Hãy chủ động lựa chọn công việc
KTĐT – 80% sinh viên tốt nghiệp phải làm trái nghề do chọn ngành học không đúng; khi đi dự tuyển chỉ với tấm bằng và sự chủ quan dẫn đến không thành công trong công việc.
Các ứng viên đang dự tuyển tại Ngày hội nhân lực hôm 13/6 tại Trung tâm Đào tạo CNTT và Truyền thông Hà Nội. Ảnh: Thủy Trúc
Ông Hoàng Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty CP Hướng nghiệp và Phát triển giáo dục ICANDO đã lý giải khi nhìn về vấn đề việc làm cho tân cử nhân hiện nay.
Sửa sai bằng nâng học phí?
Video đang HOT
Thưa ông, mấy năm nay, các trường THPT và cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) rất quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho học sinh (HS) lớp 12. Tại sao lại có đến 80% sinh viên làm trái nghề?
- Có hai vấn đề. Thứ nhất, hướng nghiệp sai từ gốc, không đúng từ quan điểm. 90% các trường THPT bị áp lực chỉ tiêu HS đỗ ĐH, vì thế không tư vấn nghề nào hợp với từng HS mà theo kiểu trường nào vừa với học lực của các em. Trường học là công cụ thực hiện mục tiêu nghề nghiệp, nếu anh không chọn đúng với tố chất của mình thì việc học trở nên vô nghĩa.
Thứ hai, các trường CĐ, ĐH đến tận trường THPT tư vấn nghề, nhưng thực chất là quảng cáo tuyển sinh. Cuối cùng là việc “sính” bằng cấp trong xã hội.
Việc chọn sai ngành ảnh hưởng đến học tập như thế nào, thưa ông?
- Chúng tôi có nhiều nghiên cứu, trong đó, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh có tới 75% sinh viên chọn sai ngành. Điều này dẫn đến việc không hăng say học tập, không đạt được kiến thức như mong muốn, ra trường khó có điều kiện làm việc phù hợp. Trong việc này, trách nhiệm chính là ở các em, chỉ chọn ngành với mong muốn được vào trường ĐH để kiếm tấm bằng.
Vậy phải sửa sai thế nào?
- Tôi đưa ra một đề nghị, có lẽ nhiều người sẽ phản đối, là nâng học phí ĐH lên gấp 10 lần bây giờ. Khi mức học phí cao, mọi người sẽ có trách nhiệm với chọn ngành cũng như học tập. Nhìn tổng thể giáo dục, nhóm cần đầu tư nhất là các bé ở tuổi mầm non, nhưng chưa được quan tâm đầy đủ. Ví dụ một gia đình ở Hà Nội, nhưng không có hộ khẩu thường trú, với mức lương khá nuôi một bé đã rất khó khăn. Đó là chưa tích lũy mua nhà. Do đó, cần đầu tư cho giáo dục mầm non và tăng học phí ĐH. Nếu học phí ĐH quá rẻ, người ta dễ bỏ học. Đó là cái tội. Và cái tội thứ hai là lương thấp khiến giáo viên không thể tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.
Chọn và cam kết
Quay trở lại câu chuyện tìm việc, có nên làm việc trái ngành học khi số người thất nghiệp ngày càng nhiều?
- Theo tôi, rất nên. Cố gắng tìm việc theo đúng ngành, nhưng các bản thân không có kỹ năng tốt thì giải quyết được vấn đề gì? Các bạn đừng kêu mà hãy tự đi tìm sự sống của mình, bố mẹ không thể nuôi mãi được.
Vậy nên chuẩn bị tâm thế thế nào khi đi ứng tuyển?
- Là người chủ động, các bạn phải hiểu về nghề, hiểu về DN và bối cảnh. Các bạn cũng cần tìm hiểu có mấy câu hỏi luôn được nhà tuyển dụng sử dụng như: Tại sao lại chọn vị trí này? Tại sao lại chọn DN này? “Em đam mê, yêu thích, quan tâm!” đó chỉ là câu trả lời bề nổi. Tôi thấy, có đến trên 90% ứng viên đi dự tuyển chỉ với tấm bằng tốt nghiệp và sự chủ quan của mình, chứ không thực tâm tìm hiểu hoạt động của DN. Tôi muốn nhấn mạnh một điều rất quan trọng là khi tuyển dụng phải chuẩn bị tâm thế giống như đi tìm bạn đời. Muốn nhà tuyển dụng chọn mình thì bạn phải chân thật. Mà, để chân thật được chọn thì bạn phải tốt.
Đơn vị của ông đã tham gia tổ chức nhiều ngày hội nhân lực để các DN đến tuyển dụng. Ông thấy yếu điểm của sinh viên đi tuyển dụng là gì?
- Lỗi cơ bản thứ nhất là các em không có kế hoạch về nghề nghiệp. Khi DN hỏi tại sao chọn nghề này, thì trả lời muốn thử sức mình. DN không trả lương cho những người như thế. Vì không có kế hoạch, nên có những bạn tốt nghiệp khoa Kế toán nhưng lại nộp hồ sơ tuyển dụng ở mảng Tài chính, Marketing, Nhân sự, Quản lý chất lượng… hay bất cứ nơi nào. Thậm chí, hồ sơ tìm việc viết cho ngành Hành chính nhưng lại nộp sang Marketing. Tất cả những cái đó đều từ không có kế hoạch, không có lựa chọn. Thứ hai là có kế hoạch, nhưng việc học không có nền tảng.
Lời khuyên nào cho việc tuyển dụng của ông là gì, thưa ông?
- Bạn phải có quyết định lựa chọn, bạn chọn nghề chứ không phải nghề chọn mình. Bởi vậy, lời khuyên của tôi là các bạn hãy chọn và có cam kết với quyết định đó. Chỉ khi đó mới thành công.
Theo KTĐT











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Anh Tú bị Diệu Nhi "ép" làm điều chấn động, CĐM réo tên Jack, thành viên BIGBANG
Sao việt
6 phút trước
Xác minh clip tài xế Grab tại Đà Nẵng bị khách đánh tới tấp
Netizen
7 phút trước
Quyết định giúp McTominay đổi đời
Sao thể thao
13 phút trước
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?
Pháp luật
46 phút trước
Wikipedia ứng dụng AI tạo sinh hỗ trợ cộng đồng biên tập viên
Thế giới số
50 phút trước
Bản cypher cháy nhất 2025: Quán quân Rap Việt "tàng hình", bạn thân HIEUTHUHAI cho biết thế nào là "đủ trình"
Nhạc việt
53 phút trước
Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan
Thế giới
1 giờ trước
Anntonia đá đểu đơn vị mới, Nawat lên tiếng phản bác, Á hậu MUT đáp trả cực căng
Sao châu á
1 giờ trước
"Tân binh toàn năng" tập luyện áp lực, nhiều thí sinh bật khóc và rớt hạng
Tv show
1 giờ trước
48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao
Sáng tạo
1 giờ trước