Hay ăn rong biển mà không biết đến thứ quà quý từ đại dương giúp giữ dáng, chống ung thư này thì quả thực đúng là phí quá phí!
Đây là một loại rong biển vô cùng giàu dinh dưỡng lại có nhiều lợi ích sức khỏe, nhất là công dụng phòng chống ung thư nhưng không phải ai cũng biết để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Là một thực phẩm thuộc nhóm rong biển, tảo bẹ được coi là siêu thực phẩm vì có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Tảo bẹ là một loại thực phẩm chủ yếu trong nhiều món ăn châu Á và được sử dụng trong tất cả các loại món ăn như salad, súp, món cơm. Loại thực phẩm này tạo ra natri alginate được sử dụng làm chất làm đặc trong nhiều loại thực phẩm như nước trộn salad, bánh ngọt, bánh pudding, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm đông lạnh…
Tảo bẹ được coi là siêu thực phẩm vì có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe.
Tảo bẹ là một loại rong biển
Tảo bẹ (Phaeophyceae) là một loại rong biển lớn, có lá màu nâu hoặc tảo biển mọc ở vùng nước mặn nông, gần các bờ biển nhiều đá. Tảo bẹ là một loại rong biển phát triển nhanh, có thể phát triển ở độ cao lên đến 76m. Có khoảng 30 giống tảo bẹ. Trong đó, tảo bẹ khổng lồ, tảo bẹ bongo và tảo bẹ kombu là những giống phổ biến nhất. Tảo bẹ có thể được ăn ở dạng sống, nấu chín, xay bột… Nó rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu được chứng minh là có lợi cho sức khỏe.
Nghiên cứu của y học hiện đại ghi nhận, trong 100g tảo bẹ chứa 81,58g nước, 43kcal năng lượng, 1,68g protein, 0,56g chất béo, 9,57g carbohydrate, 1,3g chất xơ, 0,6g đường, 168mg canxi, 2,85mg sắt, 121mg magiê, 42mg phốt pho, 89mg kali, 233mg natri, 1,23mg kẽm, 0,13mg đồng, 0,2mg mangan, 0,7mcg selen, 3mg vitamin C, 0,05mg thiamine, 0,15mg riboflavin, 0,47mg niacin, 0,642mg axit pantothenic, 0,002mg vitamin B6, 180mcg folate, 12,8mg choline, 116IU vitamin A, 0,87mg vitamin E, 66mcg vitamin K.
Ăn tảo bẹ đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe!
Hỗ trợ giảm cân
Tảo bẹ là một loại thực phẩm cực giàu chất dinh dưỡng, ít chất béo và calo. Theo Healthline, tảo bẹ là thực phẩm có tác dụng tích cực đối với bệnh béo phì và giảm cân, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học cụ thể. Ngoài ra, loại thực phẩm này một chất xơ tự nhiên gọi là alginate có thể giúp ngăn chặn sự hấp thụ chất béo trong ruột.
Video đang HOT
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrition Research and Practice cho thấy ăn rong biển nói chung, trong đó có tảo bẹ nói riêng, giúp cải thiện lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết và tăng hoạt động của enzym chống oxy hóa ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Giảm viêm
Tảo bẹ có khả năng giảm viêm nhờ đặc tính chống viêm của nó. Tảo bẹ cũng chứa fucoidan, một polysaccharide đã được chứng minh là hoạt động như một chất chống viêm.
Tảo bẹ có khả năng giảm viêm nhờ đặc tính chống viêm của nó.
Ngăn ngừa mất xương
Vì tảo bẹ là một nguồn giàu vitamin K nên loại thực phẩm thiết yếu này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương. Theo Healthline, vitamin K không chỉ có thể làm tăng mật độ khoáng xương ở những người bị loãng xương mà còn có thể làm giảm tỷ lệ gãy xương.
Hỗ trợ chức năng tuyến giáp
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), tảo bẹ là một trong những nguồn i-ốt tốt nhất, một khoáng chất thiết yếu cần thiết để tạo ra các hormone tuyến giáp. Tuyến giáp sử dụng i-ốt để sản xuất hormone tuyến giáp, thực hiện một số chức năng quan trọng như kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể, giúp phát triển xương và não thích hợp trong thời kỳ mang thai và giai đoạn trẻ nhỏ.
Có thể kiểm soát ung thư
Fucoidan có trong tảo bẹ được biết là có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống khối u. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy nó có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư bạch cầu. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Marine Drugs phát hiện ra rằng fucoidan có trong tảo bẹ có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết và ung thư vú. Các nghiên cứu khác cũng báo cáo rằng Fucoidan cũng có thể hỗ trợ ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi.
Fucoidan có trong tảo bẹ được biết là có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống khối u.
Tác dụng phụ của tảo bẹ
Vì tảo bẹ là nguồn cung cấp i-ốt tuyệt vời, tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa i-ốt trong cơ thể và điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, các loại rong biển nói chung đều có khả năng chứa kim loại nặng vì chúng hấp thụ các khoáng chất từ nước mà chúng sinh trưởng. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên ăn tảo bẹ ở mức độ vừa phải và chọn loại tảo bẹ hữu cơ.
Ăn tảo bẹ thế nào mới đúng để đảm bảo dinh dưỡng?
Thêm tảo bẹ khô vào súp và món hầm. Dùng tảo bẹ sống làm salad…, dùng tảo bẹ khô làm gia vị thực phẩm, thêm vào sinh tố rau xanh, xào rau ăn cùng… đều rất ngon và tốt cho sức khỏe.
Tảo bẹ - dược phẩm tăng cường sức khỏe từ biển
Tảo bẹ (Kelp) được xem là "siêu thực phẩm" nhờ sở hữu hàm lượng cao các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Nhờ sinh trưởng mạnh ở vùng nước nông gần các bờ biển nhiều đá, tảo bẹ hấp thu được nhiều dưỡng chất từ môi trường xung quanh.
Loại rong biển này chứa nhiều vitamin (như A, E, K1, B6, B9 hay axít folic), khoáng chất (iốt, magiê, sắt, canxi, natri...) và các chất chống ôxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Tảo bẹ rất bổ dưỡng. Ảnh: Healthline
Những lợi ích sức khỏe nổi trội của tảo bẹ
Hỗ trợ giảm cân. Tảo biển tuy giàu dưỡng chất nhưng lại ít chất béo và calo, đồng thời chứa thêm alginate - chất xơ tự nhiên có tác dụng ngăn chặn cơ chế hấp thu chất béo ở ruột - nhờ đó phòng chống béo phì và hỗ trợ giảm cân. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Food Chemistry, alginate có thể ức chế tới 72% hoạt động của lipaste, một enzyme giúp hấp thu chất béo tại ruột.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nutrition Research and Practice cho thấy, tiêu thụ các loại rong biển như tảo bẹ giúp cải thiện lượng đường trong máu, bao gồm kiểm soát đường huyết và tăng cường hoạt động của enzyme chống ôxy hóa ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Giảm viêm. Lợi ích này là nhờ tảo bẹ sở hữu các thành phần kháng viêm tự nhiên, bao gồm fucoidan - một chuỗi phân tử cao polysaccharide đã được chứng minh hoạt động như một chất kháng viêm.
Phòng chống ung thư. Thành phần fucoidan trong tảo bẹ còn có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống khối u. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy nó có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư bạch cầu. Còn theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Marine Drugs, fucoidan có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Các bằng chứng khác ghi nhận fucoidan cũng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi.
Phòng ngừa mất xương. Tảo bẹ là nguồn cung dồi dào về vitamin K - loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Theo nhiều nghiên cứu, vitamin K vừa giúp làm tăng mật độ khoáng xương ở người bị loãng xương, vừa giúp giảm tỷ lệ gãy xương.
Hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, tảo bẹ là một trong những thực phẩm rất giàu i-ốt, khoáng chất rất cần thiết để sản xuất các hoóc-môn tuyến giáp. Ngoài dùng sản xuất hoóc-môn, tuyến giáp còn sử dụng i-ốt để thực hiện một số chức năng quan trọng như kiểm soát hoạt động trao đổi chất của cơ thể, cũng như hỗ trợ phát triển xương và trí não của thai nhi và trẻ nhỏ.
Ăn quá nhiều tảo bẹ cũng có tác dụng phụ
Do rất giàu i-ốt nên tiêu thụ quá nhiều tảo bẹ có thể gây thừa i-ốt, dẫn đến chứng cường giáp - tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất hoóc-môn giáp nhiều hơn bình thường. ây cũng là lý do bệnh nhân cường giáp không nên dùng rong biển này.
Bên cạnh đó, vì hấp thu trực tiếp các dưỡng chất từ môi trường biển, một số loại tảo bẹ có thể hấp thu luôn cả các kim loại nặng độc hại như arsenic, cadmium và chì.
Vì vậy, người dùng nên cẩn thận chọn lựa các sản phẩm tảo bẹ đã được chứng thực về chất lượng và kiểm nghiệm an toàn. ược biết, tảo bẹ có thể dùng ăn sống, nấu chín, dùng ở dạng bột hoặc được bào chế thành thuốc bổ.
Muốn trẻ lâu, khỏe mạnh và ngừa ung thư hiệu quả, chị em nên ưu tiên sử dụng 5 thực phẩm "kiềm hóa" rẻ bèo này Ăn nhiều 5 thực phẩm kiềm hóa này sẽ làm giảm gánh nặng của cơ thể khi trung hòa axit, giúp dinh dưỡng được hấp thu tối đa và làm đẹp từ trong ra ngoài. Có lẽ chị em hay ăn kiêng đã nghe nhiều về các chế độ keto, low-carb, dukan... nhưng tuyệt nhiên rất lạ lẫm với cụm từ "kiềm hóa"...