Hắt hiu ngành lịch sử
Hiện cả nước có khoảng 20 trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên lịch sử bậc THPT. Tuy nhiên, ngành lịch sử ngày càng ít thu hút người học.
Điểm chuẩn vào ĐH ngành lịch sử tại nhiều trường ngày càng giảm. Tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM, nếu năm 2009 điểm chuẩn ngành này là 18 điểm thì năm 2012 chỉ còn 15,5 điểm. Tại Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, 3 năm trở lại đây, điểm chuẩn ngành lịch sử chỉ ở mức 14 đến 14,5 điểm. Tại nhiều trường ĐH khác, ngành học này chỉ bằng điểm sàn nhưng vẫn không thu hút sinh viên.
“Ở Khoa Sử – Trường ĐH Sư phạm TPHCM trong nhiều năm, sinh viên chỉ từ các tỉnh xa đến học, số sinh viên có hộ khẩu tại TP gần như không có. Điều đó cho thấy con em những gia đình có điều kiện không vào học ngành lịch sử” – PGS-TS Ngô Minh Oanh, Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, nhận định trong một nghiên cứu về thực trạng đào tạo giáo viên THPT tại các trường sư phạm hiện nay.
Theo khảo sát của tác giả này, hiện Khoa Sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 40 giảng viên, Khoa Sử Trường ĐH Sư phạm TPHCM có 18 giảng viên, Khoa Sử Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) có 10 giảng viên, Khoa Sử Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) có 21 giảng viên… Tuy nhiên, số giảng viên có học hàm học vị còn ít, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên rất hạn chế, số người có sách và giáo trình giảng dạy chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Khảo sát chương trình đào tạo của các khoa sư phạm lịch sử cũng cho thấy thời gian dành cho đào tạo nghề và thực tập nghề chỉ chiếm khoảng 20% chương trình – một tỉ lệ quá thấp. Phần lớn trong 4 năm đào tạo, sinh viên chỉ được đi thực tế chuyên môn 1 lần.
Video đang HOT
Tại hội thảo về thực trạng chất lượng cử nhân ngành lịch sử qua đánh giá của nhà tuyển dụng, do Trường ĐH KHXH-NV TPHCM tổ chức cách đây không lâu, đánh giá nhu câu nhân lực ngành lịch sử ở TPHCM và các tỉnh phía Nam vân chưa bão hòa, thậm chí sinh viên ra trường dễ kiếm việc làm. Tuy nhiên, quá trình tuyển dụng cho thấy cử nhân lịch sử còn thiêu thông tin thực tê, đặc biêt là lịch sử địa phương, viêc nghiên cứu chưa sâu do chỉ dựa vào internet; không ít cử nhân lịch sử bôc lô kỹ năng làm viêc quá yêu, soạn thảo môt văn bản thông thường không đạt… Đó là chưa kê đên kiên thức xã hôi, kinh tế còn rât hạn chê.
Do đó, để ngành lịch sử thu hút người học và gắn với nhu cầu thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng phải bắt đầu từ việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, đổi mới phương pháp đào tạo, tăng thời lượng các môn học đào tạo nghề, bổ sung các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, trang bị kiến thức về khoa học tự nhiên, kinh tế, năng lực nghiên cứu… để nâng chất lượng đào tạo nhân lực ngành lịch sử trong các trường ĐH hiện nay.
Theo Gia Thùy (Người Lao Động)
Tìm lời giải cho giáo dục phổ thông
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 vừa được đưa ra đã gặp không ít lo ngại về tính khả thi từ các chuyên gia giáo dục
Một cuộc hội thảo quốc tế về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ GD-ĐT, Bộ Giáo dục và Trẻ em Đan Mạch phối hợp tổ chức trong 3 ngày từ 10 đến 12-12 để thảo luận về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Giải quyết quá tải bằng tích hợp
GS Đinh Quang Báo, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, Trưởng nhóm nghiên cứu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) sau năm 2015, cho hay đề án sẽ hướng đến hình thành năng lực người học thay vì tập trung vào nội dung kiến thức như hiện nay.
Chuẩn giáo dục không phải được đong đếm bằng lượng kiến thức văn hóa mà được xét trên 3 phương diện là phẩm chất, kỹ năng học tập phổ quát và kỹ năng thuộc các lĩnh vực học tập. Tư tưởng cốt lõi của chương trình là hướng đến quá trình giáo dục hình thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt để con người được đào tạo có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2012
GS Đinh Quang Báo đánh giá việc dạy học, giáo dục theo logic phát triển "đơn tuyến" từng lĩnh vực, từng môn học trong nhà trường hiện nay là sai lầm. Giải pháp tích hợp sẽ giải quyết được tình trạng học quá nhiều môn, quá nhiều kiến thức. Các thành viên ban soạn thảo đề án kỳ vọng việc tích hợp sẽ làm thay đổi một cách căn bản trong toàn bộ hoạt động giáo dục phổ thông, từ nội dung, phương pháp đến cách thức đánh giá. Việc có một chương trình giảm số đầu môn học bắt buộc, tăng các môn học, chủ đề tự chọn sẽ giúp học sinh có vốn kiến thức rộng, gắn với thực tiễn và chuẩn bị tâm thế hướng nghiệp, hướng nghề.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện tích hợp hoàn toàn không đơn giản. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng để thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông cần có nguồn lực, trong khi đó ngành giáo dục hiện đang thiếu nhiều nguồn lực để thực hiện đổi mới chương trình, SGK như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học...
Một chuyên gia giáo dục lo lắng với chất lượng giáo viên như hiện nay thì việc đào tạo giáo viên tích hợp không phải là chuyện dễ dàng. GS Nguyễn Viết Thịnh, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cũng cảnh báo muốn dạy giáo trình phát triển năng lực cho học sinh theo những quốc gia như Singapore không đơn giản bởi điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất chưa cho phép.
Bà Nguyễn Minh Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nhấn mạnh chuyển từ giáo dục nội dung sang giáo dục kỹ năng là một khác biệt lớn. Chính vì thế, nếu không muốn những mục tiêu trên chỉ nằm trên giấy cần phải có những phương pháp cụ thể. Trước những lo lắng này, GS Đinh Quang Báo cho rằng những nội dung đưa ra còn ở mức phác thảo và sẽ cần thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế để hoàn thiện thêm.
Vẫn giữ nguyên cơ cấu phổ thông 12 năm
Cũng theo GS Đinh Quang Báo, cơ cấu của giáo dục phổ thông sau năm 2015 dự kiến là 12 năm, gồm: cấp tiểu học 5 năm (từ lớp 1 đến lớp 5), độ tuổi từ 6 đến 11; THCS: 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9), độ tuổi từ 12 đến 15; THPT: 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12), độ tuổi 16 đến 18. Từ năm học 2016-2017 đến 2021-2022, chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 sẽ được tiến hành thử nghiệm và dạy đại trà.
Một điểm mới đáng quan tâm là ban soạn thảo đưa ra phương án thay đổi toàn diện cách kiểm tra đánh giá. Điểm mới căn bản là thang đo đánh giá năng lực không quy về một nội dung đã học mà được quy chuẩn theo mức độ phát triển năng lực người học. Việc đánh giá năng lực tập trung vào sự tiến bộ của người học hơn là mục tiêu đánh giá để xếp hạng giữa các người học với nhau.
Sau năm 2015, dự kiến kỳ thi tuyển sinh đầu vào THCS, THPT sẽ giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường. Bộ GD-ĐT sẽ giao việc tổ chức và xử lý kết quả thi tốt nghiệp THPT cho các sở GD-ĐT, bộ chỉ giữ nhiệm vụ quản lý vĩ mô là ban hành quy chế thi, phôi bằng và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập. Kết quả xếp loại bằng tốt nghiệp được xét trên cơ sở kết quả đánh giá cả quá trình học và kết quả thi. Để có cơ sở so sánh, đối chiếu sự tăng trưởng chất lượng theo thời gian, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tổ chức đánh giá định kỳ quốc gia ở lớp cuối mỗi cấp học với các lớp 5, 9, 12.
Dự kiến, những nội dung quan trọng của hội thảo sẽ được Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kết luận vào chiều nay, 12-12.
Theo người lao động
Siết chặt đầu vào đào tạo thạc sĩ Chất lượng đào thạc sĩ đang đi xuống, tình trạng nới lỏng đầu vào, dễ dãi trong giảng dạy và đầu ra trở nên phổ biến. Bộ Giáo dục đào tạo vừa công bố dự thảo Quy chế đào tạo thạc sĩ, thay thế cho quy định năm 2011, với nhiều quy định mới. Thứ trưởng Bộ Giáo dục Bùi Văn Ga đã...