Hầu hết người Việt đều đang lãng phí ‘một vị thuốc quý’ khi ăn vải
Vải là loại trái cây quen thuộc, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và ngọt thanh.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ‘vị thuốc quý’ ẩn mình trong quả vải lại chính là phần hạt thường bị vứt bỏ khi ăn.
Theo Đông y, hạt vải có vị ngọt, chát, tính ôn, không độc, có tác dụng tán hàn, thấp kết khí, là thuốc chữa âm nang sưng đau (thoát vị), chữa tiêu chảy cho trẻ em. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của hạt vải.
Đặc tính chống oxy hóa mạnh của hạt vải
Một trong những ưu điểm đáng kể nhất của hạt vải là đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ như polyphenol, flavonoid và proanthocyanidin. Các chất chống oxy hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do có hại, làm giảm căng thẳng oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch.
Hạt được coi là phần quý giá nhất quả vải. Ảnh: Getty Images
Hạt vải giúp trẻ hóa làn da
Hàm lượng polyphenol cao có trong hạt vải thiều có thể góp phần cải thiện độ đàn hồi, thúc đẩy quá hydrat hóa (quá trình bổ sung độ ẩm) cho làn da, đồng thời làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.
Hơn nữa, các chất chiết xuất từ hạt vải còn có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da và thúc đẩy làn da khỏe mạnh hơn. Sử dụng các sản phẩm có chiết xuất hạt vải khi chăm sóc da có thể làm trẻ hóa làn da, khiến bạn trông trẻ trung và rạng rỡ hơn.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Video đang HOT
Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất hạt vải có thể đem đến tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch. Những chất chiết xuất này đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh mức cholesterol, giảm viêm và thúc đẩy lưu lượng máu khỏe mạnh.
Bằng cách kết hợp chiết xuất hạt vải thiều vào chế độ ăn uống hoặc thông qua thực phẩm bổ sung, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh tim và duy trì hệ thống tim mạch khỏe mạnh.
Hạt vải đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Health Shots
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất hạt vải có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những chiết xuất này có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu, tăng cường độ nhạy insulin và giảm các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Đối với những người đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc căn bệnh này, việc kết hợp chiết xuất hạt vải vào chế độ ăn uống có thể mang lại lợi ích đáng kể.
Cách sử dụng hạt vải thiều?
Một phương pháp phổ biến là sử dụng chiết xuất hạt vải thiều ở dạng thực phẩm bổ sung. Những chất bổ sung này thường có sẵn ở dạng viên nang hoặc dạng bột, giúp bạn thuận tiện thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày của mình.
Bạn cũng có thể tự chuẩn bị chiết xuất hạt vải thiều tại nhà. Bắt đầu bằng cách lấy hạt từ quả vải thiều tươi, làm sạch hạt kỹ lưỡng và sấy khô. Sau đó nghiền hạt đã sấy khô thành bột mịn bằng máy xay sinh tố hoặc máy xay gia vị. Bột hạt vải tự làm này có thể được thêm vào sinh tố, sữa chua hoặc thậm chí dùng làm gia vị cho nhiều món ăn khác nhau.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nên tiêu thụ hạt vải ở mức độ vừa phải, vì ăn quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ. Nếu đang có bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào hoặc đang dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hạt vải cũng như các sản phẩm làm từ hạt vải.
Loại lá quen thuộc mọc bạt ngàn ở Việt Nam được ví như 'nhân sâm của người nghèo'
Có một loại cây rất quen thuộc với người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết về công dụng 'vàng' của nó đối với sức khỏe.
Ở nước ta nhiều nhà trồng đinh lăng làm cảnh nhưng ít ai biết được công dụng tuyệtđối với sức khỏe của loại cây này. Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms - một loài thực vật thuộc họ Araliaceae, được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng làm thuốc và mang lại những hiệu quả điều trị tuyệt vời.
Trong đinh lăng có chứa saponin, alkaloid, glycoside, polyphenol, flavonoid, tannin, vitamin (C, B1, B2 và B6) và acid amin. Trong đó, saponin được coi là thành phần chính của P. fruticosa. Các hợp chất trên rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt là quá trình chống oxy hóa ở mô.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đinh lăng có rất nhiều tác dụng như: Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể; cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới; chống mệt mỏi, bổ dưỡng, tăng cảm giác thèm ăn, ngủ ngon; tăng khả năng lao động, tăng cân; giải độc, mát gan...
Đặc biệt, gần đây các nhà khoa học đã chứng minh đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm, chống căng thẳng, cải thiện trí nhớ, chống oxy hóa, hạ đường huyết, bảo vệ gan, hạ lipid máu, kháng nấm và kháng khuẩn, theo Sức khỏe & Đời sống.
Cây đinh lăng mọc nhiều nơi. Đặc biệt, từ lá, thân, rễ, củ đều có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Lương y Bùi Đắc Sáng - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội chia sẻ với Vietnamnet về tác dụng của cây đinh lăng:
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà. Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là "nhân sâm của người nghèo" bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người mới khỏi ốm.
Theo y học hiện đại, đinh lăng chứa các hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm. Củ có 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1, chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Toàn bộ cây đinh lăng đều dùng được. Người dân hái lá non thường dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt. Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.
Trong Đông y, lá đinh lăng có vị bùi, đắng, thơm, hơi mát có tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Rễ củ đinh lăng vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức. Lưu ý, khi bào chế nên rút bỏ lõi.
- Chữa lành vết thương: Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.
- Bệnh thận: Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
- Rất lợi sữa: Đinh lăng là bài thuốc gọi sữa về cho phụ nữ sau sinh. Người dân lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch đun sôi, chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, tránh uống nước đã bị lạnh. Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, hãm như nước chè để uống hàng ngày.
- Trị chứng mồ hôi trộm: Trẻ nhỏ nếu thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Chữa một số bệnh tiêu hóa: Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng nghiền lá cây đinh lăng thành bột mịn và vê lại, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
- Giảm sưng đau cơ khớp: Lấy khoảng 40g lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ dịu đi và mau lành.
Mặc dù đinh lăng tốt nhưng khi sử dụng chúng ta nên lưu ý, do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách bào chế. Khi chế biến củ đinh lăng nên bỏ lõi.
Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3-5 tuổi trở lên, không nên dùng những cây quá gia cỗi.
Từ lâu đinh lăng được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Đinh lăng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Những người đang bị bệnh gan hoặc đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý cũng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi sử dụng đinh lăng với mục đích trị bệnh.
Cây mọc hoang khắp nơi ngăn ngừa ung thư trỗi dậy Cây xấu hổ chứa selen, flavonoid, crocetin, minocin, axit amin, các loại axit hữu cơ phòng bệnh tật trong đó có ung thư. Dưới đây là bài viết của bác sĩ Hoàng Sầm - Viện trưởng Viện Y học bản địa Việt Nam chia sẻ về tác dụng của cây xấu hổ: Ở Việt Nam, người dân cắt bỏ rất nhiều cây cỏ...