Hãy kể về lần nghèo nhất thời còn sinh viên của bạn đi
Một tuần liền ăn mì tôm, phải móc hết chỗ này đến chỗ khác, gom góp từng đồng tiền lẻ để có thể mua được cái gì đó lấp đầy bụng, phải “mặt dày” đi mua chịu… Đó chính là những kỉ niệm mà sinh viên nghèo ai cũng từng một lần trải qua.
Chẳng phải tự nhiên mà sinh viên cứ hay đi kèm với hậu tố nghèo. Nếu bạn đã từng là sinh viên, đặc biệt là sinh viên xa nhà, ắt hẳn bạn đã từng ít nhất một lần trải qua cảm giác “ cháy túi”, chưa hết tháng mà đã cạn kiệt mọi nguồn lương thực, thực phẩm. Những lúc như vậy, bạn sẽ tìm ra đủ cách để có thể chống chọi đến cuối tháng, chờ ngày trợ cấp của bố mẹ tới hoặc chờ lúc lương về bằng cách nhịn đói, ăn gộp bữa, dùng mì tôm thay cơm hay thậm chí là mặt dày sống dựa vào “lòng từ bi” của lũ bạn.
Cái thời “tay nhặt lá, chân đá ống bơ” khổ thì khổ nhưng kể ra cũng vui phết đấy chứ. Thế còn bạn thì sao, thời sinh viên bạn đã từng bi đát tới cỡ nào?
Mì tôm và trứng đúng là bộ đôi hoàn hảo dành cho những sinh viên lỡ vung tay quá trán khi tháng mới qua được một nửa
Nếu khi gian khó, hai người ta còn gắn bó, yêu thương được nhau thì chắc hắn một cái kết thật đẹp là điều hoàn toàn xứng đáng dành cho cả hai
Một khi đã đói thì ăn quàng chứ còn hơi sức đâu mà lo chuyện vitamin này kia, chất dinh dưỡng này kia, mụn nhọt ngày kia
Người ta có huynh đệ cắt máu ăn thề thì mình cũng có huynh đệ húp chung nồi cháo mà thành anh em cả đời
Kể cũng lạ, không biết tại sao nhưng cứ khi bạn đã hết tiền thì kiểu gì một loạt rắc rối cũng thi nhau kéo đến
Không có bi đát nhất, chỉ có bi đát hơn
Video đang HOT
Hạnh phúc lúc bình thường to tát thế nào chẳng biết, chứ hạnh phúc khi đói lòng có thể được tạo nên bằng đúng 1 tờ polyme màu đỏ
Khi tiền đã cạn ở một mức nào đó thì sức mạnh trong bạn cũng được phát huy tối đa. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy chứ
Thời sinh viên ừ thì khổ, nhưng cũng lắm kỉ niệm đáng nhớ vô cùng
Suy cho cùng, chính những vất vả gian nan chúng ta phải trải qua thời còn sinh viên lại trở thành nguồn động lực giúp chúng ta cố gắng
Theo Helino
Mẹ chồng ghét không thèm chăm cữ, con dâu chờ dịp cho bà ăn mì tôm cả tháng...
Chưa về nhà chồng mà Chi đã bị mẹ chồng ghét bỏ, cũng chỉ bởi vì thầy bói nói tuổi cô sẽ khắc với tuổi của bà. Mẹ chồng Chi không đồng ý cho 2 người cưới nhau nhưng ý Lam đã quyết thì chẳng ai có thể thay đổi được.
Từ sau khi cưới, Chi vẫn luôn bị mẹ chồng săm soi đủ thứ, có vẻ như bất cứ việc gì cô làm đều khiến bà ngứa mắt, cảm thấy không hài lòng.
- Sao cô rửa mấy cái bát đũa cũng không xong là thế nào? Tôi bảo cái Trang (em chồng) rửa là sạch như li như lau. Cô động vào thì cái gì cũng hỏng.
- Ơ... con rửa cũng sạch lắm rồi mà mẹ.
- Nhìn đi. Nhìn thấy cọng hành trên thành bát chưa? Tôi đã bảo mà, thầy bói nói tôi với cô không hợp nhau được chẳng sai mà, làm cái gì cũng thấy ngứa mắt.
Cho đến khi có con, Chi cứ ngỡ mọi chuyện sẽ thay đổi tích cực, nào ngờ tình hình còn trở nên tồi tệ hơn. Cô nghén mùi dầu mỡ nên không thể nào nấu cơm được, cứ đứng gần bếp là lại nôn thốc nôn tháo.
Mới mang thai 5 tháng mà Chi sụt gần 10kg, nhìn cô hốc hác quá, chồng xót vợ bảo:
- Từ giờ việc nấu cơm mẹ làm được không? Vợ con đang bầu bí quá.
- Tôi già từng này tuổi rồi mà vẫn còn phải hầu anh chị á.
- Mẹ thông cảm giúp tụi con. Tháng tới con đi công tác xa rồi, sợ lúc Chi đẻ cũng không ở nhà được. Mẹ chăm sóc cô ấy dùm con.
Nể con trai nên mẹ chồng mới nấu cơm cho Chi những tháng cuối cùng ấy. Ngày sinh con, chồng không về, Chi sinh khó mất rất nhiều máu nên bác sĩ nói cô cần được chăm sóc, kiêng cữ rất lâu và cẩn thận.
Nhưng ngay từ khi nhìn thấy đứa cháu gái chào đời, mẹ chồng đã bơ luôn cả 2 mẹ con Chi. Đối với bà, cháu trai mới là cháu còn cháu gái thì có cũng như không. Chi biết mẹ chồng ghét bỏ mình nên bà cũng vin vào cớ đó để kiếm lí do khỏi phải chăm sóc cô.
Bác sĩ yêu cầu Chi phải ở lại bệnh viện 1 thời gian để theo dõi tình hình, nhưng được 2 hôm đã thấy mẹ chồng xách quần áo đồ đạc đến và thông báo:
- Con Trang nó bị ốm, mẹ phải sang đó chăm sóc nó. 2 mẹ con tự lo nhé.
Chi nghe thấy thì không nói được lời nào, chỉ có cảm giác tổn thương vô cùng, trong khi con dâu đang ở cữ mẹ chồng lại nỡ bỏ sang nhà em chồng. Cho dù cô ấy có ốm thật, thì bà cũng không thể làm như thế. Nhưng mẹ chồng chỉ nói lời của bà xong thì không nghe thêm con dâu nói gì, lẳng lặng bỏ đi 1 mạch.
Ngồi buồn chán, Chi lấy điện thoại ra lướt facebook thấy ảnh em chồng vẫn đang đi chơi vui vẻ thì hiểu ngay ra rằng Trang không hề đau ốm gì cả mà mẹ chồng chỉ lấy cớ như thế để 2 người không phải chăm nom thăm hỏi cô lúc ở cữ.
Mẹ chồng đi rồi, ở bệnh viện chỉ còn vợ chồng Chi và đứa bé mới sinh. Chồng Chi trở về sau đợt công tác cũng bận rộn suốt ngày, hết giờ làm anh lại lao vào bệnh viện chăm con, chăm vợ, cơm nước, giặt giũ.
1 lúc ở viện lại 1 lúc ở nhà khiến anh cứ bị quay như chong chóng, vì 1 mình anh xoay sở không nổi nên trong nhà mọi thứ cứ loạn cào cào cả lên. Được 2 ngày anh phải xin nghỉ việc để ở nhà chăm vợ ở cữ.
Sau đó, Chi thương chồng vất vả nhưng mọi thứ vẫn không đâu vào đâu, vì thực sự việc chăm vợ ở cữ vô cùng gian nan, nhất là người vợ ốm yếu. Vì thế, Chi phải nhờ chị gái đến chăm 1 thời gian để chồng yên tâm làm việc, nhờ vậy vợ chồng cô mới vượt qua giai đoạn khó khăn này.
2 tuần sau Chi xuất viện về nhà, vì vết thương vẫn chưa lành đến việc tự mình đi xuống giường còn khó khăn, trong khi đó chồng lại phải đi làm vì công ty không cho nghỉ nhiều. Cuối cùng không còn cách nào khác, Chi phải gọi điện cho cô em chồng xin cô ta khuyên mẹ chồng trở về chăm sóc dăm bữa nửa tháng.
Nào ngờ, cô em chồng tai quái trả lời:
- Con là anh chị sinh ra, không lẽ sinh được lại không nuôi được mà còn phải bắt mẹ về?? Mẹ tôi tuổi cao sức yếu rồi không có khả năng chăm con cho chị đâu, hơn nữa trên đời này làm gì có luật nào bắt mẹ chồng phải chăm con dâu ở cữ??
Dứt lời cô ta dập máy ngay lập tức khiên Chi giật nảy mình. Mẹ đẻ Chi đã mất từ lâu chứ nếu không còn lâu cô mới phải lạy lục thế này.
Quãng thời gian ở cữ đó, Chi sẽ không bao giờ quên được cảm giác bị mẹ chồng ghét bỏ. Sau khi chồng đi làm rồi, cô ở nhà phải cắn răng dựa vào đầu giường để đứng lên chăm con, thay tã và làm mọi việc. Cũng chính vì vậy, sau đó vết thương của cô càng ngày càng khó lành. Nhiều khi mệt quá không thể nấu cơm, Chi chỉ uống tạm sữa và ăn mì tôm sống. Sau thời gian đó, cả người cô chỉ còn như bộ xương khô.
Thời gian thì vẫn phải trôi, giai đoạn khổ sở căm hận nhất cuộc đời Chi cũng đã trôi qua. Hiện giờ con gái đã 5 tuổi, nhưng nỗi hận với mẹ chồng thì chưa 1 ngày nào Chi quên được vậy nên cô đã dọn ra ở riêng từ lâu để tránh nhìn mặt bà.
Nào ngờ, 1 tháng trước, mẹ chồng Chi chẳng may bị ngã trong nhà tắm, chân phải bị gãy và toàn thân chấn thương. Chồng Chi vô cùng hiếu thuận đã nghỉ việc vào bệnh viện chăm mẹ 1 tuần, sau đó anh không hỏi ý kiến vợ đã đón luôn bà về nhà và dặn chăm lo cẩn thận cho mẹ.
Chi tức tối vô cùng nhưng lại không thể không nấu cơm vệ sinh cho bà, tuy nhiên cứ nghĩ đến lúc ở cữ cô lại không thể nào tha thứ và yêu thương nổi người mẹ chồng ác độc. Vậy nên cứ đến bữa, Chi dẫn con ra ngoài ăn còn để lại trên bàn 1 bát mỳ tôm cho mẹ chồng.
Mẹ chồng thấy con dâu đối xử với mình như vậy, liền gọi điện mách với con gái. Trang nghe thấy mẹ kêu khổ, bị con dâu ngược đãi thì hùng hổ chạy đến nhà anh trai. Vừa nhìn thấy bát mỳ trên bàn lạnh ngắt, cô ta liền chỉ thẳng mặt chị dâu:
- Mẹ tôi bị ngã gãy chân như thế đã đáng thương biết bao nhiêu mà chị còn không cho bà ấy ăn uống đàng hoàng, chị định để bà ấy chết đói à?? Chị đáng mặt làm con dâu sao??
Chi cười mỉm:
- Chết đói bao giờ?? Mỗi ngày 3 bữa mỳ tôm còn gì.
Cô em chồng tức nghẹn cổ:
- Chị... người đàn bà ác độc.
Chi lạnh lùng đáp:
- Có ác thế chứ ác nữa cũng không bằng gia đình các người. Nhớ lại xem lúc tôi ở cữ mẹ con các người đã bỏ rơi tôi khổ sở thế nào. Đến giờ di chứng vẫn còn đây, ai làm gì trời biết đất biết, đó là quả báo thôi. Mẹ con các người không có tư cách để mắng chửi tôi.
Dứt lời, cô bỏ đi ra quán ăn để mặc mẹ chồng và em chồng đang tức sôi máu.
Theo WTT
Bà nội chồng nửa đêm lần sang giường vợ chồng cháu tắt quạt 4 lần Hiểu tính bà nội tắt quạt vì tiết kiệm điện chứ không phải thương chắt nhỏ gần 1 tuổi, vì thế sáng thức dậy, Phượng sang nói chuyện với bà nội, nhưng bà bảo tắt quạt vì sợ chắt của bà bị ho. Trước khi làm dâu, Phượng, 27 tuổi (Nam Định, Hà Nội) chẳng bao giờ nghĩ có một ngày sẽ cãi...