Hãy là đứa trẻ bản lĩnh

Theo dõi VGT trên

LTS: Lá thư dưới đây là của một người mẹ gửi con mình, nhưng cũng là lời cảnh báo về những nguy cơ khi con trẻ tương tác quá nhiều với mạng xã hội và các thiết bị thông minh, để rồi dễ sa vào những “ma trận” khiến con trẻ đánh mất chính mình.

Con yêu của mẹ!

Chủ nhật rồi đi họp phụ huynh, trường con vẫn bảo lưu quy định “không được mang điện thoại thông minh vào lớp”. Đề cập đến Thông tư 33 đang gây xôn xao học đường, thầy chủ nhiệm con trăn trở: “Khả năng dùng điện thoại để học tập thì chưa biết đến đâu, nhưng nếu sa đà vào mạng xã hội, học sinh mất tập trung là khó tránh khỏi”. Hầu hết phụ huynh trong lớp tán thành ý kiến của thầy.

Chắc con cũng nhớ những lần tranh luận thẳng thắn giữa ba mẹ và các con về quyền được sử dụng điện thoại thông minh, quyền được tham gia vào mạng xã hội, được Facebook, được chat chit, Tiktok, YouTube… Sau những lần nảy lửa ấy, là cam kết, là quy ước, là những lời xin lỗi, hứa hẹn… lặp lại nhiều lần của các con.

Mẹ biết thời đại này, không chỉ học sinh cần được tiếp cận nguồn tri thức phong phú đến từ Internet. Tuy nhiên, tại những quốc gia có nền giáo dục văn minh – hiện đại như Australia, Anh, Pháp… cũng đã kiên quyết nói không với thiết bị thông minh trong lớp học, nhằm giảm thiểu sự mất tập trung của học sinh và quan trọng hơn là để ngăn chặn trào lưu bắt nạt trên mạng (cyber-bullying).

Dường như thế giới này vẫn đang loay hoay, chưa có đáp án hoàn hảo cho bài toán “nên hay không nên cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp”. Đành rằng giáo viên sẽ kiểm soát, nhưng việc đó không dễ dàng gì, ở cả những nền giáo dục hiện đại nhất nhì thế giới. Nó không chỉ là nan đề ở học đường, mà nó còn là sự khó khăn trong mỗi gia đình, ở bất kỳ quốc gia nào.

Hãy là đứa trẻ bản lĩnh - Hình 1

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (Gò Vấp, TPHCM) tham gia sôi nổi cuộc thi xoay rubik trong giờ ra chơi. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Tết vừa rồi, bà ngoại mình đã ra “quy định” mới. Tất cả các thành viên khi ngồi vào bàn ăn không được sờ, liếc đến điện thoại. Ông bà ngoại cũng biết sử dụng Internet, cũng đã “gia nhập” mạng xã hội để “bằng con, bằng cháu”, nhưng có lẽ, người ở thế hệ cũ đã dự cảm được những bất an trong lối sống mới. Khi các con gặp nhau vào mỗi dịp lễ tết, cúng giỗ… thời gian ngắn ngủi đó, các con đã không còn bên nhau trọn vẹn cảm xúc với ý thức “bây giờ và ở đây”.

Các con có thể ngồi cạnh nhau, nhưng mỗi đứa chăm chú dán mắt vào màn hình riêng nhỏ xíu, thỉnh thoảng lại ô a hay cười một mình. Thời của mẹ, những cỏ cây, hoa lá, những côn trùng, dòng sông, con cá, con gà… những trải nghiệm trong veo ấy tuyệt vời hơn thứ hình ảnh có trong điện thoại thông minh của các con. Thế hệ Z của các con ngày nay dễ chán nản và cáu gắt hơn, bởi ở đó, có lẽ điều bình dị, đời thường chẳng còn làm các con thích thú.

Cuộc sống cứ biến đổi không ngừng con ha. Thời của mẹ cũng không thể hình dung có ngày đĩa DVD mất tích vì YouTube ra đời, bưu điện đìu hiu vì những lá thư viết tay được thay bằng email, rồi bây giờ là tin nhắn SMS… Đến thời các con, công nghệ được dự báo sẽ có thể lục tung mạng xã hội, tìm kiếm ngôn từ, video, ráp lại thành phiên bản người số, có giọng nói và cách tương tác chẳng khác gì người thật.

Người ta lại hối hả, lao vào cuộc “nâng cấp” phần mềm để trở thành loài siêu việt trên không gian ảo. Nhưng trí tuệ nào phân tích ra nghịch lý của mặt trái đời sống công nghệ? Mấy hôm trước, mẹ thoáng giật mình khi con lên tiếng bênh vực một “streamer” (người phát sóng trực tiếp thông qua web hoặc mạng xã hội) đang bị lên án vì văng tục trên YouTube. Vài ngày nữa sẽ chẳng ai nhớ tới vụ việc khiến con trai mẹ có chút bất bình, nhưng con ơi, Google, Facebook sẽ không bao giờ xóa án tích cho họ.

Nhắc đến đây mẹ chợt nhớ, mới tuần trước, tỷ phú Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Facebook, thông báo, mạng xã hội lớn nhất thế giới này vừa nâng cấp nội quy làm việc nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn nguy cơ xảy ra các cuộc tranh luận trực tuyến dẫn đến mâu thuẫn nội bộ về quan điểm chính trị, sắc tộc, tôn giáo hoặc tin tức về dịch bệnh. Trước đó, gã khổng lồ công nghệ Google cũng mở rộng cơ chế kiểm duyệt nhân viên nhằm xây dựng môi trường làm việc tốt đẹp, hiệu quả và lành mạnh hơn, tránh những cuộc tranh cãi về các vấn đề không liên quan đến công việc.

Con thấy không, những người trưởng thành, đầy tài năng làm việc tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới vẫn còn sập chính cái bẫy công nghệ mà họ tạo ra, vẫn còn thiếu kỹ năng quản trị bản thân dẫn đến mất tập trung trong khi làm việc. Mới đây, bộ phim tài liệu The Social Dilemma đã gây sửng sốt người xem khi bóc phốt trần trụi ma trận của mạng xã hội.

Video đang HOT

Nó tiết lộ nhiều người trong ngành công nghệ, những cựu giám đốc điều hành, những nhà phát triển sản phẩm, nhà đạo đức thiết kế ở Facebook, Google, Twitter, Instagram đã không để con họ bị thao túng bởi các thiết bị mà người ngoài ngành tin là chúng “thông minh”.

Làm cha mẹ thời nay thật quá khó. Đúng là thời xưa hay bất kỳ thời nào cũng khó. Khó bởi hoàn cảnh sống, bởi suy nghĩ hay quan điểm sống tùy từng thời. Khó bởi tư duy con người được tạo dựng trong những cảnh huống khác nhau. Nhưng thời nay khó hơn, bởi mẹ vẫn chưa thể yên tâm về những tiện ích, dịch vụ mà xã hội hiện đại mặc định là cần, là tốt nhất cho các con. Ẩn sau những hình ảnh “lạnh lùng, ngầu”, bất cần là hành trình vật lộn với tâm lý giận dữ và cô độc thường xuyên.

Mẹ biết, để tồn tại trong thế giới này, chúng ta phải tiếp thu học hỏi và đón nhận cái mới liên tục. Quá trình thay đổi hay giao thoa nào cũng có sự đánh đổi. Nhưng cởi mở với công nghệ của tương lai không có nghĩa chúng ta phải chấp nhận mọi cách sử dụng chúng? Tất nhiên, trốn tránh hay cấm đoán càng không phải là cách giải quyết tối ưu.

Cũng như những bậc sinh thành khác, mẹ chỉ mong con có bản lĩnh vững vàng để làm chủ chiếc điện thoại chứ không để nó sai khiến, thao túng tinh vi cuộc sống của mình. Sở hữu trong tay phương tiện tiếp cận tri thức, nhưng sử dụng thế nào cho thông minh, còn tùy thuộc vào sự tỉnh táo và kỹ năng kiểm soát bản thân của con, mà mẹ biết, ở tuổi này là rất khó.

Mẹ của con!

Các nước có 'cởi mở' chuyện học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học?

Không chỉ ở Việt Nam, ngay cả ở những nước có nền giáo dục phát triển, thì vấn đề nên hay không nên cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

Các nước có cởi mở chuyện học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học? - Hình 1

Chuyện học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học vẫn là đề tài gây tranh cãi ở nhiều nước. (Nguồn: Vietnamnet)

Cấm để chống bắt nạt trên mạng

Tại một số nước phương Tây, lý do cấm học sinh dùng điện thoại là để hạn chế nạn bắt nạt trên mạng.

Cụ thể, theo AFP, gần 90% thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi ở Pháp dùng điện thoại di động. Từ năm học 2018-2019, Pháp áp dụng lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trong tất cả trường học trên cả nước. Lý do cấm nhằm giảm thiểu tình trạng mất tập trung, chống bắt nạt trên mạng và quan trọng là khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn.

Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer hoan nghênh đạo luật trên, và gọi đây là "luật của thế kỷ 21", giúp tăng cường kỷ luật đối với 12 triệu học sinh ở Pháp.

"Cởi mở với công nghệ của tương lai không có nghĩa chúng ta phải chấp nhận mọi cách sử dụng chúng" , ông Blanquer nhấn mạnh.

Một số ý kiến ủng hộ học sinh dùng điện thoại trong lớp đưa ra những lý do như sử dụng hiệu quả công nghệ có thể giúp học sinh học tốt hơn và cái cần làm là hướng dẫn học sinh dùng cho đúng cách thay vì cấm.

Tại Australia, tháng 9/2018, nước này đã quyết định ban hành lệnh cấm điện thoại di động trong trường học. Lệnh cấm được thực thi lần đầu tiên tại các trường ở bang New South Wales sau đó tiến hành trên phạm vi toàn bang này. Một trong số những nguyên nhân là do lo ngại về hành vi bắt nạt trên mạng.

Bộ trưởng Giáo dục Australia đương thời - ông Rob Stokes - còn ra chỉ thị xem xét lại về việc sử dụng các thiết bị công nghệ khác ở trường học, chứ không chỉ riêng điện thoại thông minh.

"Trong các lớp học và sân chơi trên khắp thế giới, smartphone trao cơ hội kết nối cho học sinh và phụ huynh, nhưng chúng cũng tạo ra nhiều vấn đề khác: từ bắt nạt trên mạng, mạng xã hội, smartphone gây ra nhiều quan ngại cho các bậc phụ huynh, giáo viên và học sinh", ông Stokes nhấn mạnh.

Hiện nay, ở Australia, các trường học quy định điện thoại di động chỉ được sử dụng trong trường hợp gọi cho cha mẹ hoặc người bảo hộ, chỉ khi cha mẹ hoặc người bảo hộ cho phép con em mình sử dụng trong lúc diễn ra các hoạt động ngoại khóa của trường như đi cắm trại, dã ngoại...

Việc sử dụng điện thoại di động cũng bị hạn chế trong môi trường học tập, đặc biệt là bị tuyệt đối trong một số khu vực nhất định trong trường như phòng thay đồ, phòng tắm, phòng thể chất và bể bơi. Nếu một học sinh bị phát hiện sử dụng điện thoại di động ở những khu vực trên, họ sẽ bị tịch thu thiết bị của mình, tùy theo tình huống sẽ bị phạt theo mức độ nặng.

Các trường hợp ngoại lệ sẽ được cân nhắc cụ thể và cho phép bởi hiệu trưởng mỗi trường, đặc biệt là với học sinh sử dụng thiết bị thông minh để theo dõi sức khỏe. Nếu học sinh cần liên lạc với phụ huynh trong giờ học hoặc ngược lại thì sử dụng điện thoại của văn phòng nhà trường.

Tại Thái Lan, phần lớn các lớp học, bao gồm cả trường quốc tế, việc sử dụng điện thoại bị nghiêm cấm. Thậm chí, một số trường còn giới hạn thời gian học sinh dùng điện thoại thông minh trong khuôn viên trường giữa các tiết học và sau giờ học. Lý do học sinh sẽ bị phân tâm khi dùng điện thoại để truy cập Internet, hoặc nhắn tin.

Tương tự, Singapore cũng cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp từ 7h30 tới lúc tan học. Nếu mang theo thì phải tắt điện thoại, còn vi phạm thì sẽ bị tịch thu điện thoại từ một tuần đến một năm.

Để cải thiện điểm số

Tại Anh, bắt đầu từ năm 2007, hơn 50% tổng số trường học ở Anh quyết định cấm sử dụng điện thoại di động trong lớp học, một điều chưa từng có tiền lệ trước đó khoảng một thập kỷ. Đến 2012, số lượng các trường học trên khắp nước Anh cấm điện thoại di động đã tăng lên 98%.

"Kể từ tháng 9/2018, học sinh ở độ tuổi 11 - 16 có điện thoại di động ở trường học phải nộp cho giáo viên hoặc cất trong tủ đồ của lớp và chỉ được nhận lại khi tan trường", lệnh cấm nêu rõ.

Chính quyền nước Anh đã ra lệnh cấm mạnh tay nhằm cải thiện điểm số, loại bỏ những hành vi sử dụng điện thoại vì những mục đích không liên quan tới học tập.

Sau khi lệnh cấm được thực thi, các trường học ở Anh đã ghi nhận kết quả tích cực đối với học sinh: có thêm nhiều học sinh năng hoạt động bên ngoài hơn, số lượng học sinh tham gia các câu lạc bộ và sự kiện xã hội của trường tăng cao.

Theo một nghiên cứu của Đại học Kinh tế London xuất bản năm 2015, học sinh có kết quả học tập cao hơn khi trường học cấm sử dụng điện thoại trong giờ học.

Tìm cách "sống chung"

Tại Mỹ không có quy định cấm mang và sử dụng điện thoại ở trường học với lý do, điện thoại là một công cụ hữu hiệu giúp ích cho việc học tập trong nhiều trường hợp.

Năm 2006, Michael Bloomberg vốn là thị trưởng đương thời thành phố New York đã ra quyết định cấm học sinh, sinh viên sử dụng điện thoại ở tất cả trường học, gây làn sóng tranh cãi trong cộng đồng phụ huynh và học sinh.

Luật cấm học sinh sử dụng điện thoại tại trường học có hiệu lực đến tận năm 2015 khi ông Bloomberg rời ghế thị trưởng và ông Bill de Blasio lên thay.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học của Mỹ chỉ ra, phần lớn học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không phải để học mà để gửi tin nhắn cũng như đăng các dòng trạng thái lên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng học của học sinh.

Một số phụ huynh tin rằng con họ cần có điện thoại ở trường để họ có thể liên lạc với con khi cần. Đó là lý do vì sao nhiều nơi, nhất là ở Mỹ, cho phép trẻ mang điện thoại tới trường nhưng không cho dùng trong lớp học.

Một số người cho rằng tốt hơn, thay vì cấm thì nên dạy trẻ cách sử dụng công nghệ có trách nhiệm. Những người này cũng tin rằng smartphone còn có thể là một công cụ giáo dục thuận tiện cung cấp các nguồn tài nguyên học tập phong phú, hữu ích cho học sinh.

Tại Nhật Bản, theo chính sách mới nhất được thông qua vào tháng 7/2020, học sinh Nhật Bản từ cấp 2 sẽ được phép mang điện thoại đến trường để liên lạc trong các trường hợp khẩn cấp, điều cần thiết với tần suất thiên tai lớn ở Nhật Bản.

Với quy định này, học sinh sẽ được mang điện thoại trong từ nhà đến trường để phòng tránh trường hợp nguy hiểm. Sau khi tới trường, các em sẽ được yêu cầu cất điện thoại vào những tủ cá nhân để tránh mất tập trung trong giờ học.

Tại Hàn Quốc, từ năm 2012, toàn bộ học sinh Hàn Quốc bị cấm mang điện thoại đến trường, trừ những trường hợp cụ thể như đi dã ngoại hay hoạt động ngoại khóa ngoài trời.

Quyết định này được đưa ra sau nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gần 20% giới trẻ Hàn Quốc bị nghiện điện thoại thông minh hoặc mạng Internet. Song việc cấm là cấm, còn học sinh lén lút sử dụng thì tất nhiên không tránh khỏi.

Tuy nhiên, kể từ năm 2014, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã thử nghiệm một phần mềm quản lý điện thoại học sinh dựa vào GPS: iSmartKeeper. Các nhà giáo dục Hàn Quốc giờ đây đã không còn phải đau đầu với sự phát triển của điện thoại thông minh đang gây mất tập trung trong từng tiết học của học sinh.

Kể từ năm 2014, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã thử nghiệm một phần mềm giúp giáo viên có tắt điện thoại học sinh từ xa. Song sử dụng phần mềm này, cũng như nhiều phần mềm theo dõi, hạn chế sử dụng điện thoại đã vấp phải nhiều lo ngại khác về quyền riêng tư và thông tin cá nhân của học sinh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bức ảnh ăn mỳ oan nghiệt khiến nữ thần quốc dân chịu đòn trừng phạt nặng nềBức ảnh ăn mỳ oan nghiệt khiến nữ thần quốc dân chịu đòn trừng phạt nặng nề
13:34:04 24/11/2024
Tuấn Ngọc lên ngôi Á vương 1 Mr World, bạn gái có ngay động thái đặc biệt giữa tin rạn nứtTuấn Ngọc lên ngôi Á vương 1 Mr World, bạn gái có ngay động thái đặc biệt giữa tin rạn nứt
15:47:58 24/11/2024
Sao nhí bất hạnh nhất showbiz 39 tuổi vẫn như đứa trẻ lên 10Sao nhí bất hạnh nhất showbiz 39 tuổi vẫn như đứa trẻ lên 10
13:48:40 24/11/2024
Tây Du Ký bản mới của Châu Tinh Trì gây thất vọng lớnTây Du Ký bản mới của Châu Tinh Trì gây thất vọng lớn
14:39:12 24/11/2024
4 phim ngôn tình cổ trang Hoa ngữ hay nhất 2024: Cặp đôi tái hợp sau 7 năm làm dân tình mê mẩn4 phim ngôn tình cổ trang Hoa ngữ hay nhất 2024: Cặp đôi tái hợp sau 7 năm làm dân tình mê mẩn
13:39:37 24/11/2024
Quỳnh Nga nhảy samba, hot girl 'Đảo thiên đường' bật khóc ở 'Bước nhảy Hoàn vũ'Quỳnh Nga nhảy samba, hot girl 'Đảo thiên đường' bật khóc ở 'Bước nhảy Hoàn vũ'
14:27:22 24/11/2024
Cô gái Kiên Giang lấy chồng Hàn qua bạn thân mai mối: 15 năm sau dẫn mẹ chồng về quê mình làm 1 việc gây sốtCô gái Kiên Giang lấy chồng Hàn qua bạn thân mai mối: 15 năm sau dẫn mẹ chồng về quê mình làm 1 việc gây sốt
16:03:36 24/11/2024
7dnight vào chung kết, được Trấn Thành khen ngợi ở Rap Việt7dnight vào chung kết, được Trấn Thành khen ngợi ở Rap Việt
14:17:34 24/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh rùng rợn trên máy bay khiến nhiều người kinh hãi

Bức ảnh rùng rợn trên máy bay khiến nhiều người kinh hãi

Lạ vui

19:29:18 24/11/2024
Mới đây, trên mạng xã hội X không ngừng chia sẻ hình ảnh một hành khách vô tình chụp được trên máy bay khiến nhiều người hoảng hốt và không khỏi liên tưởng tới người ngoài hành tinh E.T.
Chủ động tầm soát nguy cơ ung thư sớm để bảo vệ sức khỏe

Chủ động tầm soát nguy cơ ung thư sớm để bảo vệ sức khỏe

Sức khỏe

19:23:07 24/11/2024
Sự phát triển của các trường hợp ung thư ở giai đoạn đầu thường khó nhận biết, khiến người bệnh chủ quan. Khi có các triệu chứng thì bệnh thường ở giai đoạn muộn, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các đơn vị hỗ trợ người dân vùng ngập lụt

Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các đơn vị hỗ trợ người dân vùng ngập lụt

Tin nổi bật

19:22:11 24/11/2024
Tại tổ dân phố 1, phường Phổ Minh (thị xã Đức Phổ), nước sông Trà Câu dâng cao 1,5-2m, làm xói lở tuyến kè bờ sông, khiến hơn 90 ngôi nhà dân bị ngập sâu.
Tên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine

Tên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine

Thế giới

19:21:34 24/11/2024
Theo Ủy ban chống tham nhũng độc lập của Ukraine (NAKO), chín công ty thuộc các quốc gia phương Tây, bao gồm các nhà sản xuất từ Mỹ, Hà Lan và Vương quốc Anh, đã sản xuất các linh kiện này.
Đi họp lớp, thu nhập 70 triệu đồng/tháng nhưng tôi chỉ nói là hơn 10 triệu đồng: Về nhà, phát hiện mình bị huỷ kết bạn trên MXH

Đi họp lớp, thu nhập 70 triệu đồng/tháng nhưng tôi chỉ nói là hơn 10 triệu đồng: Về nhà, phát hiện mình bị huỷ kết bạn trên MXH

Netizen

19:17:53 24/11/2024
Buổi gặp gỡ sau 15 năm đã giúp tôi nhận ra bản chất của bạn cũ, biết tôi lương thấp nên anh ta đã lảng tránh và không muốn trò chuyện nữa.
Thiều Bảo Trâm bị tấn công, tiết lộ lý do phải "ở ẩn" vào sinh nhật

Thiều Bảo Trâm bị tấn công, tiết lộ lý do phải "ở ẩn" vào sinh nhật

Tv show

18:15:19 24/11/2024
Thiều Bảo Trâm bật khóc trải lòng về những khó khăn, áp lực mà cô đã phải trải qua khi quyết định tham gia chương trình thực tế.
'Rèm ngọc châu sa': Cái kết khiến khán giả hụt hẫng

'Rèm ngọc châu sa': Cái kết khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

18:12:50 24/11/2024
Bộ phim cổ trang Rèm ngọc châu sa do cặp đôi Triệu Lộ Tư - Lưu Vũ Ninh đóng chính đã khép lại trong sự tiếc nuối và thất vọng của đông đảo khán giả bởi cái kết bi thương của phim.
Sự 'đảo chiều' trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ

Sự 'đảo chiều' trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ

Uncat

18:03:20 24/11/2024
Nhưng bức tranh đã thay đổi hoàn toàn kể từ năm 2022. Ấn Độ đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga, với kim ngạch thương mại song phương tăng vọt lên 49 tỷ USD trong năm 2022 và đạt 65 tỷ USD vào cuối năm 2023.
Mbappe mừng rỡ, chiếm chỗ Vinicius khi Real Madrid đấu với Leganes

Mbappe mừng rỡ, chiếm chỗ Vinicius khi Real Madrid đấu với Leganes

Sao thể thao

18:00:24 24/11/2024
Kylian Mbappe nhiều khả năng được HLV Ancelotti bố trí chơi ở cánh trái - vị trí ưa thích ở trận Real Madrid làm khách Leganes lúc 0h30 ngày 25/11.
Đỉnh Fansipan ở Sa Pa xuất hiện băng

Đỉnh Fansipan ở Sa Pa xuất hiện băng

Du lịch

16:50:57 24/11/2024
Chuyên gia thời tiết lý giải băng xuất hiện ở đỉnh Fansipan do khu vực này trời đang quang mây, nhiệt độ xuống thấp. Hơi nước, sương đọng trên bề mặt gặp nhiệt độ thấp sẽ kết thành băng.
Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 24/11/2024: Bọ Cạp có vận may tốt nhất

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 24/11/2024: Bọ Cạp có vận may tốt nhất

Trắc nghiệm

16:09:47 24/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 24/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.