonMail đưa ra bằng chứng việc TikTok từng vướng các vụ kiện tập thể tại Mỹ. Ngày 27/11/2019, một nhóm người dùng tại California đã đâm đơn kiện TikTok với cáo buộc thu thập tất cả video được quay trên ứng dụng dù chúng không được đăng tải. Vụ kiện nói rằng TikTok còn sử dụng video, ảnh hồ sơ để thu thập dữ liệu sinh trắc học, lén lút gửi về máy chủ đặt tại Trung Quốc.
Luật Tình báo Quốc gia được Trung Quốc thông qua năm 2017 cho phép chính phủ yêu cầu các công ty Trung Quốc cung cấp bất cứ thông tin, kể cả dữ liệu người dùng nước ngoài.
Có một số dẫn chứng cho thấy ByteDance đang hợp tác với chính quyền Trung Quốc để tăng cường kiểm duyệt nội dung. Năm 2018, công ty này đã đóng cửa Neihan Duanzi, mạng xã hội chia sẻ các nội dung hài hước sau khi chính quyền phát hiện nền tảng này chứa “nội dung thô tục”.
Video đang HOT
Chia sẻ với Washington Post, các nhân viên TikTok tại Mỹ nói rằng họ bị hội đồng quản trị tại Bắc Kinh gây áp lực để hạn chế nội dung chính trị xuất hiện trên nền tảng. Cuối năm 2019, The Guardian tiết lộ TikTok từng yêu cầu kiểm duyệt viên xóa video có nội dung “xuyên tạc” các sự kiện lịch sử.
“Chúng tôi khuyên mọi người cẩn thận khi sử dụng TikTok, đặc biệt khi tồn tại mối đe dọa về dữ liệu cá nhân bị thu thập hoặc giám sát bởi chính phủ Trung Quốc”, báo cáo cho biết.
Mạng xã hội của Trung Quốc từng bị nhóm hacker Anonymous kêu gọi tẩy chay vì thu thập dữ liệu người dùng.
ProtonMail cũng trích dẫn báo cáo hồi đầu năm của Penetrum, cảnh báo rằng 37,7% địa chỉ IP liên kết đến ứng dụng TikTok là của Trung Quốc, và mô tả đó là hành động “thu thập dữ liệu quá mức, lỗ hổng trong đoạn mã của TikTok, những hành động có thể khiến người dùng khó chịu”.
Trong bài báo cáo, kết luận của ProtonMail khá rõ ràng: “TikTok được sở hữu bởi công ty Trung Quốc, tuyên bố hợp tác chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc khiến mối lo lắng thu thập dữ liệu tăng cao. Chính quyền Trung Quốc từng dính nhiều cáo buộc hợp tác với công ty Trung Quốc để thu thập dữ liệu, kiểm duyệt hoặc có các hành động vi phạm nhân quyền.
Từ quan điểm bảo mật và quyền riêng tư, TikTok là nền tảng mạng xã hội cực kỳ nguy hiểm, với khả năng thu thập dữ liệu từ hàng trăm triệu người dùng lớn tuổi, thanh thiếu niên và trẻ em”, các kỹ sư ProtonMail cảnh báo người dùng hãy cẩn thận với TikTok, xóa ngay nếu lo sợ dữ liệu của mình bị TikTok thu thập.
Anonymous kêu gọi xóa TikTok, công ty mẹ có thể mất 6 tỷ USD
Cơn bão lớn đang đến với TikTok.
TikTok đang hứng chịu làn sóng chỉ trích sau lệnh cấm từ chính phủ Ấn Độ và lời kêu gọi xóa ứng dụng từ nhóm hacker Anonymous.
Trước đó, nền tảng này đã nhận nhiều cáo buộc liên quan đến thu thập trái phép dữ liệu người dùng.
Ngày 29/6, chính phủ Ấn Độ đã liệt 59 ứng dụng của Trung Quốc vào danh sách đen, trong đó có TikTok vì an ninh quốc gia.
Lệnh cấm được ban hành trong bối cảnh căng thẳng Ấn - Trung leo thang trong nhiều thập niên vì xung đột quân sự ở vùng biên giới. Những vụ đụng độ cách đây 2 tuần khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều binh lính Trung Quốc bị thương.
Bị chính phủ Ấn Độ cấm cửa khiến TikTok gần như vỡ tham vọng bành trướng tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới.
Mặt trái của sự tăng trưởng thần tốc
Đáp trả lệnh cấm, CEO TikTok Kevin Mayer khẳng định Trung Quốc chưa từng yêu cầu TikTok gửi dữ liệu của người dùng Ấn Độ, đồng thời khẳng định chúng được lưu trữ tại máy chủ đặt ở Singapore.
Công ty mẹ của TikTok là ByteDance đã đầu tư hơn 1 tỷ USD tại Ấn Độ. Việc bị chính phủ Ấn Độ cấm cửa có thể khiến TikTok thiệt hại lên đến 6 tỷ USD.
Các nguồn tin ban đầu cho rằng lệnh cấm chỉ không cho phép người dùng cài đặt mới, song sau đó xác nhận việc sử dụng TikTok của người dùng hiện tại cũng sẽ bị hạn chế. Điều đó khiến hàng loạt "ngôi sao TikTok" tại Ấn Độ điêu đứng.
Đây không phải là lần đầu tiên TikTok gặp rắc rối với chính phủ Ấn Độ. Ứng dụng này đã bị chặn một thời gian ngắn ở Ấn Độ vào năm 2019 sau khi tòa án phán quyết trẻ em dễ tiếp xúc với những kẻ "săn mồi" tình ái đe doạ trực tuyến trên đó. Ứng dụng được khôi phục một tuần sau đó, sau khi công ty kháng cáo thành công quyết định của tòa án.
Đối với TikTok, lệnh cấm lần này khiến tình hình ngày một căng thẳng. Theo Forbes, đây có thể là khởi đầu của cuộc đàn áp nhằm "hạ bệ" nền tảng chia sẻ video nổi tiếng của Trung Quốc, được nhiều người biết đến hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát.
Về phía Mỹ, lệnh cấm TikTok và loạt ứng dụng Trung Quốc của Ấn Độ đã được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ủng hộ. Bản thân ông cho rằng chúng là "phần mở rộng" trong kế hoạch giám sát của chính phủ Trung Quốc. Thời gian qua, chính quyền Tổng thống Trump luôn nhắm đến các sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc vì nguy cơ gửi thông tin người dùng về Bắc Kinh.
Có đến 59 ứng dụng Trung Quốc bị Ấn Độ cấm cửa, song TikTok là cái tên có thể chịu thiệt hại nặng nhất. Trước đó, phiên bản thử nghiệm của iOS 14 đã "vạch trần" việc TikTok bí mật thu thập dữ liệu từ clipboard của người dùng.
Tháng 11/2019, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Mỹ đã điều tra TikTok vì lo ngại an ninh quốc gia, một số quốc gia khác cũng đang xem xét điều tra nền tảng này.
Đó chính là mặt trái của sự tăng trưởng thần tốc mà TikTok đạt được.
Ứng dụng video tỷ người dùng đang có khoảng thời gian vô cùng khó khăn.
"TikTok còn nguy hại hơn Facebook"
Những vấn đề của TikTok chủ yếu rơi vào 2 khía cạnh. Thứ nhất là kiểm duyệt nội dung chưa tốt khi để lọt những video gây nguy hiểm cho giới trẻ, thứ hai là mối lo lắng về việc ứng dụng này được chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn.
Đó là điều mà Huawei đang đối mặt. Cũng thật trùng hợp khi cả 2 đều có sự tăng trưởng rất nhanh, đủ lực cạnh tranh với các công ty, dịch vụ của Mỹ.
Những cuộc điều tra gần đây đã đi sâu hơn vào cách ứng dụng vận hành, thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng. Nên nhớ rằng hầu hết ứng dụng ngày nay kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu để phục vụ quảng cáo.
Dù vậy, không phải tự nhiên mà một nhóm hacker khét tiếng như Anonymous cũng kêu gọi người dùng gỡ bỏ TikTok.
Trong đoạn tweet đăng tải ngày 1/7, Anonymous dẫn lại bài viết của một người dùng tự nhận là kỹ sư, chia sẻ trên Reddit rằng không chỉ nội dung từ clipboard, TikTok còn ăn cắp nhiều thứ khác.
"Công việc của tôi là đảo ngược công nghệ bên trong các ứng dụng di động, phân tích cách chúng hoạt động và xây dựng thêm chức năng của bên thứ 3 xung quanh ứng dụng đó... Và tôi khuyến nghị mọi người không nên dùng ứng dụng này nữa", Bangolor chia sẻ.
"Đừng sử dụng nó nữa. Đừng để con cái bạn dùng nó. Nói với bạn bè xóa ngay ứng dụng này. Bạn có thể giải trí những nội dung tương tự ở những nền tảng khác mà không phải giao nộp thông tin của mình cho chính phủ Trung Quốc".
Ngày 1/7, nhóm hacker đình đám Anonymous đăng bài kêu gọi ngừng sử dụng TikTok ngay lập tức.
Cách đây ít ngày, Anonymous dẫn lời một người dùng Reddit tự nhận là kỹ sư máy tính giấu tên với 15 năm kinh nghiệm. Người này nhận định dù Facebook vướng phải bê bối bảo mật Cambridge Analytica hay Instagram thừa nhận làm lộ số điện thoại và tài khoản người dùng, Tiktok còn nguy hại hơn Facebook.
Chia sẻ với Forbes, đại diện TikTok nói rằng công ty đang đánh giá kỹ vấn đề, nhưng xác nhận một số cáo buộc là không chính xác hoặc được phân tích dựa trên các phiên bản ứng dụng cũ.
Cũng như một cái tên được nhắc khá nhiều trong thời gian qua là Zoom, nhiệm vụ của TikTok bây giờ là đối diện sự thật, nhanh chóng đưa ra giải pháp thay đổi.
Dù chưa có dấu hiệu Mỹ hay châu Âu sẽ ban hành lệnh cấm TikTok, động thái từ chính phủ Ấn Độ cho thấy mọi chuyện hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và một số nước đang căng thẳng.
Khoảng trống khổng lồ khi Tiktok bị cấm Việc cấm TikTok, một trong những nền tảng video ngắn phát triển nhanh bậc nhất, sẽ đẩy cuộc đua mạng xã hội về vạch xuất phát. TikTok, nền tảng mạng xã hội đặc trưng với các video ngắn do người dùng tự sản xuất đang vướng vào căng thẳng giữa hai cường quốc Mỹ - Trung. Khác với Huawei, một công ty Trung...