Hầu hết học sinh Lạng Sơn nghỉ học khi thời tiết xuống 4 độ C
Phần lớn các trường, trung tâm giáo dục tại Lạng Sơn đều cho học sinh nghỉ vì nhiệt độ ngoài trời chỉ ở mức 4-5 độ C. Tại Mẫu Sơn ghi nhận nhiệt độ -1,4 độ C.
Sở GD&ĐT Lạng Sơn thông tin sáng 8/1 hầu như tất cả các trường mầm non, tiểu học, THCS ở các huyện, thành phố đều đã cho học sinh nghỉ vì thời tiết rét đậm, rét hại. Một số ít các trường vẫn cho học sinh đi học là do đã lùi thời gian vào lớp và có điều hòa sưởi ấm.
Riêng khối THPT có 13/27 trường đã cho học sinh nghỉ. Ở khối giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp có 9/11 trung tâm cho học sinh nghỉ. Trong khi đó, các trường phổ thông dân tộc nội trú vẫn tổ chức dạy học bình thường.
Tổng cộng trên toàn tỉnh có 418 trường với 133.693 học sinh phải nghỉ do tác động bất lợi của thời tiết.
Băng giá xuất hiện tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) sáng 8/1. Hình: Nông Đức Thọ.
Với lý do tương tự, trong sáng nay, toàn bộ học sinh bậc mầm non và tiểu học ở Hải Phòng đều được cho nghỉ khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Khối THCS, THPT vẫn đi học bình thường.
Ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng thông tin khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, các trường sẽ chủ động cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ mà không cần đợi thông báo chung của sở.
“Đây đã là quy định chung của Bộ GD&ĐT, phụ huynh, nhà trường chủ động theo dõi dự báo thời tiết lúc 6h15 trên VTV để quyết định. Nếu các trường đều chờ lệnh của sở thì sẽ không kịp thời”, ông Trà nói.
Trong khi đó, tại Lào Cai, nhiệt độ xuống thấp 4-5 độ C nhưng đa số các trường vẫn tổ chức dạy học bình thường.
Ông Lê Mạnh Trường, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Lào Cai, cho biết sáng 8/1, học sinh của 7/9 huyện ở Lào Cai vẫn đến trường bình thường. Chỉ có huyện Mường Khương và Sapa cho học sinh nghỉ vì đang trong thời gian nghỉ sơ kết học kỳ I.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cơ sở vật chất phòng chống rét cho học sinh khá tốt. Khi trời rét đậm, rét hại, học sinh còn thích đến trường hơn ở nhà vì trường có quạt sưởi. Từ đầu mùa đông đến nay rất ít trường cho học sinh nghỉ”, ông Trường thông tin.
Video đang HOT
Sáng 8/1, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết không khí lạnh cường độ mạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, khiến nhiệt độ giảm sâu. Trong đêm qua, mức nhiệt thấp nhất được ghi nhận tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là -1,4 độ C, thấp nhất kể từ đầu mùa.
Trong khi đó, Sa Pa (Lào Cai) ghi nhận mức nhiệt 3,4 độ C, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 3,5 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) 2,2 độ C và nhiều nơi có nhiệt độ thấp nhất trong đêm dưới 5 độ C.
Tại Hà Nội, mức nhiệt thấp nhất trong đêm qua là 11 độ C. Trong ngày, nhiệt độ được dự báo dao động ở ngưỡng 10-13 độ C, trạng thái chủ đạo là rét hại.
"Bám ông thời tiết": Phụ huynh nhốn nháo việc học, nghỉ của con
Bản tin thời tiết của VTV1 tối 7/1 báo 9-12 độ. Theo quy định trước đây, "bám" theo "ông" thời tiết, dưới 10 độ, một số cấp học được nghỉ nên nhiều diễn đàn, phụ huynh nhốn nháo xem con nghỉ hay học.
Chia sẻ với PV Dân trí đầu giờ sáng nay (8/1), đại diện một số trường mầm non và tiểu học cho biết, theo dự báo thời tiết trên truyền hình, nhiệt độ Hà Nội vào khoảng 11 độ C nên nhà trường vẫn tổ chức dạy và học như bình thường.
Tuy nhiên, một số gia đình có học sinh xin nghỉ học do điều kiện nhà xa phải di chuyển bằng xe máy, xe đạp hoặc học sinh đang có biểu hiện ho, sổ mũi do thời tiết lạnh trước đó.
Những trường hợp này, nhà trường đều tạo điều kiện để các em không phải đến trường và sẽ có kế hoạch dạy bù cho các em.
Sáng 8/1, nhiều diễn đàn cha mẹ học sinh nhốn nháo vì việc học/nghỉ của các con vì bản tin thời tiết phát sớm nên chưa kịp cập nhật.
Chị Mai An, phụ huynh một học sinh đanh học ở địa bàn quận Thanh Xuân cho biết, mình xem dự báo thời tiết buổi tối thấy Hà Nội 9-12 độ nên băn khoăn không biết con nghỉ hay học.
Băn khoăn này của chị được nhiều phụ huynh giải tỏa khi cập nhiệt nhiệt độ sáng nay ở Hà Nội 11 độ, các con vẫn đi học bình thường.
Chị Thu Hương, phụ huynh một học sinh ở quận Tây Hồ cho hay, hôm trước mình được giáo viên chủ nhiệm của con nhà trường giải thích, hiện nay không căn cứ vào nhiệt độ được VTV1 dự báo buổi sáng.
Việc cập nhật tình hình thời tiết hàng ngày để các trường lùi giờ học chứ không nghỉ học đồng loạt như trước đây.
Theo đó,các nhà trường sẽ căn cứ vào tình hình thời tiết cụ thể để quyết định học sinh nghỉ học hay không.
Vậy nên, thấy các chuyên gia cảnh báo thời tiết khắc nghiệt, một vài nơi có thể có mưa tuyết nhưng chưa thấy nhà trường cập nhật thông tin nên chị cũng phải lên diễn đàn hỏi han.
"Mãi 6h30 hai mẹ con dậy bật ti vi thì chương trình dự báo thời tiết đã trôi qua, không biết tình hình thế nào nên tôi vào diễn đàn đã thấy các bố mẹ hỏi han nhau búa xua từ đêm qua", chị Hương cho hay.
Trao đổi với PV Dân trí sáng 8/1, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, theo quy định cũ, cha mẹ học sinh bám theo việc dự báo thời tiết lúc 6h20 sáng mỗi ngày trong Chương trình Chào buổi sáng của VTV1.
Theo đó, những năm trước, cha mẹ học sinh căn cứ vào mức nhiệt độ được báo ở VTV1 lúc 6h sáng để chủ động việc cho con nghỉ học nếu dưới 10 độ C (với HS tiểu học) và 7 độ C (với HS THCS).
"Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi đến các địa phương với quy định mới, khác trước.
Theo đó, việc cập nhật tình hình thời tiết hàng ngày để các trường lùi giờ học chứ không nghỉ học đồng loạt như trước đây.
Điều này do tình hình dịch Covid-19, học sinh có khả năng sẽ phải nghỉ học bất cứ lúc nào.
Đồng thời, nhiều vùng của Hà Nội có điều kiện cơ sở vật chất khá tốt, đi lại dễ dàng nên học sinh không nhất thiết phải nghỉ đồng loạt.
Lịch nghỉ hay học, hoặc dời giờ học muộn hơn ở các trường, sẽ do quận, huyện chủ động quyết định tùy điều kiện cụ thể của địa phương", ông Tiến cho biết.
Lịch nghỉ hay dời giờ học do các quận huyện chủ động quyết định theo tình hình cụ thể ở địa phương.
Văn bản của Sở cũng nêu rõ, trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, theo chỉ đạo của Sở và các Phòng GD&ĐT, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm.
Những trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm: đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị đủ cơ số thuốc theo quy định phục vụ công tác y tế học đường.
Đặc biệt, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị, trường học, đặc biệt là các trường học vùng nông thôn, miền núi và các lớp điểm lẻ, địa bàn khó khăn cần chú ý thực hiện một số nội dung đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong những ngày rét đậm, rét hại.
Các đơn vị đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.
Ông Phạm Xuân Tiến cũng giải thích thêm, mặc dù là Hà Nội nhưng có thể ở Ba Vì thời tiết khắc nghiệt hơn, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn.
Trong khi đó, ở quận Hoàn Kiếm chẳng hạn, chỉ toàn bê tông, điều kiện đi lại cũng tốt hơn nên không thể quy định nghỉ học đồng đều như nhau.
"Vậy nên các địa phương tự căn cứ vào thời tiết, nếu có mưa rét, băng giá khắc nghiệt, ở đó có thể cho học sinh nghỉ.
Nhưng nếu có những vùng, thời tiết chỉ rét hơn những hôm trước, bố mẹ nên trang bị thật ấm cho con khi ra đường bởi ở lớp nhiều khi ấm hơn ở nhà.
Học sinh được cô thầy quản lý cũng an toàn hơn nghỉ học và không ai trông", ông Tiến nói.
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ cho biết, đơn vị này đã cập nhật văn bản mới trên đây của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Đồng thời cũng quán triệt văn bản đến từng trường trên địa bàn để có hướng dẫn cụ thể.
Học sinh Hà Nội đến trường trong ngày lạnh nhất từ đầu mùa Sáng 8/1, học sinh Thủ đô Hà Nội đến trường trong nhiệt độ thời tiết từ 11 - 13 độ C. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia, nhiệt độ tại Thủ đô Hà Nội sáng 8/1 dao động trong khoảng 11-13 độ C. Học sinh đến trường được bố mẹ trang bị áo ấm, găng tay và...