Hãy đề phòng vì bạn có thể bị dính mã độc khi tải bản cài đặt Fortnite
Fortnite được phát hành trên Android mà không được phân phối thông qua CH Play và với tính mở rất rộng của nền tảng do Google phát triển thì chắc chắn sẽ có vấn đề. Trong một báo cáo mà Google gửi cho nhà phát triển Epic Games, họ phát hiện ra một lỗ hổng cho phép hacker chuyển hướng để người dùng tải về một malware thay vì game Fortnite hoàn chỉnh.
Epic Games yêu cầu bạn phải truy cập vào website để tải bản cài đặt về máy chứ không thông qua CH Play, người dùng Android sẽ phải tải một bản cài đặt (installer) khá nhẹ về máy, sau đó cài và quá trình tải game Fortnite hoàn chỉnh mới diễn ra. Lợi dụng tính mở của Android mà kẻ xấu có thể tấn công bằng phương thức man in the disk. Phương thức này lợi dụng việc lưu dữ liệu vào bộ nhớ ngoài để can thiệp và chỉnh sửa nội dung, thay vào đó người dùng tải về một mã độc rất nguy hiểm hoặc file nào đó theo chủ ý của kẻ xấu chứ không phải ứng dụng như mục đích, mà ở đây là Fortnite.
Nguy hiểm hơn nó không yêu cầu bạn cấp quyền cài đặt từ nguồn không rõ (unknown sources) bởi bạn đã chấp nhận cài đặt Fortnite. Quá trình vẫn diễn ra bình thường, thậm chí bản cài đặt Fortnite (installer) cũng không biết gì hết. Khi cài qua Galaxy Apps thì sự việc cũng không có gì an toàn hơn, ngay khi bạn tải và cài đặt nó thì bạn đã có thể bị tấn công rồi.
Epic Games cho biết sự việc đã được họ điều tra và vá lỗi trong vòng 48 giờ kể từ khi họ nhận biết sự việc. Bản cài đặt Fortnite đã vá lỗi là phiên bản v2.1.0, với những ai đã tải về thì nên cập nhật Fortnite Installer lên bản mới nhất này. Epic Games vì lợi nhuận nên đã quyết định không phân phối qua CH Play mà yêu cầu người dùng tự tải về bản cài đặt, rõ ràng là rất nguy hiểm.
Theo tinhte.vn
Google sẽ mất ít nhất 50 triệu USD trong năm 2018 nếu Fortnite bỏ qua Play Store
Google có thể mất một khoảng doanh thu không hề nhỏ khi Epic Games quyết định không phát hành Fortnite trên Google Play.
Video đang HOT
Fortnite Battle Royale đã chọn một cách khác thường khi xuất hiện trên nền tảng Android. Epic Games đã bỏ qua Play Store để cung cấp trò chơi trực tuyến thông qua website của công ty. Hầu hết ứng dụng và trò chơi không lựa chọn theo cách mà Epic Games đã làm với Fortnite bởi vì việc tích hợp vào Google Play mang đến nhiều ưu đãi cho nhà phát triển. Nhưng Epic Games tin rằng trò chơi của họ đã quá phổ biến và có sức hút đủ mạnh để đưa người chơi đến với website của mình. Theo các nhà phân tích, Google có thể mất 50 triệu USD thậm chí hơn trong năm 2018 do Fortnite bỏ qua Google Play Store.
Tính đến ngày ra mắt Android, Fortnite đã thu về hơn 180 triệu USD từ nền tảng iOS - nơi ứng dụng ra mắt độc quyền dưới dạng beta từ ngày 15 tháng 3, trước khi mở rộng cho tất cả khách hàng của App Store.
Theo dự liệu từ công ty phân tích Sensor Tower, Apple đã kiếm được hơn 54 triệu USD từ trò chơi này do mức phí 30% mà nhà phát triển phải trả để phát hành ứng dụng trên nền tảng của họ.
Đó là một số tiền khá lớn, chính vì vậy mà Epic Games sẵn sàng từ bỏ Google khi có cách khác để phát hành ứng dụng của mình cho các thiết bị chạy Android.
Không giống như Apple - chỉ cho phép các ứng dụng được tải xuống từ cửa hàng ứng dụng của riêng mình - nền tảng Google cởi mở hơn về vấn đề này. Thay vì phát hành ứng dụng trên Google Play, nhà phát triển có thể cho chủ sở hữu thiết bị Android download phần mềm từ các trang web. Tất nhiên, với cách làm như vậy, người dùng phải đối mặt với nhiều rủi ro bảo mật hơn, ví dụ như nhiễm phần mềm độc hại hoặc dễ bị tấn công.
Vì những lý do đó, các nhà nghiên cứu bảo mật cho rằng quyết định của Epic Games đặt ra một tiền lệ nguy hiểm bằng cách khuyến khích mọi người loại bỏ các biện pháp bảo vệ an ninh mặc định khỏi thiết bị của họ. Họ cũng lo ngại rằng những người dùng tìm kiếm trò chơi trên Google Play có thể bị lừa để tải xuống các bản sao "đáng ngờ"' đang tận dụng sự vắng mặt của Fortnite để lừa đảo người dùng di động.
Google dường như cũng lo lắng về điều đó.
Lần đầu tiên, công ty thông báo cho người dùng Google Play rằng trò chơi không có sẵn để tải xuống.
Giờ đây, khi người dùng tìm kiếm những thứ như "Fortnite" hoặc "Fortnite Battle Royale", Google Play sẽ phản hồi rằng ứng dụng "không khả dụng trên Google Play".
Trong mọi trường hợp, đó là một phản ứng bất thường nhưng cần thiết của Google để bảo vệ người dùng khỏi những ứng dụng lừa đảo tiềm ẩn.
Tuy nhiên, thông điệp có thể dẫn đến một số áp lực đối với Epic Games. Người dùng có thể khiếu nại vì họ muốn có nơi dễ dàng hơn, an toàn hơn để tải về trò chơi. Ngoài ra, họ có thể không biết được rằng có một phương pháp để tải về ứng dụng thay vì dùng Google Play.
Ngoài ra, Google cũng đang "phục vụ" cho PUBG Mobile - một tựa game cũng phổ biến không kém - cùng nhiều trò chơi khác. Mặc dù một động thái kỳ lạ của Epic Games trước mắt sẽ không thực sự ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Google Play (luôn thua App Store của iOS) nhưng nếu nó được bắt chước bởi các nhà phát hành khác thì tổn thất của Google có thể tăng lên.
Hiện tại, Google đang bỏ lỡ hàng triệu lượt truy cập do người dùng giao tiếp trực tiếp với nhà phát hành trò chơi.
Trong phần còn lại của năm 2018, Sensor Tower tin rằng Fortnite sẽ kiếm được ít nhất 50 triệu USD nếu không phải trả phí cho Google.
Công ty hy vọng rằng khi Fortnite được tung ra cho tất cả các thiết bị Android tương thích, doanh thu của tựa game này sẽ tương đương với trên iOS trong những tháng đầu. Thậm chí, Fortnite cho Android có thể vượt qua doanh thu trên iOS do sự phổ biến của trò chơi sẽ tiếp tục tăng lên và việc tải xuống trực tiếp từ website của nhà phát hành cho phép nó tiếp cận các quốc gia không có Google Play.
Quá trình tải ứng dụng từ website của nhà phát hành không hề đơn giản và nó càng khó khăn hơn cho những người sở hữu các thiết bị Android cũ. Nhưng Sensor Tower cho biết điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của Fortnite trong suốt một thời gian dài.
Tham khảo: Techcrunch
Hàng nghìn thiết bị Android nhiễm malware khó xóa Thiết bị di động từ ZTE, Archos và myPhone của Trung Quốc bị phát hiện tích hợp sẵn malware Cosiloon tự động tải quảng cáo và rất khó gỡ bỏ. Theo các nhà nghiên cứu bảo mật của Avast, mã độc Cosiloon đang có trong khoảng 18.000 thiết bị di động, chủ yếu là máy tính bảng chạy Android dùng chip MediaTek. Các...