Hát karaoke với giọng quá cao, thanh niên Trung Quốc bị vỡ phổi
Một thanh niên 25 tuổi đã phải nhập viện cấp cứu với tình trạng xẹp phổi sau khi gắng sức hát karaoke ở nốt cao trong bữa tiệc sinh nhật của một người bạn.
Wang Zhe đã phải nhập viện vì vỡ phổi. Ảnh: O.C
Theo trang Oddity Central (Anh), truyền thông Trung Quốc gần đây đã đưa tin về trường hợp hy hữu của nam thanh niên sống tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, bị chấn thương phổi nghiêm trọng do cố hát karaoke ở nốt cao.
Nam thanh niên tên Wang Zhe được cho là đã tham dự bữa tiệc sinh nhật của một người bạn và quyết định thể hiện giọng hát của mình bằng ca khúc “New Drunken Concubine”, một bài hát nổi tiếng với âm vực cao. Khi đến phần cao trào, chàng trai 25 tuổi đã dùng hết sức để ngân giọng và bỗng nhiên cảm thấy một cơn đau nhói ở ngực. Anh đã phải cắt ngắn phần trình diễn của mình. Tuy nhiên, do vẫn chịu đựng được cơn đau này, anh không quá chú ý đến điều đó. Chỉ đến ngày hôm sau, khi tỉnh dậy, Wang cảm thấy rằng mình gần như không thở được.
Gia đình đưa anh đến bệnh viện. Wang đã kể lại với các bác sĩ những gì đã xảy ra vào ngày hôm trước và anh cảm thấy đau ở phổi bên phải của mình suốt đêm. Kết quả chụp X-quang cho thấy Wang đã bị tràn khí màng phổi, tình trạng các bong bóng khí hình thành giữa phổi và thành ngực,ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi và gây đau đớn có thể đe dọa tính mạng.
Các bác sĩ cho rằng khi cố gắng để hát được các nốt cao trong ca khúc New Drunken Concubine, Wang đã dùng lực quá mạnh đến mức các bóng khí trong phổi phải của anh vỡ ra, tạo ra các túi khí có kích thước 1cm trong khoang ngực và dần nén phổi còn lại 15% so với thể tích bình thường.
Wang Zhe cần phải phẫu thuật cắt bóng kén khí phổi, một thủ thuật xâm lấn để loại bỏ khí tích tụ trong khoang ngực của anh. May mắn thay, anh đã bình phục hoàn toàn và được xuất viện sau đó.
Video đang HOT
Nghe thật ngạc nhiên, song tình trạng xẹp phổi vì hát karaoke không hẳn là chưa từng xảy ra. Trước đó, đã có trường hợp một nam thanh niên bị tràn khí màng phổi tự phát khi tập các động tác kéo giãn cơ vào buổi sáng.
Đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào "bằng tay"
Khi đường hầm được đào bằng tay bắt đầu hình thành, càng có nhiều dân làng cùng tham gia và trong vòng 5 năm đường hầm Guoliang dài 1.250 mét đã được hoàn thành.
Đường hầm Guoliang nối ngôi làng Guoliang trên đỉnh vách đá, thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc với thế giới bên ngoài được đào bằng tay bằng các công cụ cơ bản như đục, búa và hiện được coi là đường hầm nguy hiểm nhất thế giới.
Trong nhiều thế kỷ, người dân Guoliang - một ngôi làng nhỏ của Trung Quốc nằm trên đỉnh một vách đá ở dãy núi Taihang, hầu như bị tách biệt với thế giới bên ngoài.
Lối vào duy nhất của ngôi làng là một con đường chật hẹp và trơn trượt bên vách núi cheo leo.
Điều này khiến mọi thứ ra vào làng trở nên vô cùng khó khăn, vì vậy hầu hết trong số khoảng 300 cư dân tại đây đều cân nhắc việc chuyển đi nơi khác để tìm kiếm một cuộc sống dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào năm 1972, khi hội đồng làng quyết định đào một đường hầm xuyên núi để kết nối Guoliang với thế giới bên ngoài.
Đây được xem là đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào .bằng tay.
"Đó là một cuộc sống khó khăn. Hàng hóa từ thế giới bên ngoài không thể đến làng và các sản phẩm nông nghiệp tươi của chúng tôi không thể được vận chuyển đến những nơi khác", Song Baoqun - một người dân làng 72 tuổi nói với Tân Hoa xã: "Chúng tôi đã phải giới hạn trọng lượng lợn ở mức 50 hoặc 60kg, nếu không thì rất khó để khiêng họ xuống núi".
Người dân làng Guoliang gặp khó khăn về kinh tế vì sự cô lập, nhưng thách thức khó khăn nhất cho đến nay là đưa một người bệnh đến bệnh viện kịp thời. Nếu ai đó bị ốm, 8 người phải khiêng cáng xuống núi và sau đó thực hiện một hành trình kéo dài 4 giờ để đến bệnh viện gần nhất.
Mặc dù chưa có bất kỳ kinh nghiệm hoặc kiến thức kỹ thuật nào nhưng 13 trong số những người dân làng khỏe nhất ở Guoliang vẫn tình nguyện bắt đầu công việc đào đường hầm trên núi.
Chỉ sử dụng những công cụ thô sơ như đục và búa, họ dùng dây thừng hạ mình xuống sườn núi Taihang để đục vào đá từng inch một. Ở giai đoạn khó khăn nhất, cứ ba ngày đường hầm lại tiến với tốc độ một mét, nhưng điều quan trọng là không ai bỏ cuộc.
Khi đường hầm bắt đầu hình thành, càng có nhiều dân làng tham gia việc đào hầm và trong vòng 5 năm, đường hầm Guoliang dài 1.250 mét đã được hoàn thành.
Lần đầu tiên, ngôi làng Guoliang hẻo lánh có thể được tiếp cận bằng ô tô, và điều đó đã thay đổi mọi thứ.
"Trong quá khứ, những người dân làng đói khát ghen tị với những người sống trên đồng bằng. Bây giờ không ai muốn rời khỏi ngôi làng trên đỉnh vách đá này. Chúng tôi cảm thấy hài lòng về ngôi nhà của mình", người đàn ông địa phương Shen Heshan nói.
Ngay sau khi đường hầm được đục bằng tay đầy ấn tượng được hoàn thành, Guoliang đã từ một ngôi làng nhỏ hầu như không ai biết tới đã trở thành một địa điểm du lịch nhộn nhịp.
Nằm ở độ cao 1.700 mét so với mực nước biển, nó mang đến một số khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tân Hoa xã thông tin rằng, doanh thu bán vé vào cửa ở Guoliang đạt 120 triệu nhân dân tệ (khoảng 17 triệu đô la) trong năm 2018 và những người dân địa phương từng chật vật để lấp đầy cái bụng của mình, hiện đang là chủ doanh nghiệp đầu tư vào khách sạn và các tiện nghi khác cho khách du lịch.
Còn được gọi là "Hành lang dài trong vách đá", đường hầm Guoliang được coi là một trong những con đường nguy hiểm nhất để lái xe, chủ yếu là vì nó hẹp và ngoằn ngoèo.
Đường hầm Guoliang được đào thủ công khiến chúng ta gợi nhớ đến một công trình hoành tráng khác - khi người đàn ông Trung Quốc đã dành 36 năm đào một kênh dẫn nước dài 10 km xuyên qua ba ngọn núi để dẫn nước đến làng của mình.
Hồ chứa xả nước làm lộ ra ngôi mộ thời nhà Thanh, chuyên gia ngỡ ngàng: 2 nam 1 nữ, những người này là ai? Lẽ nào pháp luật thời nhà Thanh lại "thoáng" tới mức cho phụ nữ lấy 2 chồng rồi để 3 người họ hợp táng cùng nhau? Chế độ lễ giáo khắt khe trong thời phong kiến Trung Quốc nổi tiếng là bất công với phụ nữ. Đàn ông dẫu "năm thê bảy thiếp" vẫn là chuyện thường tình nhưng phụ nữ tuyệt nhiên...