Hãy dành thời gian cho học sinh tự học
Mới đây, đến chơi nhà một người bạn, tôi thực sự ái ngại khi được biết lịch học tập dày đặc của con bạn giữa những ngày nắng nóng cao điểm: Sáng học chính khóa; chiều học chuyên đề, học đội tuyển; tối học thêm ở trung tâm ngoại ngữ và nhà cô giáo.
Cả tuần chỉ có tối thứ bảy là cháu được nghỉ ở nhà. “Lịch học kín như vậy thì cháu tự học vào lúc nào? Học thêm quá nhiều có hiệu quả không? Có bảo đảm sức khỏe không?”-tôi bày tỏ băn khoăn. “Năm học tới con sẽ bước vào lớp 9 cuối cấp, nên mình phải động viên con cố gắng học thêm để có thể thi đỗ vào trường THPT chuyên. Tất cả học sinh trong lớp đều như vậy chứ đâu phải riêng con mình…”-bạn tôi phân bua.
Ảnh minh họa/haiphong.edu.vn.
Video đang HOT
Do áp lực thi cử nặng nề nên tình trạng học kín cả ngày, cả tuần đối với học sinh cấp THCS và THPT, nhất là với học sinh cuối cấp như trường hợp con bạn tôi diễn ra khá phổ biến. Việc học sinh phải đi học thêm quá nhiều, không có thời gian tự học, tự nghiên cứu để “tiêu hóa” kiến thức chính là kiểu học tập nhồi nhét, bị động, làm bài theo cách học thuộc các “dạng mẫu” sẵn có.
Lâu dần, học sinh sẽ mất khả năng tự học, bị thui chột năng lực tư duy độc lập. Thế nên, không ít học sinh khi đi thi nếu gặp dạng bài quen thì làm rất tốt, nhưng chỉ cần đề bài có chút thay đổi là lúng túng, “bó tay”. Thực tiễn cho thấy, quá trình học tập ở trường là quãng thời gian rất quan trọng để xây dựng, hình thành nhân cách, năng lực của học sinh.
Nếu giáo viên chỉ dạy theo kiểu nhồi nhét, bài mẫu; học sinh không có thời gian tự học để rèn năng lực tư duy, chỉ học bài theo cách bị động, thuộc lòng, bắt chước thì lợi bất cập hại. Khi đó, học sinh có thể đạt được mục đích trước mắt trong thi cử nhưng cái mất là rất lớn: Cả một thế hệ công dân hạn chế về năng lực tư duy và tính sáng tạo-trong khi đây lại là những phẩm chất không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Đó là sự thiệt thòi vô cùng lớn không chỉ cho bản thân mỗi học sinh, mỗi gia đình mà cho cả xã hội.
Nguyện vọng của các bậc phụ huynh muốn con em mình học tập tốt, thi cử đỗ đạt là chính đáng; việc tổ chức dạy thêm, học thêm nhằm củng cố kiến thức cho học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp cũng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải thực sự khoa học, hợp lý. Các thầy cô giáo và mỗi phụ huynh hãy dành thời gian cho học sinh tự học tập, tự nghiên cứu để góp phần xây dựng một thế hệ công dân năng động, sáng tạo.
Đồng Nai ra thông báo cho học sinh đi học lại
Học sinh, sinh viên Đồng Nai từ bậc THCS đến đại học đi học lại từ ngày 4.5; Trẻ từ 5 tuổi đến học sinh bậc tiểu học đi học lại từ ngày 11.5.
Học sinh khối THCS - THPT sẽ đi học lại từ ngày 4.5 - LÊ LÂM
Chiều 28.4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hòa Hiệp đã ký văn bản thông báo về việc cho học sinh đi học lại.
Theo đó, học sinh, sinh viên từ bậc THCS đến đại học, học viên các trung tâm ngoại ngữ, giáo dục kỹ năng sống đi học lại từ ngày 4.5.
Đối với trẻ em 5 tuổi, học sinh bậc tiểu học đi học lại từ ngày 11.5, còn các nhóm trẻ đến ngày 18.5 mới đi học lại.
UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở GD-ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thông báo đến các cơ sở giáo dục; theo dõi tình hình dịch bệnh để kịp thời nắm bắt, báo cáo tỉnh có hướng xử lý.
Trước đó, để đảm bảo công tác phòng chống dịch, an toàn cho học sinh khi đi học trở lại, Đồng Nai đã chi hơn 10 tỉ đồng mua sắm khẩu trang, dụng cụ đo thân nhiệt, nước rửa tay diệt khuẩn để trang bị cho các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn.
Lê Lâm
Ra mắt chương trình "Đồng hành cùng HS-SV trong mùa Covid-19" Chương trình nhằm kịp thời tư vấn, hỗ trợ chuyên sâu về các vấn đề, nhu cầu cấp thiết của HS-SV, các bậc phụ huynh trong và sau thời gian học ở nhà dài ngày để phòng chống dịch Covid-19. Chương trình "Đồng hành cùng HSSV trong mùa Covid-19" ra mắt ngày 13/4 trên Fanpage "Học sinh, sinh viên Việt Nam". Các nhóm...