Hậu COVID-19: Tương lai nào cho giáo dục trực tuyến?
Cho đến nay, giáo dục trực tuyến vẫn được xem như một loại hình không chính thống tại hầu hết các đại học. Nhưng đại dịch COVID-19 đã biến nó thành kế hoạch dự phòng, và còn hơn thế nữa.
Dạy trực tuyến thời COVID-19 ở TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG
Minh Lê từ nước ngoài về sống ở ngoại ô Nha Trang đã gần 10 năm nay. Rảnh rỗi, cô dạy tiếng Anh cho các em nhỏ quanh nhà và học thêm qua mạng.
Dạy học trực tuyến không thể thay thế lơp hoc truyên thống hoàn toàn, bởi vì giao tiếp qua mạng có nhiều hạn chế. Ví dụ, không thể có đối thoại ngay, trực tiếp giưa người dạy và học viên được, trong khi đây lại là một trong những yếu tố quan trọng của đào tạo. Nó đã được sử dụng hàng ngàn năm nay, và sẽ còn được duy trì ít nhất là trong phần còn lại của thế kỷ 21.
Ông Nguyễn Trí Hiếu
Từ những khóa học ngắn
Cô cho biết: “Tôi bắt đầu học qua mạng khoảng 10 năm trước, đầu tiên với Coursera, sau đó là edX (Harvard và MIT chủ trương) và Future Learn (Anh). Với Coursera, khóa học mà tôi nhớ hoài là về lịch sử loài người với giáo sư Harari. Lúc đó thầy đã viết gần xong cuốn đầu tiên Sapiens – Lược sử loài người nên đem giảng trước cho chúng tôi.
Thầy khá trẻ, giọng nói điềm đạm, nhưng những gì thầy giảng là hết sức độc đáo và thuyết phục. Edx có hệ thống bài giảng và bài tập khá công phu và nghiêm túc, người học khi cần cũng phải làm bài viết và được hệ thống gửi cho ba bạn đồng học chấm điểm theo tiêu chí của giáo sư.
Tôi còn nhớ trong khóa học văn chương Anh với một giáo sư từ Đại học Pensylvania, đề của thầy yêu cầu phân tích một bài thơ của Emily Dickinson. Trong ba nhận xét trả về, có một người viết rất hay. Tôi lên diễn đàn làm quen và xin đọc bài văn của cô ấy, quả thật xuất sắc. Cô ấy cho biết mình là nội trợ, thời gian rảnh lên mạng học cho vui vì yêu thích văn chương.
Còn các khóa ở Future Learn cung cấp kiến thức và bài tập đơn giản hơn, dễ học và không đòi hỏi cao”.
Minh Lê nói thêm: “Hiện nay, edX và Coursera đều có các khóa học chuyên ngành cấp chứng chỉ với học phí khá rẻ so với khóa học truyền thống. Sinh viên và người đã đi làm có thể học các khóa này để nâng cao kiến thức và tăng giá trị bản thân, rất có ích nếu muốn có một việc làm tốt”.
Video đang HOT
Trên thực tế, việc học và dạy qua mạng ở một số đại học Mỹ đang trở thành chuyện thời sự bởi virus corona chủng mới hung hãn đã khiến nhiều lớp học phải đóng cửa. Việc học và dạy qua mạng sẽ còn được tiếp tục sau thời kỳ đại dịch COVID-19. Về mặt kinh tế, đó cũng là một cách để mở rộng “thị trường”.
Cũng nên biết, cách đây 40 năm, vào đại học ở Mỹ là việc không quá khó về mặt chi phí. Nhưng gần nửa thế kỷ qua, học phí ở các đại học Mỹ đã tăng vọt – trung bình đến 260%, hơn gấp đôi tỉ lệ lạm phát! Năm 2019 chẳng hạn, chi phí trung bình bốn năm học một đại học tư lên đến hơn 200.000 USD. Vào học bốn năm ở một đại học công, cũng phải tốn hơn 100.000 USD. Sinh viên quốc tế của các đại học Mỹ cũng phải thuộc tầng lớp khá giả, bởi phải trả học phí thường là cao hơn so với sinh viên quốc tịch Mỹ.
Đến lớp dài ngày
Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng từ Mỹ về Việt Nam làm việc, nhận xét: “Nếu các đại học mở rộng con đường mới này – dạy trực tuyến, đó có thể sẽ là một chiến lược giúp tăng số lượng sinh viên, đồng thời kéo giảm chi phí. Cuối cùng, sẽ bảo vệ được… doanh thu, thậm chí tăng được doanh thu nữa; và mở rộng cả tầm ảnh hưởng”.
Theo tờ New York Times, tiềm năng của giáo dục trực tuyến vẫn còn ở phía trước, chờ được khai phá. Trong thời giãn cách xã hội, một giáo sư tại Trường Nghệ thuật Tisch thuộc Đại học New York đã hướng dẫn một khóa học về kịch nghệ cho phép sinh viên diễn xuất với nhau trong thực tế ảo bằng cách sử dụng tai nghe Oculus Quest. Một giáo sư âm nhạc tại Đại học Stanford cũng đào tạo sinh viên về sử dụng phần mềm giúp nhạc công ở nhiều nơi biểu diễn cùng nhau thông qua Internet.
Thật ra, đã nhiều năm rồi, một số đại học Mỹ đã cho phép giảng viên thực hiện một số lớp học trực tuyến, thông qua các nền tảng edX hoặc Coursera, mà cô Minh Lê có theo học. Theo ông Ngô Đức Hoàng – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (TP.HCM), trên thực tế đã xuất hiện một vài trường hợp đáng chú ý từ một số đại học danh tiếng phát triển theo con đường đào tạo trực tuyến.
Kể từ năm 2014, Georgia Tech, một đại học công nghệ tầm cỡ, đã tung ra khóa thạc sĩ trực tuyến về khoa học máy tính. Sinh viên chỉ phải tiêu tốn 7.000 USD, tương đương 1/6 chi phí của chương trình học tại giảng đường. Hiện nay, có gần 10.000 sinh viên theo học khóa này, biến nó thành khóa học về khoa học máy tính lớn nhất nước Mỹ.
Tương tự, kể từ năm 2015, Đại học Illinois đã tung ra khóa MBA – thạc sĩ quản trị kinh doanh trực tuyến học trong hai năm với chi phí 22.000 USD, tức chỉ chừng 1/5 chi phí sinh viên phải trả cho một trường kinh doanh “thường thường bậc trung” ở Mỹ.
Còn nhiều thách thức
Theo New York Times, để thực hiện những lớp trực tuyến, nhà trường phải định hướng lại các nguồn lực và cả hoạt động thường xuyên của mình. Sẽ phải trang bị công nghệ mới để bài giảng được gửi đồng thời cho sinh viên ngồi trong giảng đường cũng như sinh viên “ảo” trên toàn thế giới. Giảng viên sẽ cần được đào tạo về cách dạy sao cho hiệu quả một lớp học hỗn hợp – vừa trong giảng đường vừa qua mạng. Họ cũng phải được đào tạo cách soạn bài giảng kiểu mới.
RMIT Việt Nam sáng tạo cách giảng dạy
RMIT Việt Nam đổi mới sáng tạo với hình thức giáo dục trực tuyến nhằm hỗ trợ sinh viên thành công trong học tập qua đại dịch.
Đại dịch Covid-19 đang tác động lớn đến nền kinh tế và mọi ngành nghề. Thời điểm Việt Nam dần vượt qua cuộc đua chống dịch, các trường đại học cũng điểm lại những gì đã thực hiện tốt khi dạy học trực tuyến, xem xét các thay đổi trong lĩnh vực giáo dục. Tại RMIT Việt Nam, sau khoảng thời gian không chắc khi nào mở cửa lại, trường đã chuyển toàn bộ môn học sang giảng dạy trực tuyến từ tháng ba đến cuối tháng sáu. Trước đó vào tháng hai, các khoá tiếng Anh mở rộng chuyển tiếp lên đại học của nhà trường cũng chuyển đổi thành công sang mô hình trực tuyến.
Chủ tịch Đại học RMIT Việt Nam Giáo sư Peter Coloe chia sẻ trong thời điểm đầy biến động như hiện nay, nhà trường thấy mình có nhiềukinh nghiệmvề giảng dạy trực tuyến có thể chia sẻvới các trường bạn ở Việt Nam.
Chuyển đổi mô hình giáo dục
Chia sẻ lý do bước chuyển đổi sang giảng dạy trực tuyến diễn ra nhanh và suôn sẻ, Giáo sư Peter Coloe, Chủ tịch Đại học RMIT Việt Nam cho biết, nhà trường được tiếp cận với kho tàng chuyên môn về dạy và học trực tuyến trong nhiều thập kỷ của Đại học RMIT toàn cầu.
RMIT Melbourne (Australia) đã cung cấp chương trình giáo dục chất lượng cao trong hơn 130 năm. Là một phần của đại học toàn cầu theo chuẩn quốc tế, RMIT Việt Nam kế thừa toàn bộ kho kiến thức và chuyên môn từ trường mẹ. RMIT cũng sẽ kỷ niệm 20 năm hoạt động tại Việt Nam vào năm 2020 này.
Mặt khác, ở Australia, RMIT được chứng nhận về chất lượng và quản trị bởi TEQSA, cơ quan quản lý chất lượng giáo dục quốc gia cấp nhà nước cao nhất ở Australia. Điều này đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy quốc tế của trường đạt chất lượng cao và nhà trường luôn nỗ lực duy trì những tiêu chuẩn đó. Minh chứng là một trong những học giả hàng đầu của trường - Thừa hành Phó chủ tịch hội đồng trường phụ trách Dạy và Học tại Phân viện Kinh doanh và Luật, Giáo sư Claire Macken - vừa được TEQSA mời chủ trì loạt hội thảo video trực tuyến webinar dành cho giáo viên về dạy học trực tuyến chất lượng.
Giáo sư Coloe nhấn mạnh, trong thời điểm đầy biến động như hiện nay, nhà trường nhận thấy mình có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến và sẵn sàng chia sẻ với các trường bạn ở Việt Nam.
"Nguồn động viên với nhà trường đến từ cách sinh viên thích ứng tốt với học trực tuyến sau những lưỡng lự ban đầu, cũng như lợi ích các em thấy được từ việc tăng tính linh hoạt và tiếp cận tư liệu học tập, bạn bè và thầy cô", ông nói.
Nội dung học mang tính thời sự và chất lượng của đội ngũ giảng viên đem đến nhiều trải nghiệm cho sinh viên RMIT.
Lấy sinh viên làm trọng tâm
Theo Giáo sư Rick Bennett, Giám đốc cấp cao phụ trách Học thuật tại RMIT Việt Nam, khi quyết định chuyển sang trực tuyến vào thời điểm cách ly toàn xã hội, điều đầu tiên nhà trường thực hiện là xem lại toàn bộ 190 môn học hiện có và thấy phần lớn các môn này đều có thể truyền tải thành công qua những phương pháp giảng dạy trực tuyến.
Từ kinh nghiệm hơn trăm năm giảng dạy ở Australia, trong đó có chương trình RMIT trực tuyến, và từ tiêu chí luôn lấy sinh viên là trọng tâm, Giáo sư Bennett nhấn mạnh, các lớp học trực tuyến được giảng dạy bởi chính những giảng viên giàu kinh nghiệm có bằng cấp, những người đứng lớp trong các lớp học trực tiếp.
"Việc tiếp cận nguồn tư liệu học tập chất lượng cao không có gì thay đổi, chỉ có phương thức truyền tải là khác biệt, thậm chí sinh động hơn trước. Sinh viên tiếp tục nhận phản hồi về việc học của các em từ những gì các em thực hiện trực tuyến và từ bài tập về nhà. Các em còn tiếp tục nhận được tư vấn về cách nâng cao kỹ năng và làm thế nào để tiến bộ", Giáo sư Rick Bennett cho hay.
Hiện học kỳ đầu sắp kết thúc và nguy cơ từ đại dịch cũng giảm xuống, trường vừa thông báo sẽ dạy trực tiếp vào học kỳ hai và có thêm 30 môn dạy trực tuyến hoàn toàn.
Cũng theo Giáo sư Rick Bennett, sinh viên thể hiện tốt tính bền bỉ và khả năng thích nghi với cách học mới này. Nhiều bạn cho biết, các em thích sự linh hoạt có được từ đây còn hơn học trên giảng đường.
Để đem đến giáo dục trực tuyến chất lượng, Giáo sư Bennett nhấn mạnh, toàn bộ trải nghiệm sinh viên, chứ không chỉ có lớp học và bài tập, phải tồn tại và cũng phải được chuyển sang trực tuyến.
Khả năng thích ứng nhanh và liên tục
Giáo sư Coloe chia sẻ, đại dịch buộc chúng ta phải thay đổi tư duy và điều này sẽ thấy rõ nét trong những năm tới đây.
Trong bối cảnh này, RMIT thích ứng nhanh và liên tục. Toàn hệ thống được nhắc nhớ rằng giáo dục không chỉ là việc giảng viên đứng trước một nhóm sinh viên mà hơn thế nữa. Điều này cần những giảng viên vượt trội, tài liệu học chất lượng và sinh viên tham gia tích cực vào việc học để có thể truyền tải những kết quả tích cực.
Từ khi trường chuyển sang giảng dạy trực tuyến, Trương Kiều Trinh, sinh viên ngành Quản lý và Kinh doanh thời trang, cho biết điều này mang lại cho nữ sinh một số lợi ích. Cô có thể tiết kiệm thời gian và chuẩn bị cẩn thận trước giờ học. Khi buổi giảng kết thúc, Trinh có thể tìm bản lưu bài giảng trên nền tảng học trực tuyến Canvas và nghe lại lần nữa nếu không theo kịp những gì thầy cô nói trong lớp.
"Tôi có thể mở rộng bộ kỹ năng, biết cách làm việc và học tập trực tuyến. Tôi nghĩ kỹ năng này rất quan trọng trong kỷ nguyên 4.0", nữ sinh viên ngành Quản lý và Kinh doanh thời trang cho hay.
Sau đại dịch Covid-19: Phương thức dạy trực tuyến nào sẽ còn tồn tại? Đại dịch Covid-19 đã làm "giãn cách xã hội" cả thế giới, ngành giáo dục đã phải đảo chiều chuyển sang dạy trực tuyến. Vậy phương thức dạy trực tuyến nào hiệu qủa để có thể duy trì tiếp sau đại dịch? Những phương thức dạy trực tuyến hiện nay có thực chất là của giáo dục trực tuyến (online education)?, Đâu là...