Hậu vận sóng gió của Masayoshi Son: Thừa nhận thất bại vì tham ‘liều ăn nhiều’, bất lực nhìn Vision Fund thua lỗ chục tỷ USD
Chiến lược “liều ăn nhiều” của Masayoshi Son dường như đã chứng minh là thất bại.
Chiến lược “liều ăn nhiều” của Masayoshi Son dường như đã chứng minh là thất bại.
Theo thông tin của tờ Financial Times, Softbank sắp sa thải 30% lực lượng nhân sự tại Quỹ Vision khi tập đoàn Nhật Bản tìm cách cắt giảm mạnh chi phí. Động thái này diễn ra sau khi Softbank chịu mức thua lỗ hàng quý cao kỷ lục giữa bối cảnh thị trường công nghệ trải qua cơn địa chấn mạnh.
Tập đoàn Nhật Bản bắt đầu thông báo tới nhân viên về việc cắt giảm trong thời gian tới vào ngày thứ 3. Nguồn tin cho biết, khoảng 150 trong số 500 nhân viên của chi nhánh Vision Fund sẽ mất việc.
Bước đi này trên thực tế đã được đồn đoán từ trước tuy nhiên con số nhân sự bị sa thải được tiết lộ đã tăng gấp đôi so với dự đoán trước đó. Hiện vẫn chưa rõ những bộ phận nào sẽ chịu ảnh hưởng trong đợt cắt giảm lần này nhưng việc cắt giảm dự kiến sẽ ảnh hưởng tới các nhân viên tại tất cả các văn phòng của chi nhánh trên toàn thế giới.
Giá trị của các công ty công nghệ và đồng yên yếu đã khiến công ty của tỷ phú Masayoshi Son chịu khoản lỗ ròng 3,1 nghìn tỷ yên (23 tỷ USD) trong 3 tháng tính tới tháng 6. Son gần đây thừa nhận ông nên đầu tư chọn lọc hơn và nói với các nhà đầu tư rằng cảm thấy “xấu hổ với chính mình vì quá ham lãi trong quá khứ”.
Son nói thêm vào tháng 8 rằng Softbank sẽ tự điều chỉnh thành một “tập đoàn thực thi cắt giảm chi phí mạnh sau khi khoản lãi đầu tư 7 nghìn tỷ yên tại quỹ Vision 2 đã hoàn toàn bốc hơi trong 6 tháng qua”.
Vision Fund của Softbank – quỹ vốn tập trung vào đầu tư vào những công ty có công nghệ tốt đã báo cáo khoản lỗ gộp 2,3 nghìn tỷ yên trong giai đoạn từ tháng 4 – tháng 6, theo sau là khoản lỗ 2,2 nghìn tỷ yên vào quý trước. Công ty này cũng chịu khoản lỗ liên quan tới ngoại tệ tới 6 tỷ USD do đồng yên yếu.
” Nếu chúng tôi chọn lọc hơn 1 chút và đầu tư đúng cách, tổn thất sẽ không nhiều“, Son nói.
Cổ phiếu công ty đã giảm 23% trong 12 tháng qua.
2 ngày sau khi báo cáo kết quả kinh doanh quý tồi tệ nhất, Softbank nói họ sẽ thu về khoản lãi 4,6 nghìn tỷ yên (33,6 tỷ USD) bằng việc bán cổ phiếu Alibaba. Kết quả là lượng cổ phần của Softbank tại Alibaba cũng sẽ giảm đáng kể sau thương vụ này.
THẤT BẠI CỦA MASAYOSHI SON
Ở tuổi 65, Son đã tạo dựng được danh tiếng với một phong cách khá ấn tượng. Ông ấy đã mua một trong những ngôi nhà đắt nhất ở Mỹ, từng khoe khoang sở thích đầu tư vào những “gã điên” (ám chỉ nhà sáng lập của các startup ông cho là tiềm năng) và được biết đến là người có những bài thuyết trình bằng PowerPoint quanh co và siêu thực.
Trong một buổi nói chuyện năm 2010 về tầm nhìn dài hạn của mình, Son đã trình chiếu một slide trong đó bàn tay con người chuyển một trái tim hoạt hình lớn màu đỏ cho một con robot. Vào năm 2019, trong một nỗ lực xoay chuyển WeWork, Son đã hiển thị một biểu đồ về lợi nhuận trong tương lai của công ty có tựa đề “Minh họa giả thuyết về EBIDTA”.
Bài thuyết trình gần đây nhất của ông ấy cũng gây ấn tượng không kém. Son bắt đầu công bố kết quả kinh doanh hàng quý của mình bằng cách cho thấy bức chân dung của một vị tướng quân Nhật Bản thời phong kiến có tên Tokugawa Ieyasu. Ngụ ý của Son về hình ảnh này hoàn toàn không rõ ràng, nhưng có vẻ như Son hứa hẹn sẽ có cách tiếp cận rõ ràng hơn để đầu tư trong tương lai.
Ông cho biết SoftBank sẽ đầu tư ít hơn và sẽ sa thải nhân viên trong toàn công ty. SoftBank, ông nói, đang ở “chế độ phòng thủ”. Công ty là nạn nhân của “sự hỗn loạn thị trường” và “bong bóng định giá”.
Video đang HOT
Theo nhận định của Bloomberg, điều Son nói kể trên là đúng, nhưng không đầy đủ. Nếu có bong bóng công nghệ, chính Son là người đóng vai trò quan trọng trong việc thổi phồng nó.
Quỹ Vision ra đời vào năm 2016 trong một chuyến bay đến Trung Đông, khi Son, người đang chuẩn bị tiếp cận các nhà đầu tư trong khu vực, đã gạch bỏ quy mô quỹ dự kiến khi đó của mình là 30 tỷ USD và thay thế nó bằng một con số ấn tượng hơn: 100 tỷ USD. “Cuộc sống quá ngắn để suy nghĩ nhỏ”, ông nói với một cấp phó.
SoftBank có xu hướng thể hiện mình là người có triết lý đầu tư phức tạp – kết hợp quan điểm lạc quan về đổi mới công nghệ với quan điểm rằng các công ty trong danh mục đầu tư của công ty sẽ giúp đỡ lẫn nhau.
Trên thực tế, cách tiếp cận của ông đơn giản hơn: SoftBank cố gắng thống trị các ngành công nghiệp non trẻ bằng cách sử dụng lượng tiền mặt khổng lồ. Bắt đầu từ năm 2017, Son xác định các doanh nhân mà ông cho là có triển vọng và sau đó đưa ra số vốn gấp đôi hoặc gấp ba (hoặc nhiều hơn) mà họ yêu cầu. Nếu những người sáng lập lúng túng hoặc cố gắng thương lượng các điều khoản của thỏa thuận, ông sẽ đe dọa đưa khoản đầu tư của mình cho một đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược này đã dẫn đến việc đặt cược rất lớn vào công ty chia sẻ xe Trung Quốc Didi Chuxing Technology, cộng với WeWork và Uber, với số vốn đầu tư lần lượt 5,5 tỷ USD, 4,4 tỷ USD và 7,7 tỷ USD vào năm 2017 và đầu năm 2018 cũng như một loạt của các giao dịch khác với số tiền khiêm tốn hơn. Son đã đầu tư 300 triệu USD vào Wag! (startu cho chó đi dạo), 375 triệu USD vào công ty bánh pizza Zume và 1,5 tỷ USD vào một chuỗi khách sạn bình dân của Ấn Độ.
Xét theo mặt nào đó, đây là sự phát triển vượt bậc của chiến lược phát triển kinh doanh đã trở thành tiêu chuẩn vào thời điểm Quỹ Tầm nhìn bắt đầu thực hiện các giao dịch. Tiền đề của chiến lược, đôi khi được gọi là “Blitzscaling” và được tiên phong bởi người đồng sáng lập PayPal, Peter Thiel. Có thể hiểu đơn giản chiến lược này là các thị trường internet có xu hướng bị độc quyền bởi một người chơi duy nhất (Google trong tìm kiếm, Facebook trong mạng xã hội…).
Theo đó, các công ty khởi nghiệp nên chi nhiều nhất có thể để thiết lập các vị trí trên thị trường ngay cả khi điều đó có nghĩa là chi tiêu nhiều hơn để thu hút khách hàng so với mức bạn có thể kiếm được hoặc hiểu đơn giản hơn là bán sản phẩm thua lỗ. Một khi công ty đã thiết lập sự thống trị, họ có thể tăng giá và cuối cùng thu được lợi nhuận.
Có một logic cho cách tiếp cận này – và thực sự, nó cũng giúp giải thích sự phát triển của một số công ty công nghệ thua lỗ trong nhiều năm trước khi có lãi. Nhưng, vẫn tồn tại hai lỗ hổng quan trọng. Đầu tiên là nó có thể mang tính săn mồi, gây hại cho người tiêu dùng và cuối cùng là chạy theo các cơ quan quản lý. Thứ hai là nó chỉ thành công nếu các doanh nghiệp thực sự là các công ty công nghệ với nền kinh tế cơ bản vững chắc, thay vì các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp giả danh là các công ty công nghệ.
Đây chính là điểm sai chí mạng của Son. Cách tiếp cận của SoftBank chủ yếu liên quan đến việc tạo ra sự gián đoạn cho các hoạt động kinh doanh thông thường và hầu như không mang lại lợi nhuận đi taxi, giao đồ ăn, dắt chó đi dạo, pizza. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của người sáng lập WeWork, Adam Neumann, người có khả năng phù hợp với “sự vĩ đại” của Son và có khả năng thiên bẩm để biến một công việc kinh doanh bất động sản thương mại có vẻ bình thường thành một thứ gì đó hay ho.
Những tỷ phú nổi tiếng từng nếm trải thất bại trước khi 'hái trái ngọt'
Để đến được với thành công ngày hôm nay, những tỷ phú tên tuổi cũng phải trải qua nhiều thất bại xương máu.
1. Elon Musk - CEO hãng xe điện Tesla, nhà sáng lập công ty công nghệ vũ trụ SpaceX
Elon Musk hiện là người giàu nhất thế giới với tổng giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 253 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaire Index. Thế nhưng, vị tỷ phú nổi tiếng ngông cuồng cũng từng có những năm tháng chẳng hề suôn sẻ.
Elon Musk. Ảnh: AP
CEO Telsa từng nộp đơn xin việc tại Netscape, "đế chế Internet" Mỹ nổi tiếng bấy giờ nhưng không nhận được hồi âm. Năm 1995, Musk khi ấy 24 tuổi đã cùng em trai thành lập Zip2, công ty chuyên cung cấp bản đồ và địa chỉ doanh nghiệp. Zip2 gặp khó khăn ngay từ những năm đầu và gần như không nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư, khiến Musk buộc phải bán đi "đứa con tinh thần" đầu tiên của mình.
Tháng 10 năm 2000, khi đang làm việc tại Paypal, ông bị sa thải khỏi Hội đồng quản trị do ảnh hưởng từ cuộc đấu tranh quyền lực ngầm trong công ty và khủng hoảng gian lận người dùng khiến PayPal thất thoát 10 triệu USD mỗi tháng.
Ngoài ra, Musk cũng từng rót 100 triệu USD vào Space X - công ty được mệnh danh là "cỗ máy đốt tiền" vào năm 2008, nhưng sau đó 3 tên lửa đầu tiên đã phát nổ trước khi bay vào quỹ đạo. Năm 2016, tên lửa Falcon 9 cũng phát nổ cùng với vệ tinh 200 triệu USD của Facebook.
2. James Dyson - nhà sáng chế, người sáng lập công ty công nghệ Dyson
James Dyson. Ảnh: Getty Images.
Vốn có năng khiếu vẽ và nghệ thuật cùng niềm đam mê thiết kế nội thất, James Dyson được một giáo viên định hướng ứng dụng khả năng vào nghiên cứu những phát minh mới về kỹ thuật. Một trong những phát minh nổi bật của ông là xe cút kít chân bóng Ballbarrow, thay thế cho loại có bánh xe truyền thống. Khi đó, ông đã tự lập ra một công ty nhận đặt hàng và bán được 45.000 sản phẩm/năm, chiếm 50% thị phần xe cút kít. Thế nhưng, may mắn không mỉm cười với Dyson. Ballbarrow bị đánh cắp thiết kế và bán cho một công ty sản xuất đồ nhựa của Mỹ tên là Glassco. Mất hàng năm và hàng trăm nghìn USD theo đuổi các vụ kiện về bằng sáng chế, Dyson vẫn thua kiện. Ông chìm vào nợ nần và suy sụp khi bị các nhà đầu tư mới đuổi khỏi chính công ty mà mình sáng lập.
Đứng lên sau cú trượt với Ballbarrow, Dyson tiếp tục nghiên cứu sáng chế máy hút bụi. Ít ai biết rằng suốt 5 năm, làm tới 5.127 phiên bản thất bại, sau cùng ông mới thành công tạo ra máy hút bụi không túi nổi tiếng. Ban đầu sản phẩm này không có cơ hội ra mắt công chúng khi bị từ chối bởi hàng chục nhà sản xuất ở Anh, châu Âu và Mỹ trong suốt 2 năm.
Giữ niềm tin vào phát minh tâm huyết của mình, Dyson sau đó đã giới thiệu chiếc máy hút bụi tại thị trường Nhật Bản. Sản phẩm này từ đó đã gây được tiếng vang lớn, giúp Dyson có đủ tiền để mở cơ sở của riêng mình. Kể từ khi ra mắt, công ty của ông không chỉ tạo ra máy hút bụi mà còn cả máy sấy tóc, máy lọc, quạt không cánh, đèn chiếu sáng và máy sấy tay, và gần nhất là máy thở trong đại dịch Covid-19.
Dyson tin rằng phần lớn thành công ông có được hôm nay khởi nguồn từ sự kiên trì và nỗ lực khi thất bại trong quá khứ. Doanh nhân này đã từng nói, "Thất bại thực ra rất thú vị. Đó là một phần của sự tiến bộ. Bạn không thể học được gì từ thành công, nhưng lại học được nhiều điều từ thất bại".
3. Brian Chesky - đồng sáng lập, CEO dịch vụ cho thuê phòng lưu trú Airbnb
Brian Chesky. Ảnh: thejetset
Cuối năm 2007, Brian Chesky cùng Joe Gebbia, người bạn thân chung trường đại học, cũng là đồng sáng lập Airbnb, đã chuyển tới sống ở San Francisco. Thời điểm ấy, do nợ nần chồng chất và không có việc làm để kiếm tiền, họ đã nảy ra ý tưởng cho những người khách lạ ở chung phòng, nằm trên những tấm đệm hơi nhằm san sẻ tiền thuê nhà đắt đỏ ở đây.
Đến khi quyết định khởi nghiệp từ đó, 2 nhà đồng sáng lập Airbnb nhận ra việc tìm các nhà đầu tư không đơn giản như họ tưởng. Năm 2008, hai người bạn giới thiệu startup này tới 15 nhà đầu tư "thiên thần" nhưng nhận về đến 8 lời từ chối. 7 người còn lại thậm chí hoàn toàn phớt lờ Airbnb.
Khoảng một năm sau, Airbnb mới nhận được sự tin tưởng và khoản vốn đầu tiên từ công ty đầu tư Y Combinator. Công ty đã khởi đầu bằng cách nhắm mục tiêu các địa điểm tổ chức các hội nghị lớn, vì các khách sạn gần đó nhanh chóng bán hết phòng, trong khi lượng khách đông sẽ cần nơi lưu trú thuận tiện. Đến nay, Airbnb đã trải rộng mạng lưới ở hơn 34.000 thành phố và có hơn 60 triệu khách kể từ khi mở cửa kinh doanh vào năm 2008.
4. Soichiro Honda - người sáng lập hãng xe Honda
Ngay từ lần đầu nhìn thấy một chiếc ôtô Ford đến thị trấn, Honda đã mê mẩn và bắt đầu mơ về việc tạo ra chiếc xe hơi của riêng mình. Năm 15 tuổi, cậu bé Soichiro đã rời ghế nhà trường để đến học việc tại Art Shokai, một cửa hàng sửa chữa ôtô ở Tokyo.
Soichiro Honda. Ảnh: Getty Images.
8 năm sau đó, Honda mở chi nhánh Art Shokai của riêng mình ở Hamamatsu. Khi làm việc tại đây, ông đã vô cùng nỗ lực để nghiên cứu sản xuất vòng pit-tông và séc măng - những chi tiết nhỏ nhưng vô cùng đắt đỏ của ôtô. Thế nhưng, sản phẩm này đã bị nhà sản xuất xe Toyota từ chối.
Tuy nhiên điều này không làm ông nhụt chí. Khi xăng trở nên khan hiếm ngay sau Thế chiến II, Honda đã tạo ra một động cơ 2 thì nhỏ hoạt động với rất ít khí và có thể dễ dàng gắn vào xe đạp. Honda Motor Company được thành lập ngay sau đó và phát hành chiếc xe đạp có động cơ đầu tiên vào năm 1949. Đây cũng là mẫu xe đầu tiên được xuất khẩu sang Mỹ. 20 năm sau, hãng xe này bắt đầu sản xuất ôtô và hiện là hãng xe được ưa chuộng và chiếm thị phần lớn, xếp thứ 6 thế giới.
Soichiro Honda từng chia sẻ, "Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là thất bại".
5. Milton Hershey - ông chủ đế chế socola Hershey
Từ nhỏ, kinh tế gia đình khó khăn, không có chỗ ở cố định và cha thường xuyên đi làm ăn xa, Milton đã không có điều kiện theo học trường lớp đầy đủ. Milton đã chuyển trường 6 lần, và đến năm 13 tuổi thì nghỉ hẳn để đi làm phụ giúp gia đình.
Milton Hershey. Ảnh: thehersheycompany
2 năm sau đó, ông bắt đầu đi học nghề và bén duyên với ngành làm bánh kẹo. Năm 1876, Milton quyết định vay vốn 100 USD để mở cửa hàng bán kẹo nhỏ tại Philadelphia, thế nhưng việc kinh doanh không trôi chảy. Nhiều năm sau, ông đã thử khởi nghiệp một lần nữa ở New York, nhưng cũng thất bại do tài chính hạn hẹp.
Không từ bỏ ước mơ, Hershey một lần nữa thử kinh doanh caramen. Và sự kiên trì của ông đã được đền đáp khi đến đầu thập niên 1890, công việc kinh doanh của Milton phát triển rực rỡ với hơn 1.300 công nhân tại 2 nhà máy. Năm 1990, sau khi đến Thụy Sĩ học được cách làm chocolate sữa, Milton đã có quyết định táo bạo - bán thương hiệu caramen có tiếng lúc bấy giờ với giá 1 triệu USD để thành lập Hershey Chocolate Company.
Nhờ những ý tưởng độc đáo cùng niềm đam mê với bánh kẹo, Milton đã mở rộng mạnh mẽ đế chế Hershey của mình. Ngày nay thương hiệu này nổi tiếng với những sản phẩm như Hershey Kisses, Almond Joy, Cadbury, Reese và Twizzlers dành cho cả người lớn và trẻ em.
6. J.K. Rowling - nhà văn tỷ phú với series Harry Potter
J.K. Rowling bắt đầu viết Harry Potter vào đầu những năm 1990, sau khi nảy ra ý tưởng khi đang chờ một chuyến tàu bị hoãn giữa hành trình Manchester và London. Tuy nhiên, bà phải trải qua không ít khó khăn trong suốt quá trình viết - từ cú sốc mất mẹ, cho đến việc ly hôn, làm mẹ đơn thân, sống không có tiền, không có việc làm. Bà trở nên trầm cảm và đã có lúc nghĩ đến việc tự sát. Khi ấy, việc viết lách có lẽ là điểm sáng duy nhất, là niềm an ủi lớn lao với nhà văn.
J.K. Rowling. Ảnh: J.K.Rowling.Pottermore.
Vài năm sau đó, bà gửi bản thảo cuốn đầu tiên "Harry Potter và hòn đá phù thủy" cho 12 công ty xuất bản lớn nhưng đều bị từ chối. Hầu như tất cả đều nói với bà rằng sẽ không ai quan tâm đến pháp sư và phù thủy. Cho đến khi bản thảo đến tay Nigel Newton, Giám đốc nhà xuất bản Boomsbury thì bộ truyện đình đám ngày nay mới có cơ hội được ra mắt công chúng. Khi ấy, ông Newton mang bản thảo về nhà và đưa chương đầu tiên cho cô con gái 8 tuổi đọc. Cô bé đọc xong và đòi đọc phần tiếp theo, chỉ cần như vậy, Boomsbury đã trả trước cho Rowling 1.500 bảng Anh.
7 cuốn sách trong chuỗi Harry Potter đã bán được hơn 400 triệu bản, trở thành series truyện được bán chạy nhất mọi thời đại. Các bộ phim dựa trên cuốn sách cũng trở thành series phim ăn khách. J.K Rowling trở thành một trong số rất ít tác giả từng đạt được vị thế tỷ phú và thành lập tổ chức chống nghèo đói và ủng hộ trẻ em.
Trong một buổi trò chuyện với sinh viên Harvard, bà đã chia sẻ: "Đáy sâu của sự thất bại là một nền tảng vững chắc để tôi xây dựng lại cuộc đời".
Tỷ phú Masayoshi Son tính sa thải 30% nhân sự ở Vision Fund SoftBank dự kiến cắt giảm ít nhất 150 nhân sự tại quỹ Vision Fund. SoftBank Group bắt đầu sa thải nhân viên tại quỹ đầu tư Vision Fund đang làm ăn thua lỗ, dự kiến họ cắt giảm ít nhất 30% nhân sự, Bloomberg News dẫn nguồn cận tin cho biết. Những nguồn tin này cho hay tập đoàn có trụ sở tại...