Hãy thương lấy con trẻ

Theo dõi VGT trên

Việc đa dạng các bộ sách giáo khoa giúp thầy cô và học sinh có thêm nhiều lựa chọn, tuy nhiên trong quá trình biên soạn các bộ sách vẫn còn nhiều bất cập.

Hãy thương lấy con trẻ - Hình 1

Theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 14/6/2002 đã quy định Bảng chữ cái chuẩn cho tiếng Việt gồm 29 chữ cái. Trong đó có chữ “P”. Cũng trong Quyết định số 31 kể trên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Đặng Huỳnh Mai cũng đã ký ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học gồm 29 chữ cái, trong đó có chữ “P”.

Như vậy, bảng chữ cái kể trên đã được quy chuẩn hóa, có tính khoa học, tính pháp lý và tính thống nhất trong phạm vi cả nước. Với việc biên soạn sách giáo khoa ,việc tuân thủ các nguyên tắc kể trên càng phải chặt chẽ với yêu cầu cao nhất. Bởi ý nghĩa khuôn vàng thước ngọc dùng lâu dài cho các thế hệ trẻ trong phạm vi toàn quốc.

Thiết tưởng vai trò chức năng và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa giáo dục của sách giáo khoa thì ai cũng rõ, không cần bàn thêm. Nhưng tại sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Kết nối tri thức của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã bỏ không dạy chữ “P” và âm “P” (pờ) cho học sinh tiểu học. Bên cạnh đó, điều này phá vỡ cấu trúc khoa học của văn bản tiếng Việt, giao tiếp tiếng Việt.

Với việc bỏ không dạy chữ “P” và âm “P” (pờ) cho học sinh tiểu học, có bao nhiêu bất cập sẽ xảy ra trong cả nói và viết bằng tiếng Việt. Tất cả các từ có bắt đầu bằng phụ âm “P” như pin, Pa Kô, Pắc Bó , pê đan, penicillin đều phải thay đổi “P” thành “PH”.

Như vậy, nói đã bất cập, các văn bản đã ban hành thì đọc làm sao? Các xuất bản phẩm sẽ xuất bản thì viết ra sao? Đó là chưa kể đến các công trình dịch thuật mà thay thế “P” bằng “PH” sẽ cho kết quả thế nào ?

Hãy thương lấy con trẻ - Hình 2

Bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống

Video đang HOT

Theo tôi biết, lĩnh vực dược học, hóa học, văn học khi dịch sang tiếng Việt thì tần suất sử dụng chữ “P” là rất lớn. Đó là chưa kể hàng triệu học sinh tiểu học sẽ què quặt ngay với tiếng mẹ đẻ. Hậu quả ấy có đau lòng không? Và ai sẽ chịu trách nhiệm ?

Việc biên soạn sách giáo khoa là việc vô cùng hệ trọng. Sai sót sẽ để lại hậu quả rất lớn. Sai sót khi sản xuất một chiếc ô tô thì có thể sửa chữa lại và chỉ thiệt về kinh tế.

Sai sót trong sách giáo khoa làm lệch lạc nhận thức, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của thế hệ trẻ thì sửa thế nào? Thiệt những gì? Việc bỏ không dạy chữ “P”, âm “P” (pờ) chỉ là một ví dụ.

Còn khá nhiều sai sót khác trong bộ sách mà mà báo chí đã chỉ ra gần đây. Vậy mà Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vẫn im lặng.

Không thể bao biện rằng giáo viên rồi sẽ dạy sau, dạy khi có từ phù hợp…v.v…và v.v…

Tôi đề nghị, với việc không dạy chữ hoa và bỏ chữ “P”, âm “P” (pờ), Bộ GD&ĐT thu hồi ngay tập sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 bộ Kết nối tri thức này để in lại bộ sách giáo khoa cho chuẩn và đúng nhất để con em chúng ta học.

Nhà xuất bản, chủ biên sách cần công khai xin lỗi giáo viên, học sinh và công luận. Hãy thương lấy con trẻ. Hãy kịp thời thay đổi và sửa chữa trước khi quá muộn.

SGK NXB Giáo dục Việt Nam “chưa sạch nước cản” về tiếng Việt?

Điều tưởng như khó tin lại là sự thật ở cuốn Tiếng Việt lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam.

Viết sai hoặc bất nhất về chính tả

Như Người Đưa Tin Pháp luật đã đăng tải tại 2 bài viết SGK nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Dạy học sinh cứ t.hấy v.àng là lấy? và SGK nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bao giờ hết "sạn"? ,ngoài những "hạt sạn", 2 tập SGK Tiếng Việt 2 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống vẫn còn nhiều lỗi không đáng có .

Đó là việc viết sai chính tả và bất nhất , phủ nhận các nguyên tắc về chính tả :

Đơn cử: trong bài "Em học vẽ" trang 58, tập 1: Viết sai chính tả: "ông trăng", "mặt trời". Cần phải viết: ông "Trăng", "Mặt Trời". Vì tác giả bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, để các nhân vật sống động qua cách nhìn trẻ thơ. Ở trang 115, tập 1, lỗi sai tương tự. Viết sai chính tả: " Ông dạy tôi vẽ cả ông mặt trời". Cần phải viết: "Mặt Trời" mới chuẩn xác. Chưa hết, khi đọc đến trang 46-47, tập 2: "... diễn tả lại cảnh trời đặt tên cho các loài cây". "Trời" là tên riêng của nhân vật, phải viết hoa. ( Cây cối mừng rỡ kéo nhau lên trời...Về sau, trời chỉ nói vắn tắt... Cây nhỏ liền thưa: Thưa trời...(Trang 46) , Diễn lại cảnh trời đặt tên cho các loại cây...Để được trời đặt tên....Nói lời đề nghị trời đặt tên (Trang 47)). Còn ở trang 71, tập 2: "Mặt trời thấy cô đơn...".. Cần phải viết: "Mặt Trời thấy cô đơn".

Chị bạn tôi là GV Tiểu học ở một trường tại Thủ đô thắc mắc, sao SGK viết sai thế nhỉ? Hay là họ không để ý khi biên soạn? Chị bảo câu chuyện "Sự tích cây thì là" được tác giả dân gian sử dụng biện pháp nhân hóa. Vậy tại sao SGK lại viết sai chính tả, trang 130, tập 2 lại ghi : "chỉ màu sắc của mặt trời". Lẽ ra phải viết: "Mặt Trời" mới đúng.

Bên cạnh lỗi về chính tả , việc không thống nhất về cách phiên âm từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt : Cùng là từ mượn nhưng viết theo 2 cách khác nhau: "ô tô", "lê-gô" ( trang 97-99, tập 1) cũng khiến nhiều người băn khăn. Hay cả việc không thống nhất cách viết chính tả ( trang 118, tập 2) "Cánh cò bay lả rập rờn" khi thì "sóng lúa vàng dập dờn" (trang 26-27, tập 2) cũng vậy.

Trong phần luyện tập, trang 60, tập 2, phần 3 có câu hỏi : Cần đặt dấu phẩy vào những vị trí nào trong những câu sau? Lẽ ra phải viết : Cần đặt dấu phẩy vào vị trí nào trong những câu sau: , bởi ở mục 2 trong phần luyện tập trên , SGK lại viết : Viết lời xin lỗi trong tình huống sau : (...). Đây là sự bất nhất về chính tả, không theo nguyên tắc chính tả tiếng Việt. Trong khi t.rẻ e.m bắt đầu đến trường rất cần sự thống nhất, chuẩn xác của ngôn ngữ mẹ đẻ.

SGK NXB Giáo dục Việt Nam chưa sạch nước cản về tiếng Việt? - Hình 1

Viết sai hoặc bất nhất về chính tả?

Lỗi về dùng từ, đặt câu

Trang 31, tập 1, mở đầu truyện "Cây xấu hổ" như thế này: "Bỗng dưng gió ào ào nổi lên." Không thể tin là một cây bút già dặn như Trần Hoài Dương lại mở đầu truyện của mình như vậy. Chắc là truyện đã bị SGK rút bớt số chữ cho phù hợp với trình độ học sinh lớp 2. Nhưng không thể rút đến tận xương để biến lợn lành thành lợn què như thế này.
Hay ở trang 35, tập 1, giải nghĩa từ "dự bị" như sau: "Dự bị: chưa phải là thành viên chính thức, có thể thay thế hoặc bổ sung khi cần". Giải thích thế này thì không hiểu là "ai thay thế ai (hoặc cái gì)" và "bổ sung cho cái gì".

Là người cẩn trọng về chữ nghĩa, nên thầy X. ở Phú Thọ cũng băn khoăn, trang 41, tập 1: "Nói câu thể hiện tình cảm của em đối với thầy cô giáo". SGK đang dạy học sinh bài thơ "Cô giáo lớp em", theo thầy X., sao không yêu cầu học sinh nói 1 - 2 câu thể hiện tình cảm đối với cô giáo mà lại phải thể hiện tình cảm biết ơn đối với "thầy cô giáo"? Học sinh biết thầy của cô giáo là ai mà cảm ơn? Đó là chưa kể cách diễn đạt "Nói câu thể hiện tình cảm ..." rất thiếu chuẩn mực.

SGK NXB Giáo dục Việt Nam chưa sạch nước cản về tiếng Việt? - Hình 2

Trang 41, tập 1.

Lại tiếp về câu chuyện giải đố, trang 53, tập 1 SGK yêu cầu : "Giải câu đố để tìm các từ ngữ chỉ sự vật: Cái gì tích tắc ngày đêm / Nhắc em đi ngủ, nhắc em học bài / Một anh chậm bước khoan thai / Một anh chạy những bước dài thật nhanh? (Là cái gì?)". Đang đố học sinh "cái gì" bỗng nhiên ở đâu chen vào 2 "anh" nữa, thế thì đố "cái gì" hay đố cả 2 "anh"? Mà đồng hồ thường có 3 kim, chứ có phải 2 kim đâu nhỉ? Còn về các từ ngữ chỉ sự vật mà học sinh cần tìm ở câu đố này thì đó là "cái đồng hồ" (hoặc "kim giờ, kim phút") hay là cả các từ chỉ sự vật có trong câu đố: "ngày đêm", "bài", "anh", "bước"?.

Chúng tôi cho rằng, trong văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng, không thiếu những câu đố hay, có khả năng khơi dậy sự liên tưởng của trò, chứ không để học sinh hại não và tắc tỵ trong nhận biết như thế này...

Cũng về giải đố, trang 53, tập 1 có yêu cầu: "Giải câu đố để tìm các từ ngữ chỉ sự vật: Nhỏ như cái kẹo / Dẻo như bánh giầy / Học trò lâu nay / Vẫn dùng đến nó" (Là cái gì?)". Cứ theo dữ liệu mà SGK đưa ra thì học trò có thể đoán là kẹo cao su, chứ không phải cục tẩy. Còn về các từ ngữ chỉ sự vật mà học sinh cần tìm ở câu đố này tì đó là "kẹo cao su" (hoặc "cục tẩy") hay là cả các từ chỉ sự vật có trong câu đố: "cái kẹo", "bánh giầy", "học trò"? Có thể nói đây là câu đố gượng ép, với trường từ ngữ lổn nhổn, khiến trò suy luận khác hẳn mục đích mà SGK yêu cầu đạt đến. Đó là suy đoán ra...cục tẩy.

Hay ở trang 65, tập 1 có nói đến chim hoàng oanh. Trong tiếng Việt, không có con chim nào tên là "chim hoàng oanh" mà chỉ có "chim vàng anh", "chim hoàng anh", "chim oanh" mà thôi. Loài chim từ trong tưởng tượng này đã bay vào SGK, mặc nhiên học sinh phải tìm và tin vào sự tồn tại của nó.

Bài nghe - viết "Mùa vàng" (trang 27, tập 2) mở đầu: "Để có cái thu hoạch, người nông dân phải làm rất nhiều việc." Chắc tác giả mượn lời một ông Tây mới bập bẹ tiếng Việt để viết bài này, chứ người Việt đâu có nói như vậy? Cũng lỗi về diễn đạt, trang 41, tập 2, bài nghe - kể: "Vật gì có ở vương quốc khiến nhà vua tự hào nhất?". Khiến người đọc bất ngờ vì...tiếng Việt của người viết SGK Tiếng Việt sao lại ngô nghê như vậy ?. Còn ở trang 46, tập 2, bài 24 "Sự tích cây thì là" có cách xưng hô rất ngô nghê: "Thưa trời, khi nấu canh riêu cá hoặc làm chả cá, chả mực mà không có con thì mất cả ngon ạ.".

Đặc biệt, tại trang 70, tập 2, SGK hỏi học sinh: "Những ai đã quan tâm, giúp đỡ cánh cam?", "Họ đã làm gì và nói gì để an ủi cánh cam?". Tiếng Việt không chỉ các con vật (như bọ dừa, cào cào, xén tóc trong bài thơ) là "ai", là "họ". Nhất là trong văn cảnh cụ thể này. Trang 87, tập 2: "In-tơ-nét" cần được viết hoa. Trang 86-87, bài "Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét": "Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng những cách nào?". Lại một lỗi nữa về sử dụng từ "đã". Điều này chứng tỏ đây không phải lỗi của một tác giả.

Với việc mắc nhiều lỗi , cách viết ngô nghê, tùy tiện, không thống nhất... về chính tả của tác giả SGK đã khiến tiếng Việt lớp 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống phần nào thiếu đi tính chuẩn mực, khoa học.
Giữ gìn sự trong sáng và phát huy vẻ đẹp của ngôn ngữ của tiếng Việt, thiết nghĩ, cần bắt đầu từ những trang sách -nhất là SGK ngay từ những tháng năm đầu tiên đến lớp của học sinh. Rất mong các tác giả SGK tâm huyết, trách nhiệm hơn nữa trong việc biên soạn SGK, để các em được học bộ sách tốt nhất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bác dâu khóc lụt nhà trong đám tang bà nội, nhưng lý do bác xin cái áo khoác của bà "làm kỉ niệm" khiến tôi bàng hoàng
05:58:17 22/09/2024
Rap Việt mùa 4: Nữ rapper cực xinh được 2 Anh trai ra tay hỗ trợ, 4 HLV chọn và cú "twist" không ngờ!
07:23:03 22/09/2024
Em chồng vào nhà bố mẹ tôi chẳng hỏi ai, thản nhiên mở tủ lạnh ăn hết sạch hoa quả rồi nhắn tin chê "mua toàn đồ rẻ tiền"
06:04:03 22/09/2024
Danh sách dàn sao đình đám dự lễ cưới hào môn của nữ diễn viên hạng A với thiếu gia gia kém 9 t.uổi
06:51:10 22/09/2024
Mỹ nhân được ví như tiên nữ nhờ điệu múa kiếm, chỉ xuất hiện 3 giây mà viral khắp cõi mạng
05:57:10 22/09/2024
Những nữ phụ 'ghi điểm' trên sóng phim giờ vàng
05:58:19 22/09/2024
Ngắm vẻ đẹp tuyệt mỹ của hot girl Gia Lai
06:12:00 22/09/2024
Người đẹp Hải Phòng đăng quang Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024
07:34:58 22/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sốc với số người xem livestream cực khủng theo dõi anh em Tuấn Hưng - Duy Mạnh kết đoàn!

Nhạc việt

08:14:16 22/09/2024
Ngoài hàng nghìn khán giả dự show trực tiếp, liveshow Anh Em Kết Đoàn còn thu hút hàng trăm nghìn người đón xem qua sóng livestream.

Hằng Du Mục lộ dấu hiệu đáng lo

Netizen

08:11:54 22/09/2024
Hằng Du Mục luôn là cái tên nóng trong làng livestream và nhận được nhiều sự chú ý của dân mạng. Bên cạnh khả năng bán hàng, nhiều người còn phải nể phục Hằng Du Mục bởi sự chăm chỉ và nhiệt huyết của cô trong công việc.

Phúng Phính flex tiệc cưới sa hoa nhất bản, bị nhắc vô ơn Hoàng Hường, phán gắt?

Trẻ

08:11:32 22/09/2024
Gần đây, đám cưới của Phúng Phính đã được tổ chức và được nhiều người nhận xét là đám cưới hoành tráng nhất bản. Cô dâu diện trang phục dân tộc và bắc rạp cưới rất linh đình.

Duy Mạnh nói gì mà khiến Tuấn Hưng quỳ vái ngay trên sân khấu?

Sao việt

08:10:47 22/09/2024
Những chia sẻ, hành động của Tuấn Hưng và Duy Mạnh trong đêm nhạc tái hợp sau 14 năm khiến khán giả không khỏi thích thú.

Hai nữ vận động viên tham gia 'Chị đẹp đạp gió' mùa 2 là ai?

Tv show

08:03:54 22/09/2024
Chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 gây chú ý khi trong danh sách nghệ sĩ tham gia có sự xuất hiện của 2 nữ vận động viên.

Công Phượng chính thức có bến đỗ mới

Sao thể thao

07:59:34 22/09/2024
Tối 21/9, CLB Bình Phước xác nhận kí hợp đồng với t.iền đạo Nguyễn Công Phượng. T.iền đạo gốc Nghệ gia nhập đội bóng miền Đông Nam Bộ theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm.

Mỹ nhân "Sở Lưu Hương" qua đời ở t.uổi 70

Sao châu á

07:29:36 22/09/2024
Ngôi sao của màn ảnh TVB (Hong Kong, Trung Quốc) Cao Diệu Tư vừa qua đời vào ngày 21/9, thọ 70 t.uổi. Bà từng góp mặt trong các phim truyền hình nổi tiếng như Sở Lưu Hương , Ỷ thiên đồ long ký .

Hơn 20 đặc công lặn tìm du khách rơi xuống biển trong lúc chụp ảnh

Tin nổi bật

07:01:38 22/09/2024
Nhiều lực lượng cùng đặc công nước được huy động tìm kiếm thanh niên 25 t.uổi, trượt chân rơi xuống biển bị sóng cuốn mất tích ở Ninh Thuận.

Ấn Độ đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới

Thế giới

06:55:11 22/09/2024
Ngoài ra, Ấn Độ đang tập trung vào các công nghệ phát thải thấp như hydro xanh, amoniac xanh, lò phản ứng hạt nhân nhỏ và thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon để đạt được các mục tiêu về khí hậu của mình.

Love Next Door tập 11: Jung Hae In và Jung So Min khóa môi ngọt lịm khiến netizen bấn loạn

Phim châu á

06:44:28 22/09/2024
Tập 11 Love Next Door phát sóng vào tối thứ bảy đã nhận về nhiều sự ủng hộ tích cực từ người hâm mộ bởi tình tiết phim dần có sự thay đổi và chạm đến khán giả nhiều hơn.

Cách làm cơm tấm sườn nướng thơm phức, ăn sạch đĩa của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

06:00:53 22/09/2024
Cơm tấm sườn nướng là món đặc sản của người Sài Gòn và được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn chưa biết cách làm món cơm tấm sườn nướng như thế nào hãy tham khảo công thức dưới đây nhé!