Hậu vụ án “chai nước Number 1 có ruồi”: Người tiêu dùng nên làm gì?
Người tiêu dùng nên làm việc trực tiếp, thể hiện bằng văn bản ở nơi bán hàng cho mình, rồi báo sự việc cho Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương hoặc các cơ quan chức năng địa phương biết sự việc.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa vụ án Võ Văn Minh bị kết án 7 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, luật sư Nguyễn Văn Đức – Giám đốc Công ty Luật TNHH Kinh Luân cho rằng, vấn đề mấu chốt nhất sau vụ án Võ Văn Minh và sự kiện chai Number 1 có ruồi trị giá 500 triệu đồng của Tân Hiệp Phát, chúng ta cần làm thế nào để không còn những sự vụ kiểu Võ Văn Minh sẽ xảy ra trong tương lai.
Đầu tiên: Nếu người tiêu dùng phát hiện sản phẩm bị lỗi, tốt nhất là giữ nguyên tình trạng của nó. Không được tác động lên sản phẩm bị lỗi với bất kỳ lý do gì. Tuyệt đối người tiêu dùng không nên điện thoại để dọa dẫm, ép buộc doanh nghiệp có sản phẩm bị lỗi phải đền bù cho mình một khoản tiền. Bởi lẽ, đây là một hành vi có thể coi là đã vi phạm pháp luật.
Người tiêu dùng đừng để lòng tham che mờ lý trí của mình. Người ta có thể lắm mưu, nhiều kế để bẫy mình vào vòng lao lý, nhưng nếu mình không tham, không muốn có tiền một cách không chính đáng thì sẽ không bao giờ mắc bẫy của họ.
Điều thứ 2: Làm việc ngay với người bán hàng trực tiếp (có thể là điểm bán lẻ, đại lý hoặc trung tâm mua sắm) để 2 bên ghi nhận vụ việc. Việc ghi nhận này phải thể hiện bằng văn bản (hoặc biên bản), có sự chứng kiến của người thứ 3 để đảm bảo tính khách quan. Nếu ghi âm, ghi hình được cuộc làm việc này thì lại càng tốt.
Người tiêu dùng nên làm gì khi gặp sản phẩm lỗi để không bị vướng vào vòng lao lý? – ảnh: H.T
Một số điện thoại hoặc địa chỉ cần thiết để liên lạc trong trường hợp này: Phòng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương (25 Ngô Quyền – quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Điện thoại: 04.04.22205022; Fax: 04.22205003)
Hiện Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương đã công bố, cho vận hành số điện thoại đường dây nóng, để người tiêu dùng cả nước có thể gọi, khiếu nại các quyền lợi của mình đã bị xâm phạm: 18006038.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan bả vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải có trách nhiệm mời các bên có liên quan đến để giải quyết sự việc. Có 4 phương thức để giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng, bao gồm:
Phương thức 1: Thương lượng
Thông thường, phương thức này được áp dụng đầu tiên, trong tất cả các vụ khiếu kiện của người tiêu dùng. Trong trường hợp 2 bên chưa tìm được tiếng nói chung, thì có thể lựa chon một trong các phương thức tiếp theo.
Phương thức 2: Hòa giải
Video đang HOT
Phương thức này được áp dụng phổ biến khi có xảy ra tranh chấp. Theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể đến Trung tâm hòa giải được thành lập bởi Sở Công thương ở các tỉnh, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các tỉnh (nếu ở địa phương), ở trung ương thì có thể đến Cục Quản lý cạnh tranh, hoặc Hội tiêu chuẩn &Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Phương thức này áp dụng hầu hết ở các nước trên thế giới.
Phương thức 3: Trọng tài
Trong trường hợp thương lượng, hòa giải không được, người tiêu dùng có thể gửi đơn lên Trọng tài thương mại. Có một điều lưu ý: Các điều khoản trọng tài là một vấn đề được pháp luật về trọng tài quy định. Nếu các bên thỏa thuận, giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng trọng tài thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn kiện, nếu tranh chấp đó phát sinh và một bên khởi kiện ra tòa (Luật trọng tài thương mại, Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết 01/2014/HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán – Tòa án ND tối cao hướng dẫn thi hành Luật trọng tài thương mại năm 2010.
Phương thức 4: Khởi kiện ra tòa án.
Việc khởi kiện ra tòa án nhân dân các cấp là phương án lựa chọn cuối cùng, nếu các bên không còn sự lựa chọn nào khác. Theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng địa phương được quyền đại diện người tiêu dùng khởi kiện ra tòa án nhân dân, nhằm đảm bảo quyền lợp hợp pháp của họ, theo đúng các qui định của pháp luật. Khi khởi kiện, người tiêu dùng không phải tạm nộp án phí.
Theo_Vietq
Người đúng, kẻ sai trong vụ án chai nước có ruồi giá 500 triệu
Cho rằng hành vi đe dọa Công ty Tân Hiệp Phát (Cty THP) bằng chai nước được cho là có ruồi để cưỡng đoạt 500 triệu đồng là nguy hiểm, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên phạt Võ Văn Minh 7 năm tù khiến dư luận "nổi sóng" tranh cãi.
Có đe dọa doanh nghiệp?
Sau 2 ngày xét xử, chiều 18/12/2015 HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt Võ Văn Minh (35 tuổi, ngụ xã An Cư - Cái Bè - Tiền Giang) 7 năm tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản" của Cty THP khiến dư luận "nổi sóng" tranh cãi về vụ án.
Để có thông tin khách quan, phóng viên đã có mặt tại phiên tòa ghi nhận quan điểm của luật sư bảo vệ quyền lợi cho phía Cty THP, cũng như luật sư bào chữa cho bị cáo và nhận xét của người dân có mặt tại phiên xử.
Võ Văn Minh tại phiên xử. Ảnh: Hồng Cơ
Tại tòa, vụ án được tóm lược như sau: Vào một ngày đầu tháng 12/2014, khi đang bán đồ ăn cùng nước giải khát tại xã An Cư - Cái Bè. Minh phát hiện chai Number 1 (loại nhựa 359ml) có con ruồi bên trong nên đề nghị Cty THP đến giải quyết.
Ngày 6/12/2014. Cty THP cử cán bộ đến giải thích: "Dây chuyền của Cty rất hiện đại, không có chuyện con ruồi trong chai nước", mong anh Minh thông cảm, Cty THP có nhã ý tặng anh Minh 2 thùng nước Dr Thanh để cảm ơn...
Bị cáo Võ Văn Minh tại khuôn viên tòa án tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hồng Cơ
Tuy nhiên, Minh không đồng ý, yêu cầu Cty THP phải đưa 1 tỷ đồng, nếu không anh ta sẽ đưa thông tin này trên báo. Và trên chương trình 60 giây, cũng như in 5000 tờ rơi đưa thông tin chai nước Number 1 có ruồi bên trong, nhằm làm mất uy tín của doanh nghiệp. Thấy Cty THP không đồng ý, Minh chủ động "bớt xuống", buộc Cty THP đưa 500 triệu đồng để đổi chai nước có ruồi.
Tân Hiệp Phát buộc phải báo công an tỉnh Tiền Giang, và trong lúc Minh đang nhận tiền cưỡng đoạt từ Cty THP tại một quán cà phê thì bị cảnh sát ập vào bắt.
Tranh luận "nảy lửa"
Tại tòa, Vị đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho rằng: Hành vi phạm tội đã rõ, bị cáo không những liên tục điện thoại đe dọa Cty THP phải giao tiền cho Mình để đổi lấy chai nước có con ruồi, và sự im lặng của Minh với giá 1 tỷ đồng, sau đó bớt còn 500 triệu. Minh hẹn giao tiền tại quán cà phê chứ không nhận tiền ở quán ăn nhằm qua mặt dư luận để chiếm đoạt 500 triệu của Cty THP. Do đó, đủ căn cứ để VKS truy tố Minh về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo khoản 4, điều 135 Bộ luật hình sự. Với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù...
Tuy nhiên, cáo trạng buộc tội của VKS bị luật sư Phạm Hoài Nam cùng Ls Nguyễn Tấn Thi (Đoàn Ls TP. Hồ Chí Minh) - bào chữa cho bị cáo phản đối, cho rằng Minh không phạm tội cưỡng đoạt tài sản!.
Phiên tòa bắt đầu "nóng" khi Hội thẩm nhân dân là bà Nguyễn Thị Huệ hỏi bị cáo cảm thấy oan không? Minh vô tư trả lời "không rõ". Sau một loạt câu hỏi của hội thẩm như: Bị cáo có phạm tội đó không? Muốn có nhiều tiền mà không phải lao động...? thì Luật sư Phạm Hoài Nam đứng lên yêu cầu HĐXX xem xét tình tiết vụ án rồi đưa ra bản án, chứ không thể xét hỏi theo hướng buộc tội bị cáo như vậy.
Bị cáo Minh trong vòng vây báo chí. Ảnh CTV
Sau ý kiến của luật sư Nam, vị hội thẩm tiếp tục xét hỏi Võ Văn Minh, khiến Ls Nguyễn Tấn Thi đề nghị HĐXX ngưng phần xét hỏi đối với hội thẩm, và cho rằng: "Tôi nghi ngờ năng lực của vị hội thẩm này". Tuy nhiên, chủ tọa đã yêu cầu luật sư Nam và Thi ngồi xuống để HĐXX tiếp tục làm việc.
Phiên tòa tiếp tục "nóng" khi Luật sư Thi cho rằng: Xét xử vắng đến 4 người làm chứng, do đó, đề nghị phải có mặt các nhân chứng là những nhân viên Cty THP...; Luật sư Thi cũng đề nghị HĐXX xem xét ai là người bị cưỡng đoạt tài sản...
Các nhân viên của Cty THP đã thương lượng, hòa giải với Minh, đây không phải là những người khách quan, tôi thấy rằng, những người này có hành vi thương lượng. Bởi vậy, đề nghị đổi tư cách tố tụng của những người này, họ không phải là người khách quan, biết sự việc. Cũng như xem xét tư cách tố tụng của Ls phía Cty THP...
Phát biểu tại phiên tòa, Ls Nguyễn Đức Hoàng, bảo vệ quyền lợi cho Cty THP cho rằng: Những đề nghị của luật sư Thi là cảm tính, và tư cách tố tụng của nhân chứng là đúng pháp luật; Sau khi nghe luật sư hai phía tranh luận, đề nghị. Xét thấy, các yêu cầu trên của Ls Nguyễn Tấn Thi không có cơ sở. HĐXX tiếp tục làm việc.
Kẻ đúng, người sai trong vụ án
Trong phần luận tội, đại diện VKS cho rằng: Các yêu cầu triệu tập những người làm chứng, xem Cty THP là nguyên đơn dân sự hay bị hại... là không có cơ sở. Bởi người làm chứng đã có bản tự khai, có biên bản lấy lời khai đã rõ, cũng như gửi đơn xin xử vắng mặt tại tòa, nên không cần triệu tập. Chai nước chỉ 10.000 đồng mà Minh đòi 1 tỷ, kèm theo bao lời đe dọa là không chấp nhận được...; VKS đề nghị phạt Minh từ 12 - 13 năm tù.
Sau khi nghị án, HĐXX cho rằng: Phát hiện chai nước của Cty THP có ruồi, bị cáo có thể báo với cơ quan chức năng, điều này là tốt cho xã hội, cho người tiêu dùng, và cả Cty THP, tuy nhiên, Minh đã dùng chai nước này uy hiếp tinh thần của THP là trái pháp luật. Do tính chất nguy hiểm của tội phạm này, Bộ luật Hình sự quy định dù nhận tài sản hay chưa, nhưng người bị hại sợ hãi mà phải đưa tiền thì đã cấu thành tội phạm.
Tòa xác định bị cáo nhận 500 triệu đồng và bị bắt quả tang không phải là giao kết hợp đồng dân sự. Mà là hành vi sử dụng thủ đoạn để chiếm đoạt 500 triệu đồng. Vụ việc này phải căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi. Hơn nữa, thời điểm phát hiện chai nước có ruồi vào dịp giáp tết, Cty THP lo sợ bị ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín nên phải tố giác tội phạm...
HĐXX cho rằng hành vi của bị cáo cố ý xâm phạm đến quyền tài sản, gây mất ổn định xã hội, cần có hình phạt nghiêm. Tòa cũng không chấp nhận quan điểm bào chữa của các luật sư vì chưa đủ cơ sở. Xét thấy Minh chưa tiền án, tiền sự, chưa gây ra thiệt hại, nguyên đơn dân sự xin giảm nhẹ hình phạt, nên quyết định tuyên phạt Võ Văn Minh 7 năm tù.
Phiên tòa khép lại với những giọt nước mắt của người thân bị cáo. Bởi họ nuôi hy vọng và kỳ vọng vào hai luật sư sẽ bào chữa cho Minh vô tội trong vụ án tốn biết bao giấy mực, thời gian của các cơ quan báo đài. Tuy nhiên, quyết định của tòa vẫn được ban hành, và mọi người phải tuân theo cho đến ngày xét xử phúc thẩm (nếu có).
Về phía đại diện Cty THP tại phiên xử - Bà Trần Ngọc Bích cũng trình bày: "Cty THP luôn có thiện chí với khách hàng. Tuy bị thiệt hại nặng nhưng tôi vẫn xin quí tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho anh Minh, và không yêu cầu bồi thường.
Giám đốc điều hành Cty THP- Bà Trần Ngọc Bích tại tòa xin giảm nhẹ hình phạt cho anh Minh. Ảnh: Hồng Cơ
Tuy luôn cầu thị tiếp thu những góp ý mang tính chất xây dựng của khách hàng, nhưng trước những hành vi đe dọa, uy hiếp doanh nghiệp, chúng tôi buộc phải nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp, xử lý. Cty THP luôn tôn trọng pháp luật, chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".
Hình phạt tù tòa vừa tuyên là câu trả lời cho dư luận tranh cãi trong nhiều ngày qua biết: Kẻ đúng người sai trong vụ án này là ai? Một người dự phiên tòa thở dài cho biết.
Theo Phap luât Xa hôi
Vụ chai Number 1: Xử tù có thuyết phục? Các luật sư thì có ý kiến trái chiều về vụ "đổi" chai Number 1 có ruồi lấy 500 triệu; còn chủ tọa phiên tòa khẳng định, HĐXX tuyên Minh phạm tội Cưỡng đoạt tài sản là không oan. Là người bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh (35 tuổi, ngụ huyện Cái Bè, Tiền Giang), luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn...