Hãy là chính bạn với phiên bản tốt hơn mỗi ngày
Hà Bảo Thi là Á khôi 2 Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Cô hiện là sinh viên năm 3, khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Những năm đầu lên Đại học, mình và gia đình phải chịu nhiều áp lực cả về vật chất lẫn tinh thần. Ba mẹ mình từng hi vọng mình có thể học tại Đại học Cần Thơ để được gần nhà và mức sinh hoạt tại Cần Thơ cũng không đắt đỏ như ở thành phố Hồ Chí Minh.
Càng buồn hơn khi đa số những người xung quanh đều không ủng hộ, họ nói với ba mẹ mình rằng con gái cần học chi nhiều, đi lên thành phố chỉ thêm tốn kém, chưa chắc ra trường đã có việc làm!
Khi nghe những điều như vậy, mình lại càng muốn chứng tỏ rằng bản thân mình có thể làm khác những gì mọi người quan niệm. Và mình biết cần phải học, phải làm thật nhiều thì mới có thể giúp đỡ gia đình của mình.
Nhìn cuộc sống và những hình ảnh mình chia sẻ từ trước đến nay chắc không ai nghĩ rằng cô gái có dáng vẻ nhỏ nhắn, yếu đuối như mình đã làm rất nhiều công việc, một ngày có khi mình làm cả 3 job từ 7h sáng đến 11h tối. Những năm đầu Đại học vì muốn chia sẻ gánh nặng kinh tế với gia đình, mình từng đi giữ trẻ, bán trà sữa, bán quần áo, đi làm sale phòng trọ, làm trợ lý cá nhân.
Tuy đi làm rất nhiều, nhưng do bản tính năng động, ham học hỏi mình vẫn luôn thu xếp thời gian tham gia khá nhiều hoạt động của trường như việc trở thành thành viên của đội Đại sứ, tham gia vào các hoạt động truyền thông của trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Tất cả những việc mình làm không phải chỉ để kiếm tiền mà còn kiếm cơ hội được học hỏi, được rèn luyện những kỹ năng cần thiết, để có những mối quan hệ tốt đẹp giúp ích cho sự phát triển bản thân. Mình muốn sau này khi nhìn lại sẽ không hối hận về thời sinh viên của mình thật đẹp, thật đáng nhớ.
Video đang HOT
Qua đây mình cũng xin cảm ơn những người bạn, người anh chị, thầy cô, những người đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và chia sẻ hướng mình đến những điều tích cực, chẳng hạn như việc mọi người đã thúc đẩy mình tham gia cuộc thi Nét đẹp sinh viên mùa 2 do Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức. Không phủ nhận sự nỗ lực của bản thân, nhưng nếu không có sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía mọi người thì thật khó để mình giành được danh hiệu Á khôi 2, vì tất cả các bạn thí sinh tham gia đều xinh đẹp và tài năng.
Mình từng rất tự tin về nhan sắc và vóc dáng nhỏ bé của mình. Điều mình học được từ cuộc thi này chính là khi làm bất cứ việc gì hãy luôn đặt cái tâm và nỗ lực hết mình cho dù là thắng hay thua. Cuộc thi Nét đẹp sinh viên đã dạy mình rất nhiều điều hay. Vẻ đẹp chính là tiêu chí đầu tiên của cuộc thi, tuy nhiên Trường Đại học Tôn Đức Thắng còn tôn vinh nét đẹp tâm hồn và trí tuệ. Mình được cơ hội tham gia team building xây dựng mối quan hệ với mọi người, được thử sức với nhiều lĩnh vực chưa từng được thử sức.
Sau cuộc thi mình còn có thêm rất nhiều người bạn và nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều người. Việc trở thành Á khôi 2 tuy đôi lúc có hơi áp lực về mặt hình ảnh, nhưng mình lại thấy điều đó thật sự rất hay, nó giúp mình sống tích cực, hướng đến những điều tốt đẹp, biết chia sẻ và có cơ hội giúp đỡ mọi người.
Hiện nay, ngoài thời gian học thì mình đang làm mẫu ảnh tự do và kinh doanh online. Mình khá bận vì có rất nhiều việc phải làm tuy nhiên vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để hoàn thành mọi việc vì mình nghĩ vẫn còn trẻ còn chịu khổ được thì cứ cố gắng.
Cố gắng ở đây không phải là muốn kiếm thật nhiều tiền hay có cuộc sống tốt mà là cố gắng để những ngày trôi qua luôn xứng đáng để nhớ về. Nếu hỏi đã giúp được ai chưa thì mình thật sự cũng chưa rõ. Nhưng mình nghĩ luôn sống phải đạo, sống tích cực thì ít nhiều cũng sẽ có tác động đến những người mình gặp gỡ hoặc ít nhất bớt đi một nỗi lo cho chính gia đình mình và xã hội.
Mình không chắc liệu tương lai có đủ mạnh mẽ, tích cực như hiện tại hay không, nhưng như mình đã từng nói bạn tuyệt vời nhất khi bạn là chính bạn với phiên bản tốt hơn nên mình sẽ cố gắng từng ngày.
Sau dịch, nhiều giáo viên mầm non "một đi không trở lại"
Quản lý phải đứng lớp, cô giáo lớp nhà trẻ lên dạy lớp Lá..., do thiếu giáo viên khi trường hoạt động trở lại, các trường mầm non ngoài công lập phải xoay đủ cách trong khi chờ tuyển người.
Hoạt động trở lại sau hơn 3 tháng nghỉ dịch, nhiều trường mầm non ngoài công lập ở TPHCM và các tỉnh lân cận rơi vào tình cảnh thiếu giáo viên. Tại một số trường, hiệu trưởng, quản lý phải tạm thời tham gia đứng lớp trong khi chờ tuyển người.
Hiệu trưởng một trường tư thục ở Gò Vấp, TPHCM cho hay, dù chỉ mới trẻ lớp Lá đi học lại nhưng trường đã phải huy động toàn bộ đội ngũ còn lại cùng giữ trẻ.
Tuần tới, lớp Mầm và lớp Chồi đi học trở lại, quản lý nhà trường cũng sẽ phải tham gia vào việc hỗ trợ lớp vì khả năng chưa tuyển được người.
Các trường mầm non tư thục tại TPHCM liên tục tuyển giáo viên khi mở cửa trở lại sau đợt nghỉ dịch
Cô cho hay, đợt nghỉ dịch dài, trường không đủ khả năng để trả lương giữ toàn bộ giáo viên nên nhiều người đã nghỉ việc. Chưa kể, một số giáo viên tìm được công việc khác nên nhiều vị trí bị trống.
Ngay khi có lịch học sinh đi học trở lại, trường đã liên tục đăng tuyển nhưng vẫn chưa tuyển được người. Trường đang cần tuyển 8 giáo viên và bảo mẫu.
Cô N.T.K.N., giáo viên tại một trường mầm non ở Thủ Đức (TPHCM) cho biết, cô phụ trách lớp 3 tuổi nhưng hiện tại, đang đứng lớp trẻ 5 tuổi do trường thiếu giáo viên. Dù hiện tại, chỉ mới trẻ 5 tuổi đi học trở lại và tỷ lệ trẻ quay lại trường sau dịch còn rất thấp.
Theo cô N., sang tháng 6, trẻ quay lại trường sẽ đông hơn. Nếu trường không kịp thời tuyển giáo viên sẽ rất khó khăn, không đảm bảo tỷ lệ 2 giáo viên/lớp như bình thường thì giáo viên hiện tại sẽ cực kỳ vất vả.
"Trẻ nhỏ lâu ngày đi học trở lại sẽ khó tránh việc quấy khóc, phải tập làm quen lại từ đầu. Nếu thiếu giáo viên sẽ cực kỳ áp lực cho các trường trong việc chăm sóc trẻ", cô N. nói.
Ngay sau khi TPHCM có lịch đi học trở lại của học sinh, hàng loạt trường mầm non tư thục đã cấp tập tuyển giáo viên để hoạt động trở lại. Không chỉ ở TPHCM mà nhiều trường ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An... cũng tích cực tuyển giáo viên.
Nhiều trường chưa thể hoạt động trở lại, hoặc hoạt động cầm chừng vì thiếu giáo viên. Thời gian nghỉ dịch dài, nhiều trường không đủ tài chính để trả lương, bảo hiểm để giữ giáo viên nên giờ thiếu nhân sự. Họ phải tuyển mới nhưng việc tuyển lúc bình thường đã khó, lúc này lại càng khó hơn.
Trên các trang việc làm và các hội giáo viên, tin tuyển dụng tìm giáo viên mầm non được các trường đăng tải liên tục. Có nhiều trường những tuần qua ngày nào cũng cập nhật nhưng vẫn không tìm được người.
Dịch bệnh Covid-19 tác động rất lớn đến nhiều ngành nghề, trong đó phải nói đối tượng giáo viên mầm non dạy trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề.
Thực trạng nhiều người mất thu nhập, mất việc ít nhiều thay đổi sự gắn bó của giáo viên với công việc thiếu sự ổn định, thu nhập không cao.
Tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến mất việc, mất thu nhập, nhiều giáo viên mầm non chuyển nghề (Ảnh minh họa)
Thống kê của Sở GD&ĐT TPHCM, có tới 879 cơ sở giáo dục mầm non và trên 23.460 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên bị ảnh hưởng về các khoản lương, bảo hiểm theo quy định.
Đối với giáo viên, trong thời gian nghỉ học phòng dịch, có tới 80% giáo viên bị ảnh hưởng việc làm, đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên làm việc tại các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Bà Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường mầm non Đô Rê Mi, Bình Dương cho hay, trường đang cần tuyển giáo viên khi hoạt động trở lại. Việc tuyển giáo viên mầm non của các trường ngoài công lập vốn đã rất khó, sau đợt dịch sẽ càng khó.
Thời gian nghỉ dài, nhiều giáo viên tìm được công việc khác, ổn hơn nên họ đổi nghề, không quay lại trường học nữa.
Chưa kể, với không ít người, công việc giáo viên mầm non chỉ là "tạm thời" để chờ cơ hội, tác động từ dịch đã tạo động lực cho họ đổi việc, "một đi không trở lại".
Vì sao các trường huỷ kỳ thi tuyển sinh riêng? Phương án tuyển sinh năm 2020 của Đại học Công nghệ TPHCM và Đại học Tôn Đức Thắng vừa huỷ kỳ thi đánh giá năng lực vào trường mặc dù trong đề án tuyển sinh dự kiến có đề cập đến việc tổ chức kỳ thi này. Học sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển vào Trường đại học Công nghệ TPHCM (Hutech)....