Haute Couture – biểu tượng của sự xa hoa, đẳng cấp trong thời trang
Những nhà mốt dần chuyển sang hướng đi mới, khi tạo ra các thiết kế thời trang cao cấp dành cho nam giới, thay đổi quy tắc về định nghĩa Haute Couture.
Các show Haute Couture thường diễn ra âm thầm, không phô trương. Nếu những tuần lễ thời trang khác mang đến 20 buổi trình diễn trong một ngày, thì Haute Couture phải theo sự phân bổ không cố định. Bởi, đây là khoảnh khắc tôn vinh những giá trị nghệ thuật lâu đời. Các nhà mốt cao cấp sẽ tuân thủ theo quy định chung của ngành thời trang.
Họ kết hợp giữa tư suy sáng tạo và trí tưởng tượng để mang đến những tác phẩm nghệ thuật. Đôi khi, các thiết kế không thể định giá bằng vật chất. Theo thống kê từ nhiều tạp chí lớn, ước tính năm 2020 chỉ có khoảng 5.000 khách hàng đủ tài chính để sở hữu thiết kế trong bộ sưu tập thời trang cao cấp.
Một quy luật trong giới thời trang cao cấp chính là bộ sưu tập Haute Couture là đặc quyền của nữ giới, không có các thiết kế dành cho nam giới. Tuy nhiên, trong mùa mốt năm 2021, nhiều nhà thiết kế đã quyết định xóa bỏ các luật lệ khắt khe để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mới, xóa bỏ sự phân biệt về giới tính.
Bộ sưu tập Haute Couture Thu – Đông 2021 của Chanel.
Lịch sử Haute Couture
Từ “Haute” trong tiếng Pháp có nghĩa là sự xa xỉ, sang trọng còn “Couture” tương đương với “dressmaking” trong tiếng Anh ý chỉ công việc may đo, thiết kế nên một sản phẩm thời trang. Do đó, “Haute Couture” có thể hiểu là thời trang cao cấp.
Những bộ sưu tập này thường được thiết kế cho đối tượng khách hàng cụ thể. Chất liệu tạo nên trang phục là những loại vải đắt tiền, làm bằng tay với thủ công tinh xảo từ những người thợ lành nghề.
Mỗi sản phẩm sẽ được may đo chuẩn xác theo kích thước của người mặc để mang đến sự hoàn hảo khi khoác lên người. Do đó, các tác phẩm này thường không có mức giá cố định như dòng thời trang may sẵn. Chính điều đó đã giúp nghệ thuật Haute Couture trở thành biểu tượng của sự xa hoa, đẳng cấp trong ngành công nghiệp thời trang.
Haute Couture được khởi xướng vào cuối thế kỷ 18. Những trang phục xa hoa, cầu kỳ của hoàng hậu Marie Antoinette chính là minh chứng cho dòng thời trang cao cấp. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu dùng cụm từ này để chỉ các sản phẩm của NTK Charles Frederick Worth. Ông được xem như “cha đẻ” của dòng Haute Couture và người quyết định phong cách của Paris. Sinh ra tại Anh, nhưng Charles lại ghi dấu ấn trong ngành thời trang nước Pháp dưới thời Napoleon III.
Các quy tắc được đưa ra vào năm 1945, một hãng thời trang cao cấp phải sáng tạo các thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và mỗi mùa có ít nhất 35 mẫu trình diễn trên sàn runway cùng đội ngũ hơn 20 nhân viên.
Video đang HOT
Những quy định nghiêm ngặt này đã khiến số lượng nhà thiết kế dòng Haute Couture giảm từ 106 vào năm 1946 xuống còn 20 người như ngày hôm nay. Tuy nhiên, điều này cũng phần nào giúp những thương hiệu danh giá dễ dàng khẳng định uy tín và tài năng bậc thầy trong làng mốt thế giới.
Nhà thiết kế Christian Dior và những tác phẩm nghệ thuật Haute Couture.
Những thách thức mới cho chuẩn mực Haute Couture
Những quy tắc về dòng thời trang cao cấp đã ra đời gần một thế kỷ, nhưng vẫn còn vài nhà mốt như Maison Margiela thử thách với việc phá bỏ quy chuẩn cũ kỹ để hòa nhập vào xã hội hiện đại.
Nhà mốt Pháp nhận định: “Văn hóa cắt may thủ công vẫn không làm ông cảm thấy thích thú mỗi khi nhắc đến, những chất liệu vải hiếm và kỹ thuật tạo dưng phom dáng khác lạ mới chính là hướng đi quan trọng của Margiela”.
Ngày xưa, các nhà mốt cũng từng có những cuộc hội thảo về chuẩn mực Haute Couture và làm như thế nào để vừa thỏa mãn yêu cầu khách hàng, nhưng vẫn phải cân bằng được tính cá nhân của mỗi thương hiệu.
Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là bài toán cần được người tiêu dùng giải đáp, nhưng với thị trường ngày nay thì thật sự khó khăn để tìm ra hướng giải quyết, cũng như thách thức ngày càng nhiều.
Các nhà thiết kế Mary Katratzou, Sarah Burton và Haider Ackermann đều hiểu rằng bản thân phải thay đổi và “chạy đua” theo những tiêu chuẩn của xã hội, cũng như biết đâu là hướng đi mới cho thương hiệu của mình, nhưng vẫn đúng quy chuẩn về nghệ thuật Haute Couture.
Show diễn Xuân- Hè 2020 của Iris van Herpen.
Phá bỏ định kiến về giới tính
Hiện rất ít người có thể bỏ số tiền lớn để mua trang phục Couture và đối với những thương hiệu thời trang lâu năm thì việc trình diễn bộ sưu tập như cách để mọi người nhìn nhận về tài năng, giá trị thương hiệu so với những nhà mốt khác.
Tuy nhiên, nếu như trong tương lai giới mộ điệu ngừng việc tìm hiểu và nhìn nhận về Haute Couture thì những điều tuyệt diệu này sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng.
Muốn điều đó không xảy ra và thời trang cao cấp vẫn tồn tại trong thế kỷ 21, Couture phải học cách thay đổi để phù hợp với thời cuộc, tiếp cận gần hơn với các tín đồ thời trang. Chính điều đó, trong tuần lễ thời trang Thu – Đông 2021, các nhà mốt đã có hướng đi táo bạo.
Họ dành thời gian và sự sáng tạo để nghiên cứu dòng sản phẩm Haute Couture cho nam giới. Bỏ qua các định kiến về trang phục của đàn ông, Valentino quyết định sử dụng những gam màu nổi bật phối cùng nhau. Phái mạnh vẫn có thể mặc các chất liệu chỉ dành riêng cho phụ nữ, nhưng theo một tư duy mới mà ở đó lằn ranh về giới tính được xóa bỏ.
Điều này giúp các thương hiệu mở rộng được đối tượng khách hàng, tăng trưởng doanh thu và nghệ thuật Haute Couture tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Giám đốc sáng tạo Pierpaolo Piccioli chia sẻ: “Thời trang cao cấp là dành cho con người. Tôi không quan tâm đến giới tính khi thiết kế. Đó là nguồn cảm hứng linh hoạt, không có ranh giới nào giữa áo trench coat. Chúng sinh ra là dành cho cả nam và nữ”.
Không chỉ nhà thiết kế Valentino, nhiều nhà mốt cũng bắt đầu sáng tạo nên những thiết kế tập trung vào trang phục nam giới. Balenciaga, Fendi đều ngầm khẳng định thời trang đương đại dành cho mọi người, không phân biệt giai cấp, sắc tộc hay giới tính.
Giám đốc sáng tạo Demna Gvasalia chia sẻ: “Chúng tôi muốn xóa bỏ sự phân định giới tính của thời trang cao cấp chỉ dành riêng cho phụ nữ. Các buổi diễn vừa qua đã chứng minh rằng cả hai có thể tồn tại hài hòa với nhau. Thời trang cao cấp không cần phải được đối xử khác nhau”.
Balenciaga, Valentino thiết kế đồ Haute Couture cho nam giới.
Giorgio Armani - ông hoàng thời trang thảm đỏ
Giorgio Armani tiên phong làm đồ thảm đỏ cho sao, tạo nên những thiết kế ấn tượng, kinh điển.
Giorgio Armani được khen ngợi khi thiết kế các bộ suit cho huấn luyện viên tuyển Italy - Roberto Mancini - cùng các trợ lý của ông ở Euro 2021. Trong làng mốt, Armani được coi là "ông hoàng thời trang thảm đỏ" - dù có nhiều tài năng trẻ nổi lên trong gần 50 năm ông làm nghề.
Nhà thiết kế Giorgio Armani - chụp trong trụ sở thương hiệu Armani tại Milan. Ảnh: Paolo Roversi.
Armani đặt nền móng cho thời trang thảm đỏ từ khi bắt đầu thành lập nhà mốt mang tên mình năm 1975, ở tuổi 41. Trước đó, ông tiếp xúc thời trang khá sớm qua công việc tại xưởng may của nhà mốt Nino Cerruti. Armani nhận thấy tiềm năng to lớn về mối quan hệ giữa ngành công nghiệp thời trang và điện ảnh - thứ trước đây gần như chưa được khai thác. Nhiều thập niên từ khi lễ trao giải Oscar ra đời năm 1929, các ngôi sao thường mặc đồ hãng phim chuẩn bị hoặc trang phục cá nhân lên thảm đỏ, thay vì hợp tác các hãng mốt.
Armani bèn tìm cách quảng bá thương hiệu bằng việc mời những ngôi sao mặc thiết kế của mình tới Oscar, Quả Cầu Vàng và các liên hoan phim. Ông nói với nhiều nữ diễn viên: "Cô sẽ không hối hận với những gì mình mặc khi thấy bản thân trên mặt báo vào ngày hôm sau, thậm chí là trong năm tới".Tuy nhiên, lần đầu tiên bắt chuyện với Michelle Pfeiffer năm 1975, ông bị nữ diễn viên thẳng thừng từ chối. Cô nói: "Tại sao tôi cần một người lên đồ cho tôi? Tôi có thể tự chọn trang phục, còn Giorgio Armani là gã nào?".
Diễn viên Diane Keaton (trái) nhận giải "Nữ diễn viên xuất sắc" tại Oscar 1978. Cô diện áo vest màu be bên ngoài váy xếp ly của Armani, tạo diện mạo cá tính, phá cách so với quan niệm thời trang nữ đương thời. Tại Quả Cầu Vàng 1990, Julia Roberts mặc suit Armani để nhận giải "Nữ diễn viên phụ xuất sắc". Mái tóc xoăn cùng bộ đồ xám trở thành một trong những khoảnh khắc thời trang kinh điển mọi thời đại. Ảnh: BC Photo Archives, Ron Galella.
Diane Keaton là người đầu tiên đặt niềm tin vào Armani. Bà mặc trang phục hơi hướng vest nam của nhà thiết kế tới Oscar 1978 để nhận giải "Nữ diễn viên xuất sắc" cho vai diễn trong phim Annie Hall (1977). Ngay lập tức, trang phục nhận hàng loạt lời khen từ Harpers Bazaar, Vogue, Elle... và trở thành một trong những bộ cánh được yêu thích nhất trong sự nghiệp của Armani.
Michelle Pfeiffer dần thân thiết với nhà thiết kế và mặc đồ của ông lên thảm đỏ khiến nhiều sao khác học theo. Danh tiếng nhà tạo mốt Italy đạt đỉnh cao năm 1990, khi loạt sao lớn như Lauren Hutton, Tom Cruise, Julia Roberts, Lady Gaga, Denzel Washington, Reese Witherspoon... chọn thiết kế của Armani tới dự các giải thưởng lớn. WWD gọi Oscar là "Giải thưởng Armani". Hai năm sau, cây bút Liz Smith của tờ này bình luận thêm: "Liệu giải Oscar có thể tồn tại nếu không có Giorgio Armani?".
Jodie Foster diện thiết kế Armani tới mọi giải Oscar kể từ năm 1990. Nữ diễn viên kỳ cựu Glenn Close nói với Vanity Fair : "Tôi luôn cảm thấy quyến rũ và thoải mái khi mặc đồ Armani". Tại Oscar 2021, Close vẫn lựa chọn trang phục Armani khi được đề cử giải "Nữ diễn viên phụ xuất sắc". Cùng sự kiện, Amanda Seyfried nổi bật với đầm voan xếp ly màu đỏ.
Amanda Seyfried diện đầm đỏ của Armani ở Oscar 2021. Thiết kế được Vogue xếp vào nhóm những bộ váy đẹp nhất sự kiện. Video: Hollywood Fix.
Lý giải cho thành công của bản thân, nhà tạo mốt từng nói với Guardian : "Trong thời hoàng kim, ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood yêu thích phóng đại hình tượng sân khấu của một ngôi sao. Tuy nhiên, nhiều diễn viên nổi lên từ những năm 1980 lại có tham vọng thể hiện phong cách và gu thời trang riêng biệt, thay vì ăn mặc giống nhân vật của mình". Armani nhận mình chỉ là người đáp ứng được nhu cầu này. Anna Wintour - tổng biên tập Vogue - nhận xét trên tạp chí: "Armani mang tới cho các ngôi sao điện ảnh một diện mạo hiện đại". Sau thành công của nhà mốt Italy, các hãng Valentino và Versace cùng một số nhà mốt khác bắt đầu đầu tư vào thời trang thảm đỏ cho giới sao từ năm 1992.
Cách dùng chất liệu, màu sắc độc đáo cũng giúp tên tuổi Armani đứng vững trong làng mốt suốt 50 năm. Thời trang thảm đỏ của ông nổi tiếng thanh lịch, nhã nhặn nhưng không bao giờ lỗi mốt. Ông cũng là người tiên phong cho xu hướng phi giới tính trên thảm đỏ, chủ trương sử dụng các phong cách đồ nam, mạnh mẽ cho nữ giới, đồng thời giản lược chi tiết, mút, đệm khi thiết kế thời trang nam. Armani nói với tờ Manifesto : "Tôi là người đầu tiên làm mềm hình ảnh nam giới và đưa nét cứng rắn vào hình tượng phái đẹp. Tôi thiết kế đồ nam bằng loại vải dành cho phụ nữ và mang cho nữ giới những trang phục quyền lực của nam".
Show Haute Couture Thu Đông 2021 của Armani. Video: Bayoucool2.
Armani không còn khỏe mạnh, sung sức như trước. Gần đây, ông từng bị chấn thương, trải qua phẫu thuật và phải nằm viện nhiều ngày. Tuy nhiên, hôm 6/7, năm ngày trước sinh nhật tròn 87 tuổi, nhà thiết kế vẫn kịp ra mắt bộ sưu tập Haute Couture Thu Đông 2021 với chất liệu lụa bắt sáng lạ mắt, phom dáng thanh lịch, gây tiếng vang lớn. Nhiều người yêu thời trang vui mừng khi chứng kiến phong độ thiết kế và sức sáng tạo không giới hạn của ông.
Balenciaga trở lại với Haute Couture sau 53 năm Bộ sưu tập cao cấp Thu Đông 2021 ra mắt hôm 7/7, đánh dấu sự trở lại dòng Haute Couture của Balenciaga sau 53 năm gián đoạn. Giám đốc sáng tạo Demna Gvasalia tái tạo căn phòng trong cửa tiệm đầu tiên của huyền thoại Cristóbal Balenciaga tại số 10 Đại lộ George V ở Paris làm nơi trình diễn. Người mẫu catwalk...