Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức
Các hoạt động giao dịch dân sự gắn với bất động sản và các loại tài sản có giá trị lớn (ô-tô, xe máy, tàu bay…) buộc phải đăng ký và tuân thủ quy định về hình thức có ý nghĩa quan trọng trong thực thi Luật Dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi, giảm tình trạng tranh chấp của các bên liên quan, cũng như góp phần quản lý nhà nước đối với các tài sản đó và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội…
Theo quy định tại iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.
Còn theo dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang lấy ý kiến hoàn thiện thì mở rộng hơn các trường hợp loại trừ bị tuyên vô hiệu, tức thu hẹp hơn các hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; cụ thể, theo Khoản 1 iều 145 dự thảo thì iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành được chỉnh sửa như sau:
1. Trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà hình thức đó không được tuân thủ thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch dân sự đó;
b) Trường hợp chủ thể chưa chuyển giao tài sản hoặc chưa thực hiện công việc thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án cho phép thực hiện quy định về hình thức của giao dịch dân sự trong một thời hạn hợp lý; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu.
Trước hết, cần khẳng định việc quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của một số giao dịch tài sản có giá trị cao buộc các bên tuân theo, nếu không muốn bị tuyên giao dịch vô hiệu là cần thiết, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, khiến các chủ thể của giao dịch phải tuân thủ hình thức bắt buộc của giao dịch, giảm những tranh chấp phát sinh sau thỏa thuận và thực hiện giao dịch đối với các loại tài sản nêu trên.
Video đang HOT
Tinh thần này đều được quán triệt trong cả iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành và Khoản 1 iều 145 dự thảo Luật Dân sự (sửa đổi).
Tuy nhiên, nội dung quy định của Khoản 1 iều 145 dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cho thấy có sự tiếp cận cả về pháp lý và thực tế mở rộng, mềm dẻo và cụ thể hóa, sát hợp thực tế cuộc sống hơn so với quy định tại iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành.
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình giao dịch dân sự, nhiều tài sản đã được chuyển giao và công việc đã được thực hiện theo thỏa thuận, cam kết dân sự giữa các bên liên quan, mặc dù hoạt động giao dịch chưa được hoàn tất thủ tục bắt buộc về hình thức pháp lý gắn với nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan và chủ quan. Tình trạng này diễn ra không chỉ vùng núi, vùng sâu, vùng xa, mà còn ở các đô thị lớn, vùng đồng bằng, trung tâm hành chính; thường khá phổ biến ở các nơi và vào các thời điểm còn hạn chế về nhận thức pháp lý và các hoạt động dịch vụ tư pháp; giữa những người có quan hệ ruột thịt, họ hàng hay thân quen nhau, muốn thể hiện tình cảm, sự tin cậy nhau và thói quen chuẩn mực đạo đức truyền thống giữa các bên liên quan; thậm chí, có thể còn cả do người dân không đủ hay không muốn mất thêm chi phí cho các giao dịch dân sự này vì ngại lệ phí trước bạ quá cao, xa trụ sở cơ quan công quyền, thủ tục hành chính và các chi phí “bôi trơn” phiền hà, tốn kém…
Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều trường hợp, một bên tham gia giao dịch “tiếc của”, muốn lấy lại các tài sản đã giao dịch trước đó, nên chủ ý nại ra tranh chấp và chủ động phát đơn kiện ra tòa để được tòa tuyên giao dịch vô hiệu vì chưa tuân thủ quy định hình thức pháp lý, buộc khôi phục nguyên trạng, của ai trả lại người nấy. Những trường hợp này khiến quyền lợi bên kia hoặc bên thứ ba liên quan bị thiệt hại nặng và tăng căng thẳng giữa những chủ thể tham gia giao dịch dân sự, tạo nguy cơ mất ổn định và làm tổn thương các chuẩn mực đạo đức và quan hệ xã hội truyền thống…
Chính vì thế, Dự thảo Luật Dân sự (sửa đổi) bổ sung quy định mới dạng giao dịch dân sự loại trừ không bị tuyên vô hiệu nếu “Việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch dân sự đó” như tại iểm a, Khoản 1 iều 145 là hết sức tích cực và tiến bộ, phù hợp với đời sống thực tế xã hội.
Sự bổ sung này: Một mặt, tạo cơ hội công nhận giao dịch dân sự đã hoàn tất và sự ổn định trong quản lý, sử dụng tài sản đã giao dịch trên thực tế; Mặt khác, buộc các cơ quan chức năng phải chủ động, tích cực tham gia hoàn tất thủ tục và chịu một phần trách nhiệm trong sự chưa tuân thủ các hình thức bắt buộc của giao dịch dân sự, không đổ lỗi hoàn toàn cho người dân. Trong bối cảnh chuyển đổi, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền, sự điều chỉnh này còn giúp tránh gây xáo trộn, kiện cáo lạm dụng, giảm thiểu chi phí tiền bạc và thời gian liên quan với các tài sản đó cho người dân và cơ quan quản lý nhà nước.
TS NGUYỄN MINH PHONG
Theo_Báo Nhân Dân
Cảnh giác với thủ đoạn "trộm" giữa ban ngày
Dù nhà có đông người nhưng những tên trộm vẫn hành động với thủ đoạn hết sức táo tợn đó là nhảy vào nhà, giật nhanh những tài sản có giá trị rồi ra xe tẩu thoát cùng đồng bọn đã đợi sẵn. Mọi việc chỉ diễn ra trong tích tắc khiến nạn nhân không thể phản ứng kịp.
Đầu trộm đuôi cướp
Ngày 18-5-2015, liên hệ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Ngà (trú tại quận Thủ Đức)- nạn nhân trong một vụ cướp táo tợn vẫn chưa hết cảm giác sợ hãi. Bà Ngà kể, bà sống cùng với vợ chồng người con gái. Thường ngày, sau khi ăn sáng cùng với gia đình, khoảng 8g các con bà sẽ rời khỏi nhà để đi làm. Hôm 12-5, sau khi các con đi làm, bà Ngà khóa cổng cẩn thận rồi vào nhà và chốt cửa bên trong lại. Vì một mình ở nhà nên để tránh sự nhàm chán, bà vào bếp dọn dẹp và chuẩn bị thức ăn trưa.
Khi đang lúi húi nấu nướng, bỗng có một bàn tay bóp mạnh vào cổ bà. Giật mình, bà quay lại thì thấy một người phụ nữ trùm kín mặt, tay lăm lăm con dao, gằn giọng để uy hiếp. Không biết phải làm cách nào, bà Ngà van khóc xin nữ quái tha mạng cho mình. Không nói năng gì, ả trộm xô mạnh bà Ngà vào tủ bếp khiến bà ngã đầu đập xuống nền nhà. Nhanh chóng đi vào phòng ngủ của gia đình nạn nhân, nữ quái xô ngã các vật dụng, lục tung đồ đạc để kiếm tiền. Sau khoảng 10 phút, nghe bà Ngà la hét cầu cứu hàng xóm, sợ bị phát hiện nên nữ quái trở ra bếp, tay lăm lăm con dao để uy hiếp nạn nhân khiến bà Ngà hoảng sợ. Khi nhìn thấy nạn nhân có đeo một chiếc lắc tay và đôi bông bằng vàng thì nữ quái nhanh tay tháo ra và cất vào túi của mình. Nhìn trước ngó sau, thấy không ai chú ý đến, kẻ trộm chạy thoát ra khỏi nhà. Còn lại một mình trong nhà, dù bị thương nhưng bà Ngà cũng cố gắng lết ra ngoài để kêu cứu hàng xóm và nhờ giúp đỡ đưa đến BV để băng bó vết thương.
Bà Ngà cho biết, sau khi các con bà về, nhìn những dấu vết nữ quái để lại ở hiện trường thì khá bất ngờ bởi cửa cổng đã được khóa cẩn thận, cửa trong nhà cũng được cài chốt hết sức chắc chắn, thế nhưng không hiểu bằng cách nào mà kẻ trộm lại mở được khóa và lẻn vào được bên trong nhà. Sau khi tìm hiểu, con của bà Ngà mới phát hiện ra nữ quái đã dùng chìa khóa đa năng để mở ổ khóa nhà. "Sự việc ngày hôm ấy diễn ra hết sức nhanh chóng, tôi không ngờ mình cẩn thận như vậy mà vẫn bị trộm đột nhập vào nhà. Tuy nhiên, điều khiến tôi lạ nhất kẻ trộm lại là phụ nữ. Mặc dù cô ta trùm kín mặt nhưng nhìn dáng người, tôi nghĩ cô ấy cũng còn khá trẻ". Từ sau khi bị trộm đột nhập vào nhà, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ mình nên các con của bà Ngà đã đưa họ hàng từ dưới quê lên sống cùng. Các loại khóa kiên cố cũng được mua về nhưng tâm lý của gia đình còn khá bất an bởi lo sợ kẻ trộm lại tiếp tục đột nhập...
Phòng trọ nơi xảy ra vụ cướp tại quận 9. Ảnh: D.A
Dàn cảnh để cướp
Cũng với thủ đoạn ngang nhiên xông vào nhà cướp tài sản, mới đây nhất, vào ngày 15-5 một chuyện hy hữu cũng đã xảy ra tại dãy nhà trọ ở địa chỉ 25/20, đường số 3, khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9. Khi đó, vào khoảng 20g15, sau khi chuẩn bị xong bữa cơm, chị Nguyễn Thị Ánh (quê Quãng Ngãi) dọn bát đũa và cùng em trai mình ngồi ăn. Khi vừa bắt đầu bữa cơm được vài phút thì từ bên ngoài cửa, một nam thanh niên trong bộ dạng hớt hải, quần áo luộm thuộm lao nhanh vào nhà. Khi chị Ánh vẫn chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì gã thanh niên đã đến bên chiếc giường, nhanh tay chụp lấy chiếc điện thoại đắt tiền và một chiếc iPad. Bỏ dở mâm cơm, chị Ánh cùng em trai hô hoán nhờ sự trợ giúp của mọi người nhưng nam thanh niên đã leo lên xe tẩu thoát cùng đồng bọn.
"Mọi chuyện diễn ra trong vài giây nên tôi và em trai mình không kịp phản ứng gì. Tôi không nhớ mặt được tên cướp nhưng theo phỏng đoán thì chỉ tầm 22-25 tuổi, hai tên này đi xe Wave màu xanh, biển số 70"- chị Ánh nhớ lại. Theo một số nhân chứng kể lại, ở thời điểm trước khi tên cướp vào phòng trọ chị Ánh thì chúng đã xuất hiện và lởn vởn quanh khu vực này khoảng hơn 1g đồng hồ. Vì khu vực này có rất nhiều quán xá và luôn đông người qua lại nên không ai nghĩ 2 thanh niên kia đang âm mưu cướp tài sản. Ngay cả lúc tên cướp vào nhà, cách đó 20m, một nhóm đông phụ nữ ngồi trò chuyện nhưng khi sự việc xảy ra, không một ai kịp trở tay.
Nhiều người dân tập trung bàn tán về vụ trộm. Ảnh: D.A
Được biết, hiện nay, những vụ việc xông vào nhà cướp tài sản ngày càng có chiều hướng gia tăng và cách thức manh động hơn. Tại huyện Hóc Môn, cách đây vài ngày, cũng đã xảy ra một vụ cướp giữa ban ngày nhưng được dàn dựng rất chuyên nghiệp. Khi đó, vào khoảng 9g ngày 20-5, bà Trần Thị Lan cùng con trai mình ra khu vườn sau nhà để chăm sóc cây. Tuy phía trước nhà không có ai trông chừng nhưng nghĩ xóm làng lúc nào cũng bình yên do đó bà Lan chỉ khóa hờ cổng nhà.
Làm việc ở vườn đến 10g thì bà Lan cảm thấy khát nước nên dặn con ở lại làm tiếp còn bà vào nhà uống nước. Đang uống nước ở nhà bếp, nghe tiếng động lạ ở phòng khách, bà Lan vội vàng lên xem. Vừa lên đến nơi, bà đã thất kinh hồn vía khi thấy một nam thanh niên lạ mặt, bộ mặt lấm lét, đứng khép nép cạnh tủ đồ của nhà mình. Bước tới gần, bà gặng hỏi thì nam thanh niên tỏ ra sợ hãi, van xin bà cho trú nhờ vài phút. Lấy lý do bên ngoài đang có hai kẻ lạ mặt hăm dọa, đòi đánh nên mới tự tiện chạy vào nhà bà để tìm nơi trú ẩn. Tần ngần trong giây lát, bà Lan nhìn ra trước nhà thì quả thật, phía ngoài đường đang có hai nam thanh niên mặt mày hung tỡn, tay cầm hai thanh sắt, chửi bới rồi đi lại như muốn lùng sục để tìm bắt ai đó. Nghĩ cùng đường, nam thanh niên kia mới phải vào nhà mình nên bà Lan nguôi giận và dặn khi nào những người kia đi khỏi thì nhanh chóng ra khỏi nhà mình để tránh liên lụy. Sau khi trò chuyện được ít phút, bà Lan bỏ lại người thanh niên trong nhà mình rồi tiếp tục ra vườn làm việc.
Lúc gặp con trai, bà cũng kể lại chuyện mình vừa gặp một người lạ mặt trong nhà và giúp đỡ họ. Nghe câu chuyện của mẹ mình có nhiều chi tiết lạ, anh Lê Văn Nam vội vàng chạy vào nhà. Lúc này, tên trộm vẫn đang loay hoay mà chưa đi. Đến nói chuyện vài câu với gã trộm, con trai bà Lan đề nghị hắn ra khỏi nhà mình. Vẫn là chiêu trò ban nãy đã diễn, y lại chỉ tay ra bên ngoài và cho biết có hai tên côn đồ đang đợi mình. Tuy vẫn sợ sệt nhưng tên trộm vẫn đồng ý ra khỏi nhà anh Nam. Dẫn gã ra khỏi cổng, đang định bước vào nhà thì anh Nam bỗng thấy tên trộm nhảy lên xe của hai đồng bọn cũng chính là hai tên côn đồ lúc nãy rồi nhanh chóng mất dạng. Biết mình đã bị chúng dàn cảnh để lừa gạt, anh vào nhà kiểm lại tài sản thì phát hiện chiếc điện thoại đắt tiền đang sạc pin tại phòng khách đã bị chúng khoắng đi. "Chỉ một phút tin người mà tài sản đã rơi vào tay của kẻ trộm, tôi không ngờ chúng dàn cảnh chuyên nghiệp như vậy. Giữa ban ngày ban mặt, mình cứ nghĩ ở vùng quê này sẽ chẳng bao giờ có trộm cướp, ai ngờ điều không tưởng đã xảy ra", anh Nam buồn bã.
Thượng tá Phạm Xuân Thao, Phó trưởng CA quận 4 (TP HCM) khuyến cáo, hiện nay ngoài những trường hợp cướp tại nhà thì tình trạng dàn dựng cảnh đánh ghen, giả danh cảnh sát hình sự đặc nhiệm để cướp tài sản cũng đã xuất hiện. Trước những tình huống này, nạn nhân cần bình tĩnh. Trước hết, cần yêu cầu những người này xuất trình giấy tờ, thẻ ngành và tuyệt đối không giao tài sản cho họ, mà phải yêu cầu lập biên bản tạm giữ. "Thêm vào đó, khi lưu thông trên đường, người dân không nên nghe điện thoại. Nếu có nghe thì nên dừng xe vào bên lề đường. Đặc biệt, cần khai thác tối đa lợi ích của kính chiếu hậu, khi đi trên đường cần chú ý quan sát phía sau. Nếu phát hiện có người theo sau, nên dừng xe để xe người khả nghi chạy qua" - Thượng tá Phạm Xuân Thao lưu ý.
Theo Phap luât Xa hôi
Bi kịch mẹ bị tạt axit, con 2 tuổi đứng cạnh mù mắt Bé gái 2 tuổi đứng cạnh mẹ trong lúc mẹ gây gổ với hàng xóm và bị tạt axit là người chịu hậu quả nặng nhất, hoàn toàn thị lực, dù đã được cấp cứu. Vụ việc xảy ra ở thành phố Long Xuyên, An Giang. Được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), hôm nay, người mẹ vừa kêu cứu...