Hậu quả khôn lường từ tín dụng đen
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng hoạt động “ tín dụng đen” đã càn quét và để lại những hậu quả hết sức nặng nề.
Đỗ Quốc Hùng (tức Hùng máu) áo đen ở giữa
Nạn nhân không chỉ là những người giàu, mà cả những người lao động, những nông dân chân chính ở các làng quê nghèo. Kéo theo đó là các hoạt động đòi, xiết nợ, cưỡng đoạt tài sản gây mất trật tự.
Thời gian gần đây tại Thanh Hóa nhiều vụ vỡ nợ liên quan đến hoạt động “ tín dụng đen” với số tiền ngày một lớn. Theo thống kê của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa, chỉ tính riêng năm 2012, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 29 vụ, với 30 đối tượng lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thiệt hại hơn gần 200 tỷ đồng.
Những vỏ bọc được các đối tượng tự đánh bóng thân thế bằng vẻ hào nhoáng không nằm ngoài mục đích tạo lòng tin đối với những người nhẹ dạ để có thể dễ dàng huy động vốn, rồi vay tiền của người dân rồi o ép để chiếm đoạt, sử dụng vào mục đích cá nhân. Bên cạnh đó, do hám lãi, nhiều người đã vô tình tiếp tay cho hoạt động phi pháp của các đường dây “tín dụng đen”. Trước khi tuyên bố vỡ nợ rồi ra đầu thú, nhiều đối tượng cầm đầu đường dây đã tẩu tán tài sản, chuẩn bị sẵn một “kịch bản” để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Thiệt hại chủ yếu thuộc về người cho vay. Chế tài xử phạt sẽ không đủ sức răn đe, nếu như không phát hiện dấu hiệu phạm pháp hình sự của các đối tượng. Mặt khác, các đối tượng phạm tội cho vay “tín dụng đen” cũng có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi xảo quyệt nhằm mục đích thu lời bất chính và chiếm đoạt tài sản của người vay khi không còn khả năng chi trả.
Cụ thể: Cho người khác vay tiền có thời hạn, lãi suất ở mức rất cao, (3.000đ đến 5.000đ/01 triệu/01 ngày) nhưng trên giấy vay tiền không ghi mức lãi suất và phương thức tính lãi, hoặc ghi mức lãi suất thấp hơn thực tế khi cho vay. Nhiều trường hợp muốn vay được tiền phải làm hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất trước và thế chấp bằng sổ đỏ. Đến thời hạn mà người vay chưa trả nợ, thì chủ cho vay tính lãi gộp vào gốc và bắt người nợ viết giấy vay tiền mới (bao gồm tiền gốc cũ cộng với tiền lãi thành tiền gốc mới) để tiếp tục tính lãi mới theo tiền gốc mới, cứ phương thức như vậy để tính lãi chồng lãi, số tiền nợ tăng lên nhanh gấp nhiều lần. Nhiều gia đình lâm vào cảnh “khuynh gia bại sản”, hoặc do bị thúc ép trả nợ đã phải lừa dối người thân vay tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng thực chất là để thanh toán nợ do vay tín dụng bất hợp pháp, dẫn đến phạm tội hình sự, bị khởi tố, bắt giam. Những cá nhân hoạt động cho vay tín dụng bất hợp pháp còn tổ chức cho đối tượng côn đồ, đầu gấu hoặc trực tiếp đến để đe doạ, hành hung, rồi dùng cả mưu hèn là ném chất bẩn vào nhà nhằm đạt được mục đích đòi nợ, xiết nợ. Không dừng lại ở việc xiết nợ bằng tài sản, bọn chúng còn đe dọa gây sức ép đến gia đình như bố mẹ, vợ con để con nợ phải cầm cố hoặc bán tài sản; hoặc bao vây, ăn ở tại nhà con nợ và bắt giữ người trái pháp luật…
Nguyễn Anh Tuấn (tức Tuấn thần đèn)
Video đang HOT
Trước tình hình đó Công an tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ là Công an tỉnh và Công an các huyện, Thị xã, Thành phố trên địa bàn tỉnh đã một mặt đẩy mạnh công tác tuyên truyền các thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm hoạt động tín dụng “đen” để nhân dân cảnh giác, tố giác tội phạm. Mặt khác, tập trung lực lượng, áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ linh hoạt để đấu tranh mạnh với các loại tội phạm này. Điển hình trong năm 2012, Công an tỉnh Thanh Hoá đã phá 3 Chuyên án, khởi tố bị can và ra lệnh và bắt tạm giam trên 10 đối tượng trong 3 băng nhóm tội phạm hoạt động tín dụng “đen’, xiết nợ, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản do Nguyễn Anh Tuấn (tức Tuấn thần đèn), Hoàng Trường Thọ (tức Thọ lột) và Đỗ Quốc Hùng (tức Hùng máu) cầm đầu. Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thang Hóa cũng đã tiến hành khởi tố nhiều vụ án lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức vay, mượn “ tín dụng đen“.
Hoàng Trường Thọ (tức Thọ lột)
Để đấu tranh ngăn chặn các có hiệu qủa đối với tội phạm “tín dụng đen”, ngoài việc tăng cường các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an cần phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đề cao cảnh giác cho nhân dân, vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện tố giác tội phạm. Mặt khác, phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, các lực lực lượng chức năng nhằm tạo khí thế đấu tranh trấn áp mạnh mẽ đối với loại tội phạm này.
Theo xahoi
Biên Hòa (Đồng Nai): Rộ nạn tín dụng đen
Rất nhiều nạn nhân của nạn cho vay nặng lãi đã phải rơi vào thảm cảnh tan cửa nát nhà, thậm chí tù tội.
Thời điểm này, ở Biên Hòa, những tay trùm lớn, trùm bé cho vay nặng lãi nhiều đếm không xuể. Mỗi người có một cách thu nợ khác nhau nhưng lại giống nhau ở kiểu cách tàn nhẫn, lạnh lùng. Chịu không nổi sự chèn ép, bóc lột của các trùm cho vay nặng lãi, gần đây rất nhiều người dân đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an.
Trăm kiểu chèn ép con nợ
Hoạt động cho vay nặng lãi ở khu vực Hố Nai có khá nhiều "tên tuổi": bà LTKH ngụ phường Tân Biên, bà HTKD ngụ phường Tân Phong, ba NTPH ngụ phường Hố Nai và đặc biệt là NVD ngụ phường Hô Nai.
Khu vực nội ô TP Biên Hòa cũng có hàng chục "anh chị" như: NTH ngụ phường Thanh Binh, TNY ngụ phường Tân Mai, ĐCL ngụ phường Bửu Hoa. Trong các đối tượng này, ĐCL được giới cho vay nặng lãi nể trọng hơn cả. L. có biệt danh là L. "mai-cô". L. cho vay lãi suất cao, con nợ không có tiền trả thì yêu cầu đưa chứng minh để làm giấy tờ đất giả rồi bắt con nợ đem đi thế chấp chỗ khác lấy tiền trả nợ cho L.
Bà Khổng Thị Quyết ở phường Trảng Dài kể: bà vay của bà LTKH 40 triệu đồng, do lãi suất cao nên chỉ cầm cự được một thời gian, khi bà không còn khả năng trả nợ, bà H. đã chủ động đề nghị bà đứng ra mua xe trả góp nhưng lại đứng tên bà H. và bắt buộc bà phải trả lãi suất cao. Khi bà không có tiền trả thì bà H. đã làm đơn tố cáo bà mượn xe của bà H. đi không trả mà đem bán. Mục đích của bà H. là để cơ quan pháp luật xử lý bà, qua đó răn đe những con nợ khác.
Hung khí thu giữ trong nhà bà Phạm Thị Thu Bông. Ảnh: DUY ĐÔNG
Trường hợp khác, khi con nợ trả không xuể thì kẻ cho vay yêu cầu con nợ viết giấy vay mượn khác, dồn cả gốc và lãi cộng lại để thành một giấy vay nợ mới, thực chất nợ gốc rất ít, chủ yếu là lãi. Một thời gian sau, chủ nợ khởi kiện ra tòa để hợp pháp hóa việc xiết nhà con nợ. Với thủ đoạn này, rất nhiều con nợ đã mất nhà. Trong số đó có ba Trân Kim Sang, ngụ phường Tân Phong dù đã bị chủ nợ xiết mất hai căn nhà mà vẫn không trả đủ lãi, gốc cho chủ nợ. Sợ bị xử, bà Sang đã phải bỏ trốn khỏi địa phương.
Chủ nợ TNY ngụ phường Tân Mai khiến nhiều con nợ khiếp đảm. Theo nhiều con nợ tố cáo thì cứ 100 triệu đồng cho vay, bà Yến chỉ giao cho người vay 70 triệu đồng, bà cắt 30 triệu đồng tiền dịch vụ cho vay. Tất nhiên, lãi suất hằng tháng không dưới 100%.
Chân dung một trùm cho vay
Ở khu vực Hố Nai, gần như không ai không biết Pham Giang Băc, 25 tuổi, ngụ phường Tân Biên. Mới đây, hàng chục người dân đã đến cơ quan công an tố cáo hành vi cho vay nặng lãi của Bắc.
Theo nhiều con nợ thì bước đầu Bắc cho họ vay tiền với lãi suất cao, khi các con nợ không có tiền trả thì Bắc bắt họ phải mua xe máy trả góp và giao xe để Bắc bán thu nợ. Còn con nợ tất nhiên là phải đóng tiền trả góp xe hằng tháng. Nếu con nợ không làm theo ý, Bắc cho các đệ tử dưới trướng như Lễ, Phong, Mười Ba, Chương cứ khoảng 1 hoặc 2 giờ sáng tới nhà họ đập phá, sử dụng chai lọ đựng mắm tôm, ném bể cửa kính. Chịu không xiết, các con nợ phải chấp nhận nghe theo sự bày vẽ của "chủ nợ" này.
Bà Trần Thị Vinh tố cáo bị đàn em của Bắc đập phá nhà. Ảnh: DUY ĐÔNG
Phạm Thị Thu Bông bị bắt. Ảnh: DUY ĐÔNG
Bà Trần Thị Vinh ở phường Trảng Dài kể: Ngày 2-6-2011, thông qua Trần Thị Thu Bông môi giới, bà có vay của Phạm Giang Bắc 60 triệu đồng. Mỗi ngày phải đóng 3 triệu đồng tiền lãi, cầm cự được 55 ngày với 165 triệu đồng tiền lãi, bà Vinh không còn khả năng đóng thêm nên tháng 11-2011, Bắc cho người ném đá và mắm tôm vào nhà bà Vinh. Chưa dừng lại, tháng 5-2012, Bắc dẫn thêm hai người là Bông và Điệp tới cơ quan bà Vinh (Trạm Y tế phường Bửu Hòa) để hành hung. Chịu không nổi, bà Vinh làm đơn cầu cứu cơ quan công an.
Ngày 10-6-2012, Công an TP Biên Hòa đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Thị Thu Bông để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức.
Bà Bông cho biết mình vừa là chủ nợ nhưng đồng thời là một con nợ. Trước khi bị bắt giam, bà Bông kêu than rằng bà vay của một người tên H. ở TP Biên Hòa 100 triệu đồng với lãi suất 90%/tháng, có nghĩa là mỗi ngày bà phải trả 3 triệu đồng tiền lãi. Chỉ hơn hai tháng, bà đã trả lãi hơn 200 triệu đồng. Cũng theo bà Bông, năm 2007 bà có vay của bà Trần Thị Lạ ở phường Tân Hòa, TP Biên Hòa 40 triệu đồng để điều trị bệnh. Đến hẹn nhưng không có tiền trả nợ, bà Lạ yêu cầu bà cung cấp thông tin về căn nhà tại địa chỉ 6C/78 khu phố 12, phường Hố Nai và giấy chứng minh nhân dân của bà để bà Lạ làm chủ quyền (sổ đỏ) cho bà với mục đích đem đi thế chấp lấy tiền trả cho bà Lạ.
Bà Lê Thị Ngà ở khu phố 7, phường Tân Biên vay của Bắc 50 triệu đồng, mỗi ngày trả 1,3 triệu đồng (tương đương 78%/tháng). Kết cục sau một thời gian vay chỗ này đắp chỗ khác, bà phải bán nhà để trả nợ.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Minh Linh ở khu phố 10, phường Hố Nai vay của Bắc 25 triệu đồng với lãi suất 5%/ngày (tương đương 150%/tháng). Bà cho biết tháng 6-2012, Bắc ép bà phải viết khống giấy vay nợ 15 triệu đồng để cộng dồn cả tiền gốc thành 40 triệu đồng.
Theo PLTP
Bỏ học vì vay tín dụng đen với lãi cắt cổ Lang thang trước cổng trường, lân la làm quen rồi cho học sinh vay tiền với lãi suất 10.000 đồng/triệu/ngày. Khi những học sinh này không có khả năng trả nợ, chúng tìm mọi cách đe dọa khiến nạn nhân sợ hãi không dám đến trường. Không chỉ đe dọa ở trường học, chúng còn kéo đến nhà nạn nhân đập phá tài...