Hậu đổi giờ, trường học ở Hà Nội ra sao?
Lãnh đạo một số trường, phụ huynh và học sinh phấn khởi vì giờ học được điều chỉnh. Sinh hoạt của cô, trò đã dần vào nếp. Nhưng đường vẫn tắc và âu lo còn nhiều.
Phấn khởi
Một tháng sau khi Hà Nội tiến hành đổi giờ học giờ làm, lãnh đạo nhiều trường từ Tiểu học, THCS, THPT đều chia sẻ cảm xúc phấn khởi khi lịch học được điều chỉnh linh hoạt hơn.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa) cho biết: “Để các cháu tan sau 17h như trước kia là quá muộn, ai cũng mệt. Việc thành phố điều chỉnh cho học sinh tiểu học vào lớp lúc 8h và trước 17h là kịp thời, sát hơn với thực tế”.
“Tiết trời mùa đông, được vào lớp lúc 7h45 nên cô trò đi đường cũng đỡ lạnh” – chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu phó Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm).
Từ khi thành phố đổi giờ học giờ làm, cộng thêm việc tiến hành cấm trông giữ xe trên 262 tuyến phố cảm nhận của bà Nguyễn Thị Xuân Lan, Hiệu trưởng Trường TH Khương Thượng (quận Đống Đa) được chia sẻ qua câu chuyện đường tới trường của bản thân.
Bà Lan cho biết: “Nhà mình ở Ngã Tư Sở. Trước kia, buổi sáng khi phải đi họp sớm thường tắc dài. Giờ cảnh ùn ứ còn, song đường có thể di chuyển chậm. Như vậy có thể tạm hài lòng rồi”.
Sau 17h, phố Tôn Thất Tùng bắt đầu ùn ứ (Ảnh chụp trước cổng Trường THCS Khương Thượng chiều 15/3)
Chị Diệp, nhà ở phố Lê Trọng Tấn có con đang học lớp 5 tại trường này cho hay: “Để các cháu tan lúc 16h30 là hợp lý. Từ cơ quan mình đến đây mất 15-20 phút. Tan sớm các con được về nhà ăn ngủ sớm hơn”.
Hùng Anh và một số học sinh lớp 11B9 Trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa) cho biết: “Ít nhiều chúng em cũng được về sớm trước kia để lo ăn uống, học hành. Buổi trưa có thêm thời gian nghỉ ngơi”.
Video đang HOT
Đường tắc
Ghi nhận của phóng viên tại 2 cổng trường tiểu học và THCS Khương Thượng trên phố Tôn Thất Tùng lúc 17h chiều 15/3 đúng như nhận xét của hiệu trưởng Lan. Mặc dù đây là thời điểm học sinh của cả 2 trường đều tan, song do có sự can thiệp của lực lượng dân phòng nên các phương tiện vẫn di chuyển chậm được.
Tuy nhiên, theo lời chú Trần Văn Hoan, nhà ở ngõ 72 phố Tôn Thất Tùng hiện có con đang học lớp 4 tại trường: “Hôm nay khối lớp 3 và lớp 5 của trường được nghỉ nên đường bớt tắc. Mọi khi tầm từ 17h trở đi đường tắc cứng. Cùng lúc hàng ngàn phụ huynh, học sinh rồi xe buýt, ô tô, xe máy lưu thông trên một tuyến đường thử hỏi làm sao không tắc?”
Tiết học muộn của cô trò Trường THPT Lê Quý Đôn, quận Đống Đa
Vui là thế nhưng mỗi lần con có tiết học ngoại khóa ở trường, tan sau 17h chị Diệp cũng phát hoảng vì đường tắc. Nhà cách trường chỉ hơn 1km nhưng có khi chị mất cả tiếng đồng hồ mới về đến nơi.
Tại các tuyến đường như Điện Biên, Tôn Đức Thắng đoạn giao với phố Nguyễn Thái Học, ngã 5 Ô Chợ Dừa, Trường Chinh, ngã tư Tây Sơn – Thái Hà – Chùa Bộc – Nguyễn Lương Bằng, mới 17h nhưng các phương tiện trên đường đã khá đông đúc. Ùn ứ kéo dài xảy ra vào khoảng thời gian từ 17h30 đến gần 19h, phải vài nhịp đèn đỏ mới có thể di chuyển được.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Các nút giao thông giờ cao điểm buổi chiều chưa giảm ùn tắc rõ nét như Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã… bởi không kiểm soát được giờ tan học của học sinh.
Và “việc đánh giá đổi giờ đã có kết quả cũng chỉ là đánh giá ban đầu của cơ quan quản lý, Sở GTVT chủ trì và cùng thực hiện với Sở Giáo dục và Đào tạo nên con số của hai cơ quan này đưa ra có thể không khách quan”.
Nhiều lo lắng
Hiệu phó Trường THPT Đống Đa (quận Đống Đa) Đỗ Mạnh Thành thẳng thắn cho rằng việc đổi giờ học dù đã phù hợp hơn nhưng tình hình giao thông xung quanh địa bàn trường chưa thấy thay đổi nhiều.
Từ cổng trường ở ngõ Quan Thổ 1 ra phố Tôn Đức Thắng chiều nào cũng tắc. Tiết cuối cùng giáo viên và học trò của trường ít nhiều còn xao nhãng phần vì lo chuyện con cái, phần vì mệt mỏi.
Theo ông Thành: “Hiện trường có 100 giáo viên thì hơn 60% có con nhỏ. Việc sắp xếp cho thầy cô về trước đón con thật không đơn giản”. Hiệu phó Trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa) Nguyễn Xuân Lâm cho biết trường có 30 giáo viên đề nghị được sắp xếp lịch dạy linh hoạt để về đón con sớm.
Ùn tắc kéo dài trên tại Ngã 5 Ô Chợ Dừa (Ảnh chụp chiều 14/3)
Cô Nguyễn Thị Diến, giáo viên Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Nhà mình có 2 cháu nhỏ, cháu lớn học tiểu học tan lúc 16h15, cháu bé học mẫu giáo sau 17h cũng phải đón. Việc trường tan sau 18h vì thế vẫn muộn. Giáo viên chật vật lo chuyện đưa đón con và lo sinh hoạt muộn vào buổi tối”.
Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Phát chia sẻ khó khăn của trường: “Với mô hình bán trú, buổi trưa các giáo viên phải trông giữ trẻ thêm 40 phút so với trước đây. Nguyên tắc làm thêm giờ phải có bồi dưỡng nhưng thời điểm này là giữa năm học nên trường khó thực hiện được”. Đây cũng là chia sẻ của hiệu trưởng Thành do một số nhân viên hành chính, bảo vệ nhà trường phải làm thêm giờ.
Với học sinh như Phương Phương (lớp 11B9, Trường THPT Lê Quý Đôn) tan sau 18h đồng nghĩa là “bụng đói, mệt mỏi, giờ học thêm phải đẩy lên, về nhà muộn hơn”.
Trong khi một lãnh đạo trường THPT thuộc quận Đống Đa mong “đừng đổi nữa vì đường có bớt tắc hơn đâu, khó khăn cô trò cùng khắc phục” thì hiệu trưởng Thành cho rằng “giờ tan học của các trường được thực hiện đồng loạt chưa thật hay”.
Vị lãnh đạo đề xuất các trường trong cùng địa bàn được họp với lãnh đạo công an, cảnh sát khu vực để sắp xếp thời gian cho phù hợp với tình hình. Phương án nữa là sắp xếp thời gian học thay đổi theo mùa.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cũng khách quan nhìn nhận, đổi giờ là một giải pháp tình thế, trước đây Hà Nội cũng từng đổi một lần, nhưng không thành. Lần này đổi giờ vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nên cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh phương án để vừa giảm ùn tắc nhưng vẫn đảm bảo giờ sinh hoạt từ già tới trẻ, từ công chức tới ngành nghề khác, giảm tối thiểu hệ lụy tiêu cực tới đời sống người dân.
Theo VNN
Học sinh THPT tập Thể dục vào buổi... tối!
Theo lịch học điều chỉnh ở Hà Nội, đối với khối THPT, do 19h học sinh ca chiều mới được về nhà nên nhiều em đã phải học Thể dục khi trời tối mịt.
Ngày 1/2, Hà Nội chính thức áp dụng phương án điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học tại 10 quận nội thành và hai huyện là Từ Liêm và Thanh Trì theo sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Việc điều chỉnh này có tác động mạnh nhất đến học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và kéo theo sự đảo lộn rất lớn đối với cuộc sống của nhiều gia đình. Vì vậy, ngay trong ngày đầu tiên, những người nằm trong đối tượng áp dụng quy định này đang loay hoay, bỡ ngỡ và phải tập làm quen.
Phụ huynh sốt ruột đợi con khi trời tối.
Đến 19 giờ, các em học sinh bắt đầu ra về.
Lúc 19 giờ 5 phút, nhiều học sinh phải ngồi ngoài trời trong giá lạnh chờ cha mẹ đến đón.
Theo Vietnam
40 sinh viên xuất sắc nhận học bổng 'Người đi tìm lửa' Tối 5/1, lễ ra mắt quỹ học bổng "Người đi tìm lửa" thuộc Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ tổ chức tại ĐH Mỏ địa chất. 40 sinh viên xuất sắc ngành kỹ thuật được nhận học bổng đợt đầu tiên. Ông Trân Quang Đao, Giám đốc Quy hô trơ tai năng tre Việt Nam cho biết, "Người đi tìm lửa" là chương...