Hãy kiểm tra 4 dấu hiệu này giúp bạn phòng ngừa chứng ngưng thở khi ngủ vô cùng nguy hiểm
Mỗi đêm trước khi ngủ bạn tự kiểm tra bản thân xem có những triệu chứng dưới đây không, nếu có nghĩa là bạn đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng xảy ra khi hơi thở của một người bị gián đoạn trong khi ngủ. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh hiểm nghèo, bao gồm huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường, đồng thời làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim… Tuy nhiên, rất nhiều người đang mắc ngưng thở khi ngủ vẫn không biết mình bị bệnh này.
Rất nhiều người đang mắc ngưng thở khi ngủ vẫn không biết mình bị bệnh này.
Theo bác sĩ Alan Schwartz, (giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview, Mỹ), mỗi đêm trước khi ngủ bạn cần tự kiểm tra bản thân xem có những triệu chứng dưới đây không, nếu có nghĩa là bạn đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
1. Hỏi người xung quanh xem khi ngủ mình có thường xuyên phát ra tiếng động không
Ngáy, khịt mũi hoặc thở hổn hển đều là những âm thanh bất thường khi ngủ. Theo bác sĩ Alan Schwartz: Phát ra tiếng ồn khi ngủ là dấu hiệu cảnh báo rằng đường hô hấp trên của bạn có thể bị tắc nghẽn. Dù không phải tất cả những người ngủ ngáy đều bị chứng ngưng thở khi ngủ, nhưng ngủ ngáy là một dấu hiệu điển hình của chứng bệnh này. Càng ngáy to thì khả năng bị ngưng thở khi ngủ càng lớn.
Theo bác sĩ, nếu bạn bị chứng ngưng thở, người ngủ cùng bạn sẽ nghe thấy tiếng ngáy ngắt quãng, đó chính là những cơn ngưng thở và chúng có thể tái phát hàng trăm lần mỗi đêm. Tốt nhất bạn nên nhờ người thân kiểm tra giúp tiếng ngáy của bản thân khi ngủ.
2. Tự hỏi bản thân có cảm thấy bồn chồn khi ngủ không
Bác sĩ Schwartz cho biết rằng những người bị chứng ngưng thở thường cảm thấy trằn trọc, liên tục xoay người và có dấu hiệu ngủ không yên giấc vào ban đêm. “Khi bạn khó thở vào ban đêm, giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn”, bác sĩ Schwartz nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ thường xuyên thức dậy giữa đêm với cảm giác đau đầu, khô miệng và họng.
3. Bạn luôn mệt mỏi
Nếu bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi cả ngày, nghĩa là chứng ngưng thở đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Mỗi tối trước khi ngủ, bạn nên suy nghĩ lại ngày hôm nay mình có cảm thấy mệt mỏi, làm việc kém năng suất, hay mắc lỗi, thậm chí thời gian này có hay bị cảm lạnh nhiều hơn so với trước đây không? Bởi giấc ngủ kém có thể cản trở hệ thống miễn dịch, nó khiến bạn luôn uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống và dễ mắc bệnh vặt.
4. Tự kiểm tra bản thân có thuộc đối tượng dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ không
Bác sĩ Schwartz nói rằng một số người có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ hơn những người khác: Đàn ông có nhiều khả năng bị ngưng thở hơn phụ nữ, mặc dù nguy cơ ở phụ nữ tăng lên sau khi mãn kinh. Ông cho biết thêm, đối tượng thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ hơn rất nhiều so với những người khác.
Những người có amidan lớn, lưỡi lớn hoặc xương hàm nhỏ. Có tiền sử gia đình bị ngưng thở khi ngủ. Tắc nghẽn mũi do vách ngăn lệch, dị ứng hoặc các vấn đề về xoang… cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị chứng ngưng thở khi ngủ.
Đàn ông có nhiều khả năng bị ngưng thở hơn phụ nữ, mặc dù nguy cơ ở phụ nữ tăng lên sau khi mãn kinh.
Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc chứng bệnh này. Theo bệnh viện Johns Hopkins, 10 đến 20% trẻ em ngủ ngáy có thể bị ngưng thở khi ngủ. Nhìn chung, ước tính có khoảng 3% trẻ em trên thế giới bị ngưng thở khi ngủ.
Nhìn chung, nếu bạn nhận ra bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trên đây, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị triệt để.
Ngáy khi ngủ cảnh báo điều gì?
Người ngủ ngáy không chỉ khiến người khác thấy phiền mà còn có thể tiềm ẩn bệnh đường hô hấp hay hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngủ ngáy là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Chắc hẳn ai cũng có người thân hoặc bạn bè phát ra tiếng ngáy khi ngủ khiến người xung quanh thấy không được thoải mái.
Ảnh minh họa: Sleepdoctor
Vậy tại sao những người đó lại ngáy khi ngủ. Dưới đây là một vài lý do:
1. Béo phì
Những người béo phì thường có lượng mỡ nhiều hơn người bình thường. Bởi vậy, ở vùng hầu họng của họ có thể bị tích lũy mô mỡ, làm hẹp khoảng không giữa vùng hầu họng và thanh quản.
Khi hơi thở đi qua khu vực này sẽ gặp khó khăn hoặc bị ngăn lại dẫn tới tiếng ngáy mà chúng ta nghe thấy.
2. Tắc nghẽn đường hô hấp mũi
Những bất thường sinh lý ở vòm họng hoặc đường thở cũng dễ gây ra tình trạng ngáy. Đó có thể do lệch vách ngăn mũi, polyp mũi (u mềm do viêm mạn tính vì hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng). Khi đó, luồng khí luân chuyển gặp khó khăn, bị ngăn chặn, gây ra ngáy.
Dị dạng động tĩnh mạch, hàm nhỏ bất thường cũng khiến đường thở bị cản trở. Tình trạng này sẽ căng thẳng hơn khi bạn chìm vào giấc ngủ ban đêm.
3. Ngưng thở khi ngủ
Đây là hiện tượng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh ngưng thở hơn 10 giây, lặp lại nhiều lần trong đêm với triệu chứng ngủ ngáy.
Bệnh nhân thường tắc nghẽn đường thở khi ngủ bởi vậy họ bị kích thích tỉnh giấc. Nếu bị ngáy và hay thức dậy giữa đêm, bạn nên tới phòng khám kiểm tra.
Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh trên là người béo phì, có bất thường ở đường hô hấp (hàm nhỏ, lưỡi to...), uống rượu bia nhiều, di truyền.
Bạn có thể đổi tư thế nằm nghiêng nếu có hiện tượng ngủ ngáy bất chợt. Ảnh minh họa: Colossalsleep
4. Tư thế ngủ
Tình trạng ngáy mức độ nhẹ và không thường xuyên có thể do tư thế ngủ của bạn. Nếu bạn nằm ngửa, đường thở có thể bị hẹp lại, nhất là khi gối quá cao. Cách điều chỉnh đơn giản là bạn nằm nghiêng sang một bên, mua gối có độ dày vừa phải.
5. Quá mệt
Nhiều người bình thường không ngáy nhưng sau một ngày làm việc quá sức, họ sẽ ngáy to vào ban đêm. Đây là hiện tượng xảy ra bất chợt mà các nhà khoa học chưa lý giải được. Tuy nhiên, chúng không nguy hiểm.
Như vậy, nếu bạn hoặc người quen ngáy khi ngủ, hãy đổi tư thế nằm nghiêng. Nếu tình trạng không giảm bớt, bạn nên đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.
Ngoài ra, để hạn chế ngáy, bạn có thể áp dụng các thói quen tốt như chọn gối có độ cao vừa phải, ăn hạn chế vào bữa tối, không dùng thuốc an thần, không uống rượu trước lúc đi ngủ, tăng độ ẩm cho phòng (tránh cổ họng bị khô).
Cụ bà 103 tuổi chia sẻ bí quyết bất ngờ giúp xương chắc khỏe Kết quả kiểm tra cho thấy, xương của người phụ nữ 103 tuổi này chỉ vừa mới 60 tuổi (theo tuổi sinh học) và không hề có triệu chứng loãng xương thường gặp ở người cao tuổi. Bước sang tuổi 103, bà Ling, một người phụ nữ sống ở vùng núi Trung Quốc, đã gây bất ngờ cho các bác sĩ trong vùng,...