Hãy săn “trường kỳ”!
Lời khuyên của Trần Đàm Anh, giảng viên Trường ĐH Dược Hà Nội, dành cho các bạn là hãy tìm đến đại sứ quán nước mình muốn du học; kiên nhẫn “săn” học bổng tiếp nếu trượt; hỏi kinh nghiệm cựu du học sinh…
Muốn nhận được học bổng du học, các bạn phải thật chủ động tìm đến những nguồn thông tin tin cậy từ các trang web chính thống của học bổng như Endeavour, Ausaid, Fulbright… Các bạn đừng ngại đến đại sứ quán, mà hãy chủ động liên hệ. Đại sứ quán nào cũng có phòng quản lý học bổng hoặc phòng giáo dục. Nhờ sự chủ động này mà các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội học tập ở nước ngoài.
Một, hai lần trượt là bình thường
Đa số học bổng toàn phần đều yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu 2 năm với thạc sĩ và có thể nhiều hơn đối với tiến sĩ. Điểm yêu cầu tiếng Anh tối thiểu của học bổng ALA mà tôi đang được nhận cũng như học bổng Endeavour là IELTS 6,5; trong đó không điểm kỹ năng nào dưới 6. Một thông tin hết sức quan trọng mà tôi muốn chia sẻ thêm là các bạn nên tìm hiểu trang web trước, đọc thật kỹ các thông tin trên đó.
Video đang HOT
Hội Sinh viên Việt Nam chụp ở Canberra (Úc). Đàm Anh là người thứ tư, từ trái sang . Ảnh: ANH TRẦN
Từ kinh nghiệm xin học bổng của mình, tôi thấy không nhất thiết phải thi IELTS hay TOEFL trước, chỉ cần có thông tin đầy đủ, bạn lên kế hoạch học ôn và thi là được. Còn nếu không có thông tin trước, bạn thi IETLS sẽ không hiệu quả.
Bạn nên nhớ là học bổng được cấp hằng năm cho các ứng viên, thi không được thì năm sau thi tiếp, không có gì phải thất vọng. Các bạn nên xác định xin học bổng là “trường kỳ kháng chiến”, đặc biệt đối với học bổng của chính phủ hoặc học bổng toàn phần do chính các trường ĐH cấp. Không phải ai nộp hồ sơ một vài lần là đã thắng lợi ngay. Hãy cứ thoải mái coi một, hai lần trượt là kinh nghiệm quý báu cho những lần nộp hồ sơ sau này.
Hỏi kinh nghiệm người đi trước
Đối với các học bổng của trường thì bạn nên vào trang web chính thống của trường, gõ tên trường và tìm mục scholarship. Bạn phải làm quen với các thao tác tìm kiếm trên web. Một cách nhanh nhất là vào mục Contact us. Bạn sẽ có địa chỉ email. Đừng ngại viết email, đừng sợ người ta sẽ cười khi bạn viết một email với đầy lỗi chính tả. Không ai là hoàn hảo ngay buổi ban đầu. Ai nhận email cũng sẽ hiểu bạn là sinh viên quốc tế và nếu email đến nhầm người thì người ta sẽ giúp bạn chuyển đến đúng địa chỉ. Với học bổng của trường thì ít nhất là bạn sẽ có thể miễn học phí và chỉ phải trả phí sinh hoạt.
Khi nộp hồ sơ xin học bổng, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của các anh chị đã đi du học từ những năm trước. Tôi nhận được nhiều kinh nghiệm và những lời khuyên về kỹ năng. Vì thế, lời khuyên của tôi cho các bạn là hãy viết email hỏi kinh nghiệm những người đi trước, hỏi hội sinh viên ở trường mà bạn định nhập học. Các anh chị ở trong hội sinh viên sẽ giúp bạn. Ai cũng đã từng trải qua giai đoạn như bạn, nên mọi người rất hiểu và thông cảm. Tuy nhiên, cũng cần phải hết sức thận trọng với nhiều nguồn thông tin, không thì bạn sẽ không biết ai nói đúng. Phải năng động nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh. Nếu ai sắp sang Úc thì tôi sẽ rất sẵn sàng giúp các bạn có thêm thông tin.
Theo người lao động
Chàng thủ khoa nghèo và ước mơ cứu người
Anh trai mất, cha cũng đã qua đời bởi căn bệnh ung thư, người mẹ quá đau lòng nên sinh bệnh, gần 20 năm sống cơ cực, nhưng với nghị lực và lòng ham học, Lê Đức Duẩn đã vươn lên học tập tốt, trở thành thủ khoa của Trường ĐH Dược Hà Nội năm 2012.
Chàng thủ khoa Lê Đức Duẩn.
Sinh ra ở một vùng quê nghèo chiêm trũng thuộc thôn Nhị Khê, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (Hà Nội), Lê Đức Duẩn từ nhỏ đã ước trở thành bác sĩ để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và những người nghèo khó. Tuổi thơ của cậu học trò nghèo sớm phải trải qua những nỗi vất vả nơi ruộng đồng.
Sau khi anh trai và bố của Duẩn qua đời, người mẹ - vốn mang trong mình nhiều bệnh - phải gồng gánh nuôi hai anh em Duẩn ăn học trong điều kiện kinh tế rất eo hẹp.
Đã có lúc Duẩn phải nghỉ học để ở nhà làm mây tre đan đỡ đần mẹ và nuôi em ăn học. Được gia đình động viên, Duẩn mới trở lại trường. Nhà trường cũng tạo nhiều điều kiện để Duẩn an tâm học tập: Giảm học phí, cấp học bổng... Không phụ lòng gia đình và nhà trường, cả ba năm cấp 3, Duẩn đều đạt học sinh giỏi. Năm lớp 11, em đoạt giải nhất môn vật lý cấp trường, lớp 12 đoạt giải nhì môn toán cấp TP.
Năm 2012, cậu học sinh Trường THPT Đồng Quan Lê Đức Duẩn đã xuất sắc trở thành thủ khoa của Trường ĐH Dược. Tiếp đó, xét nguyện vọng của Duẩn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã quyết định đặc cách Duẩn vào học Học viện Quân y. Với môi trường học tập tại đây, Duẩn và gia đình có thể phần nào được giảm bớt nỗi lo học phí và chi phí ăn ở.
Với niềm vui nói trên, Duẩn tâm sự: "Em thấy rất hạnh phúc vì được học đúng ngành mình yêu thích và được đứng trong hàng ngũ của Quân đội Nhân dân VN".
Mới đây, Lê Đức Duẩn đã vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu "Người tốt việc tốt".
Theo laodong
Tập đoàn Dầu khí tặng học bổng cho cậu học trò nghèo bị bệnh tim Sau khi Dân trí đăng tải bài viết "Người mẹ bỏ quê ra phố nuôi giấc mơ ĐH cho con", Quỹ Thắp sáng niềm tin thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam quyết định tặng em Đặng Quốc Phong 1 suất học bổng trị giá 10 triệu đồng/năm cho đến khi em ra trường. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt...