Hậu COVID-19
COVID-19 đã sống cùng với chúng ta hơn 2 năm, bỗng dưng mọi người hỏi rất nhiều về hậu COVID, ngay cả ba mẹ tôi cũng rất lo lắng và hỏi tôi như thể.
Hậu COVID, đúng hơn là hội chứng hậu COVID, là một nhóm các triệu chứng khác nhau có thể kéo dài nhiều tuần tới nhiều tháng, có khi lâu hơn nữa trên người mắc COVID.
Chuyện thứ nhất, hậu COVID không phải là thứ mới lạ gì, bất kỳ bệnh gì cũng có cái hậu, chỉ khác là nhẹ hay nặng, lâu hay mau thôi. Bạn có bao giờ bị cúm mùa thôi mà nó ho dai dẳng, mệt mỏi kéo dài 1-2 tháng chưa?
Bạn có bao giờ thấy mấy đứa nhỏ ho kéo dài, khò khè, tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn sau nhiễm RSV chưa?
Bạn có thấy những người bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não có thể mất vài tháng, vài năm thậm chí không bao giờ hồi phục như ban đầu không?
Cái chuyện “hậu” này là bình thường, vậy hậu COVID có ghê gớm như mọi người đang lo sợ không?
HẬU COVID là một nhóm các triệu chứng có thể kéo dài sau khi nhiễm COVID như là:
- Ho, khó thờ khi vận động (là triệu chứng thường gặp nhất)
- Mệt mỏi, kém sức, mau mệt
- Giảm khả năng tập trung (brain fog)
- Đau cơ, đau khớp
Video đang HOT
- Nhức đầu
- Dễ cáu gắt
- Tim đập nhanh, đau ngực
- Mất vị giác, khướu giác
- Chóng mặt khi đứng lên nhanh do hệ thần kinh tự động hoạt động kém.
Lý do của việc các triệu chứng này kéo dài trên người này mà không có trên người khác vẫn chưa được hiểu rõ. COVID tấn công hệ hô hấp là chủ yếu nên các triệu chứng tập trung vào đường hô hấp là thường gặp nhất. Tuy nhiên COVID cũng có thể tấn công vào các cơ quan khác và gây triệu chứng khác ngoài hô hấp.
Nếu người bệnh mắc COVID nặng phải nhập viện thì chuyện hậu COVID sẽ xảy ra nhiều hơn, không có gì lạ.
Còn người bệnh nhẹ, chuyện hậu COVID là hên xui, không ai biết vì sao người này bệnh 3 ngày là khỏe, còn người kia ho 1 tháng.
Nghiên cứu cho thấy chủng ngừa có thể làm giảm nguy cơ mắc hậu COVID tuy nhiên kết quả vẫn còn chưa rõ ràng lắm.
HẬU COVID THƯỜNG GẶP KHÔNG?
Nghiên cứu cho nhiều số liệu khác nhau, từ 15-40%, tuy nhiên đa số vào khoảng 25%.
Thường gặp nhất là các triệu chứng đường hô hấp, cũng dễ hiểu thôi, COVID tấn công phổi chúng ta, sau khi đi rồi sẽ còn những vết sẹo trên phổi, nên phải cần thời gian cho cơ thể hồi phục.
Trẻ em vẫn có hậu COVID nhưng thấp hơn người lớn nhiều theo quan sát của tôi, chủ yếu là ở trẻ teens, và hầu hết là ho kéo dài hay mất mùi.
Trẻ càng nhỏ càng ít thấy hậu COVID, hầu hết trẻ nhỏ triệu chứng rất ngắn, thoáng qua và về bình thường rất nhanh, còn nhanh hơn cúm mùa, nhất là chủng omicron.
Hậu COVID nghiêm trọng nhất ở trẻ em là hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C), có thể xảy ra sau 4-6 tuần nhiễm SARS-CoV-2, tuy nhiên rất hiếm (khoảng 5 trên 1 triệu ca ), cho dù có MIS-C thì cũng không phải là chết, tỷ lệ tử vong khoảng 1% ở các nước tiên tiến nhưng có thể tới 9% ở các nước nghèo.
HẬU COVID GIẢ HIỆU
Thỉnh thoảng tôi gặp hậu COVID giả, trẻ ho kéo dài 2-3 tuần sau COVID không phải là hậu COVID, có thể do đàm nhớt nhiều ở đường hô hấp hay dị ứng. Trẻ than mệt, không làm việc nhà hay đi học mà chơi game thì khỏe không phải là hậu COVID nha.
ĐIỀU TRỊ HẬU COVID -19
Hầu hết các triệu chứng hậu COVID sẽ dần dần hồi phục với thời gian, yếu đâu tập đó, ăn uống điều độ, tập thể dục vừa sức, sống lạc quan sẽ phục hồi nhanh hơn. Yếu phổi thì tập thở phế dung ký, tập thể dục dần dần để nâng cao thể lực. Cứ bình tĩnh mà theo khám bác sĩ, tập luyện theo hướng dẫn rồi sẽ tốt hơn thôi.
Cô em vợ tôi mắc COVID đời đầu, ho cỡ 1 tháng, mất mùi cả năm sau còn chưa hồi phục hoàn toàn. Nhưng cô đi gym tuần 3 ngày, làm việc ngon lành, vừa làm vừa học thêm lên cao, tháng nào cũng đi du lịch khắp nơi.
Không phải ai bị COVID cũng bị hậu COVID, cho dù bị hậu COVID cũng là tạm thời, yếu thì phải có thời gian và luyện tập để hồi phục. Hậu COVID nó ghê gớm tới đâu một phần là do bạn coi nó quan trọng tới đâu.
Cứ bình tĩnh mà vui sống, đừng để hậu COVID nó hù.
Vì sao bệnh viện ở TPHCM có hơn 300 y bác sĩ là F0 dù đã tiêm đủ vaccine?
Trong đại dịch, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu mắc Covid-19, đa số không có bệnh lý nền và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Tại hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên diễn ra vào ngày 23/12, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết, trong đại dịch đã và đang diễn ra, BV có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu bị mắc Covid-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân viên y tế mắc Covid-19 tại BV phân bố ở nữ giới cao gấp gần 2,5 lần so với nam giới và đa phần là người trẻ (
Các F0 của BV Nguyễn Tri Phương đa số không có bệnh lý nền đi kèm (80,2%) và đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 (96,5%). Họ có nguy cơ cao tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (67,3%) nên dễ nhiễm bệnh. Dù vậy, các F0 này khi mắc bệnh đều ở mức độ nhẹ (viêm đường hô hấp trên cấp tính) hoặc không có triệu chứng và sớm khỏi bệnh, không ghi nhận trường hợp tử vong.
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM.
Riêng ở đối tượng F0 là người dân, bác sĩ Chiến cho biết khi bước vào giai đoạn bình thường mới, có thời điểm bệnh nhân cao hơn số giường điều trị Covid-19 mà BV đang có. Hầu hết những ca bệnh nặng rơi vào nhóm không chích ngừa vì những lý do cá nhân. Tuy vậy, có trường hợp không nặng nhưng thấy bên ngoài chết nhiều quá, dịch thời gian qua gây tang thương nhiều quá nên hốt hoảng, muốn vào BV cho yên tâm.
Trong đợt dịch thứ 4, ngoài khu điều trị Covid-19 quy mô 200 giường, BV Nguyễn Tri Phương còn hỗ trợ điều trị cho BV dã chiến số 5 tại Thuận Kiều Plaza (quận 5), làm nhiệm vụ tại khu cách ly ở ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM. Ngoài ra vào đầu tháng 11, BV cũng cử đoàn công tác đến tỉnh Bạc Liêu chi viện chống dịch cho Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai.
Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường an toàn cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện.
Lãnh đạo BV cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thách thức hệ thống y tế nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Đến nay, dịch vẫn còn đang diễn biến phức tạp với biến chủng Delta, Omicron rất nguy hiểm.
Điều này đã gây ra nhiều quan ngại cho mọi người, không chỉ vì tốc độ lây lan của biến chủng mới SARS-CoV-2 mà còn ở nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong, tăng khả năng đề kháng với các loại vaccine ngừa Covid-19 đang được sử dụng.
Chính vì vậy theo bác sĩ Võ Đức Chiến, thực hành và quản trị lâm sàng cần được tuân thủ. Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất số ca nhiễm Covid-19 cho lực lượng nhân viên y tế làm công tác tuyến đầu và chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Bắt đầu chiến dịch tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 cho người dân Với tiêu chí "không để sót ai thuộc diện chỉ định tiêm mà không được tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao", tỉnh Quảng Ninh bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm mũi 3. Quảng Ninh bắt đầu chiến dịch tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 cho người dân (Ảnh: CTV). Tỉnh ủy Quảng Ninh...