Hay bị ê buốt răng miệng thì đây chính là những cách giúp giảm bớt tình trạng này hiệu quả
Tình trạng ê buốt răng miệng vào mùa đông hay mùa hè cũng đều gây ra những cảm giác bứt rứt, khó chịu.
Khi lớp men răng của bạn bị bào mòn thì phần ngà răng sẽ dần dần lộ ra. Lúc này, nếu gặp phải bất kỳ sự tác động nào tới răng thì nó sẽ được truyền qua buồng tủy, đi vào những lỗ nhỏ li ti trên ngà răng. Các dây thần kinh của bạn chính là nơi tiếp nhận những xung truyền và tạo nên cảm giác ê buốt, đau nhức kéo dài.
Mặc dù, hiện tượng răng bị ê buốt không quá ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nó sẽ khiến bạn khó chịu, bứt rứt và có nguy cơ mắc phải những bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm chân răng… Do đó, hãy điểm qua những cách giảm bớt tình trạng răng bị ê buốt ngay bây giờ để tự mình khắc phục luôn từ sớm nhé!
Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm
Nếu bạn có thói quen ngậm đá, nhai đá hay ăn đồ nóng đột ngột, thậm chí do thay đổi thời tiết thì nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng. Người gặp phải tình trạng này nên chú ý tìm mua những sản phẩm kem đánh răng chuyên dụng để hạn chế được cơn đau nhức thường xuyên. Một số loại kem đánh răng chứa hoạt chất kali, natri sẽ giúp bảo vệ hàm răng nhạy cảm của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng loại kem đánh răng này thường xuyên để tăng hiệu quả và giảm bớt tình trạng ê buốt răng.
Thay đổi cách chải răng
Vấn đề bàn chải sử dụng cũng là điều mà bạn cần lưu tâm, do nếu sử dụng một chiếc bàn chải cứng thì men răng của bạn sẽ dần bị bào mòn nhanh, từ đó khiến cơn đau buốt xuất hiện nhiều hơn. Do vậy, bạn nên chọn những loại bàn chải mềm, đánh răng tối đa trong 2 phút để ngăn ngừa vi khuẩn còn sót lại, bám vào trong các kẽ răng. Thêm nữa, bạn có thể kết hợp dùng kèm nước súc miệng hoặc nước muối để răng được làm sạch sâu hơn.
Hạn chế dùng đồ uống và thức ăn có tính axit
Một số loại nước có ga, đồ uống chứa cồn, hay những loại trái cây như cam, chanh… đều có thể khiến men răng của bạn bị tổn thương. Bên cạnh đó, các loại đồ ăn nóng, lạnh cũng có thể làm tăng cao tình trạng ê buốt răng. Vậy nên, bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm này và chuyển sang chọn ăn những đồ mềm, dễ nhai, chứa nhiều canxi và vitamin để giúp răng chắc khỏe hơn.
Video đang HOT
Sửa thói quen nghiến răng
Việc nghiến răng nhiều dễ khiến các hàm cọ xát mạnh vào nhau. Trong khi đó, những ai có hàm răng nhạy cảm thì men răng thường rất yếu nên việc nghiến răng sẽ làm men răng bị tổn thương theo thời gian. Do vậy, nếu có thói quen này thì bạn nên dùng miếng bảo vệ răng khi ngủ hoặc thay đổi tư thế ngủ. Còn ban ngày, nếu thấy mình vô thức nghiến răng bất chợt thì nên thả lỏng tinh thần, thư giãn cơ thể và tự nhắc bản thân không nên mắc phải nữa.
Đi trám răng
Dù đã thực hiện hết những điều trên nhưng kết quả vẫn không khả quan hơn thì bạn có thể tìm đến sự trợ giúp từ các nha sỹ. Một trong những phương pháp giúp giảm bớt tình trạng ê buốt răng phổ biến là trám răng. Tuy nhiên, lớp phủ trám răng vẫn có thể bị bào mòn theo thời gian nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến thói quen khi ăn uống và chủ động đi kiểm tra răng định kỳ.
Theo Trí Thức Trẻ
NHỮNG TRIỆU CHỨNG BẤT THƯỜNG KHI NGỦ CẢNH BÁO BỆNH NGUY HIỂM KHÔNG NÊN BỎ QUA
Nếu như một người ngủ không ngon giấc, chập chờn, mơ thấy ác mộng hay mệt mỏi khi thức dậy thì đó cũng chính là dấu hiệu cảnh báo họ đang gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ tinh thần cũng như thể chất.
Hiện tượng ngáy khi ngủ
Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là dấu hiệu của bệnh rối loạn hô hấp khi ngủ. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Nếu cổ họng bị co thắt và ép xuống phần trên của khí quản, có thể làm cho bạn ngừ ng thờ từ vài giây đến một phút.
Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó. Nếu bạn thường xuyên nghe người bạn đời hoặc bạn bè phàn nàn về chứng ngáy khi ngủthường xuyên thì hãy lập tức đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra toàn diện sức khoẻ và điều trị kịp thời bạn nhé.
Thường xuyên gặp ác mộng
Đêm nào cũng mơ thấy ác mộng và khiến bạn hoảng hốt thức giấc cũng là một dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ. Việc sợ hãi quá mức cũng có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể do bạn bị sang chấn tâm lý từ thời thơ ấu, trong cuộc sống bị đe doạ, uy hiếp... khiến cho thần kinh không ổn định dẫn đến mơ thấy ác mộng. Bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được thăm khám và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Nghiến răng
Cũng giống như ngáy, những người nghiến răng khi ngủ hoàn toàn không có ý thức về hành động này của mình. Nghiến răng không thực sự nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có sự ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Nếu răng thường xuyên bị ma sát sẽ gây bào mòn, vỡ men răng, thậm chí có thể bị gãy răng, đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, làm biến dạng khuôn mặt...
Mộng du
Mộng du (còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng Miên hành), đây cũng là một chứng rối loạn giấc ngủ. Những người mộng du thường phát sinh từ giai đoạn giấc ngủ sâu trong trạng thái ý thức thấp và thực hiện những hành động thường diễn ra trong trạng thái ý thức đầy đủ. Chứng mộng du có thể kéo dài ít nhất là 30 giây hoặc nhiều nhất là 30 phút.
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện mình có triệu chứng bị mộng du, bởi đa phần những người mắc hội chứng này đều không thể kiểm soát được hành vi của mình trong khi ngủ. Do đó, họ rất có thể gây ra những hậu quả đáng sợ, làm tổn hại những người xung quanh và chính bản thân mình.
Giật mình thức dậy vào 5h sáng bất kể thời điểm ngủ là khi nào
Cảm giác buồn ngủ là nhịp sinh học rất bình thường của cơ thể chúng ta. Cảm giác buồn ngủ sẽ tăng lên về ban ngày và giảm khi về đêm.Nếu bạn liên tục thức dậy quá sớm vào cùng 1 mốc thời gian bất kể đêm trước bạn đi ngủ là khi nào thì có thể bạn đang bị chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy không phải là vấn đề lớn nhưng việc thường xuyên lặp lại tình trạng này sẽ làm bạn thấy mệt mỏi hơn vào hôm sau.
Lời khuyên: Đi khám sức khỏe ngay để phát hiện bệnh sớm, tránh để ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bạn.
Mệt mỏi, nhức đầu khi thức dậy
Thông thường khi ngủ đủ giấc bạn sẽ thức dậy với một tinh thần phấn chấn cùng tâm trạng vui vẻ, thoải mái để bắt đầu ngày mới. Thế nhưng nếu điều này không xảy ra mà ngược lại bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, đau nửa đầu thì đó là cảnh báo nguy hiểm của sức khoẻ mà bạn không nên bỏ qua. Rất có thể một phần nguyên nhân là do chứng ngưng thở khi ngủ gây ra, làm cho quá trình hô hấp của bạn có vấn đề. Nếu việc hít vào và thở ra không đúng cách sẽ làm cho carbon dioxide tích tục trong cơ thể, dẫn đến các mạch máu bị tắc nghẽn gây ra chứng đau đầu sau khi thức dậy. Do đó, khi thấy nhiều ngày liền bạn đều đau nhức đầu thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bạn nhé.
Nếu như bạn luôn ngủ không ngon giấc, chập chờn, mơ thấy ác mộng hay mệt mỏi khi thức dậy thì đó cũng chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ tinh thần cũng như thể chất. Tuyệt đối không nên lơ là bỏ qua những dấu hiệu này mà hãy lập tức đến bệnh viện gần nhất để được kiểm tra sức khoẻ tổng quát bạn nhé.
Theo bestie.vn
Giải mã lý do ngủ đủ giấc vẫn mệt mỏi Uống rượu hoặc tập thể dục trước giờ ngủ tác động đến chất lượng giấc ngủ nên dù nghỉ ngơi lâu bạn vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau. Ảnh: Minh họa Thông thường, con người sẽ cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng sau một đêm ngủ đủ tám tiếng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn mệt mỏi...