Hạt dẻ Trùng Khánh không đủ bán ở Cao Bằng
Cuối thu là bắt đầu vào mùa hạt dẻ. Các chợ cóc ở Hà Nội đâu đâu cũng thấy bày bán hạt dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng. Nhưng sự thực, ở Cao Bằng, hạt dẻ đã không đủ bán.
Mùa lúa chín ở Cao Bằng thường muộn hơn những vùng khác vì khí hậu lạnh hơn. Từ xa đã có thể thấy hương lúa nếp thoảng ngọt. Điều kỳ diệu trong bức tranh mùa vàng ở đây là trên cùng một mảnh ruộng, nhưng có thửa đã gặt, thửa đang xanh và thửa mới chỉ được gieo trồng cấy mạ.
Sự “lộn xộn” trong thói quen trồng cấy của người Tày, người Nùng đem đến cho những người Kinh cảm giác ngạc nhiên và cực kỳ thú vị, giống như một ngày có cả bốn mùa, một vụ lúa có đủ công đoạn từ làm đất, gieo trồng, lớn lên, chín hạt đến gặt hái và thơm mùi gạo mới.
Chạy xe chầm chậm trên con đường như sợi chỉ vắt qua các thung lũng, chúng tôi tận mắt nhìn thấy từng lớp lúa chín vàng như “sóng núi”. Tôi có ấn tượng đặc biệt với những căn nhà nhỏ (nói đúng hơn thì là những căn chòi canh lúa) bên ruộng bậc thang vì cái vẻ bình yên của chúng. Giữa một thảm vàng xanh, những nếp nhà tạm bằng gỗ mộc đã không còn vẻ xám xịt ảm đạm, nó như một nốt nhấn, gõ vào lòng tôi, tim tôi cái điệu khúc ngân nga về tình yêu, tự do và thôi thúc đi nữa, đi tiếp!
Lên Cao Bằng mùa này, nhất định phải đi tìm hạt dẻ Trùng Khánh. Không um tùm lúc lỉu như tôi tưởng tượng. Hơn nữa, bà con Tày, Nùng trồng theo lối quảng canh nên sản lượng hạt dẻ không đáng kể. Ngay tại thị xã Cao Bằng, ai may mắn lắm mới mua được đúng hạt dẻ Trùng Khánh, còn đâu, đều là hạt dẻ Trung Quốc nhập sang.
Đã hẹn trước, chúng tôi vào nhà một gia đình người Tày có một khoảng rừng trồng dẻ. Trước đó, tôi nghĩ, hạt dẻ phải hái hoặc rung lắc thế nào đó. Sự thực là, quả dẻ khá giống quả chôm chôm, khi chín thì tự nứt ra, mỗi quả có ba bốn hạt rơi xuống gốc cây, và người dân “thu hoạch” nghĩa là đem theo giỏ và nhặt.
Loại hạt dẻ Trùng Khánh này hơi khác với hạt dẻ tôi mua được dưới xuôi. Vỏ nó cứng, dày và nhiều lông tơ hơn. Chúng tôi nhặt được một rổ, được hướng dẫn dùng dao khía rồi đem nướng, chỉ một lúc đã thấy hương thơm bay ra. Dùng tay tách nhẹ vỏ hạt, lộ ra một thứ nhân màu vàng sáng trong mịn. Cho vào miệng ngậm một lúc, nhân đó mềm ra như bột bánh khảo, vừa ngọt vừa bùi.
Nghe chủ nhà nói, hạt dẻ Trùng Khánh chính gốc nhặt về phải chế biến ngay, để lâu, hạt sẽ bị thâm thối, bốc mùi. Hạt dẻ tươi có thể đem hầm chân giò, nấu xương, nghe nói đều ngon, nhưng như chủ vườn của tôi giải thích: bởi hạt dẻ không có nhiều nên đa số mọi người chỉ dùng để luộc, nướng hoặc rang mà cũng không đủ bán!
Theo Tienphong
Cao Bằng có những đặc sản gì khiến du khách tấm tắc khen ngon?
Núi rừng Cao Bằng có những đặc sản khiến du khách đến đây đều gật gù tấm tắc khen ngon.
Đặc sản ngon của Cao Bằng
Hỏi:
Cao Bằng có những đặc sản gì khiến du khách tấm tắc khen ngon?
A. Gà quay 7 vị
B. Vịt quay 7 vị
C. Lợn quay 7 vị
Video đang HOT
D. Ngỗng quay 7 vị
Đáp án:
B. Vịt quay 7 vị
Bất kì du khách nào đặt chân đến Cao Bằng, đều tấm tắc khen ngon khi thử món ăn này. Sở dĩ có tên gọi là vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này. Không như những món vịt thông thường, vịt quay Cao bằng ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Người dân Cao Bằng phải chọn vịt vừa phải chắc thịt, sáng lông. Quan trọng nhất là khâu ướp vịt với đủ 7 vị - Đây có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở tỉnh Cao Bằng nên khi quay vịt sẽ mang mùi thơm lạ hấp dẫn.
Đặc sản không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Cao Bằng
Hỏi:
Đặc sản nào không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Cao Bằng?
A. Cơm trám
B. Cháo trám
C. Xôi trám
D. Bánh trám
Đáp án:
C. Xôi trám
Khi tiết trời sang thu, người dân Tày - Nùng lại lên rừng hái quả trám để về làm xôi trám. Đây là món không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Cao Bằng nơi đây. Trám nấu xôi quả chín mọng, không bị sâu, ngâm nước trong nhiệt độ khoảng 25 đến 30 độ C một lúc cho mềm. Lấy phần thịt bỏ hột rồi trộn với xôi đã đồ thật nhuyễn, có màu tím hồng.
Hỏi:
Cao Bằng nổi tiếng với những loại bánh đặc sản nào?
A. Bánh khảo
B. Bánh chè lam
C. Bánh áp chao
D. Tất cả các loại bánh trên
Đáp án:
D. Tất cả các loại bánh trên
Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Mỗi dịp xuân về, bánh Khảo không thể thiếu được trên bàn thờ cúng tổ tiên. Nguyên liệu làm bánh là loại gạo nếp, ngon, thơm, hạt tròn và mẩy đều. Người dân ở đây dùng đường kính hoặc đường phên để làm bánh khảo. Nhân bánh có vị bùi của lạc, vừng hoà quyện với vị béo ngậy của mỡ heo. Những người nghệ nhân khéo léo, tỉ mỉ gói thật gọn bánh thành từng phong hình chữ nhật. Khi ăn du khách sẽ cảm nhận được vị thơm đậm đà của bột nếp, vị ngọt thanh của đường không thể nào quên.
Bánh chè lam là món bánh cổ truyền của người dân Cao Bằng. Bánh làm bằng bột nếp rang, lạc rang, gừng và mạch nha. Khi thưởng thức mới cảm nhận được vị dẻo của bột nếp, vị ngọt ngoài của mật và chút cay của gừng, bùi bùi của lạc.
Mùa đông Cao Bằng, người ta nghĩ ngay đến bánh áp chao. Đây là món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, rất nhớ ngay cả khi đi xa.
Hỏi:
Một loại rau rừng nào chỉ có ở Cao Bằng?
A. Rau dạ hiến
B. Rau dạ hến
C. Rau dạ hén
D. Rau dạ hen
Đáp án:
A. Rau dạ hiến
Rau dạ hiến hay còn được gọi là rau bồ khai, thường mọc hoang ở vùng núi đá. Đây là loại cây thân dây rất giòn, được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa bám trên cây gỗ để đón ánh sáng mặt trời. Mỗi dịp mùa xuân và mùa hè, bữa tiệc của người dân nơi đây đều có món rau dạ hiến xào với thịt bò, lòng lợn, lòng gà. Món rau rừng này rất lạ và không giống với bất kì loại rau nào khác.
Đặc sản mua về làm quà của Cao Bằng
Hỏi:
Đến Cao Bằng, du khách có thể mua những đặc sản gì về làm quà?
A. Lạp sườn
B. Hạt dẻ Trùng Khánh
C. Miến dong đen
D. Tất cả các đặc sản trên
Đáp án:
D. Tất cả các đặc sản trên
Từ lâu, Cao Bằng nổi tiếng có sản phẩm miến dong đen được làm từ bột dong riềng nguyên chất, ngon. Với sự khéo léo và kinh nghiệm của những người dân nơi đây đã tạo nên những sợi miến bóng, đẹp, giòn, dai và có hương thơm đặc trưng của bột dong mà không sử dụng bất kì loại hoá chất nào. Trong mâm cỗ ngày Tết, người dân Cao bằng với bát miến được nấu với thịt gà ăn kèm với nấm hương, mộc nhĩ đã là món ẩm thực truyền thống, đậm đà và ấm lòng của người dân vùng nùi nơi đây.
Lạp sườn Cao Bằng được chế biến cầu kỳ. Nhân của lạp sườn được làm bằng thịt thăn, thịt vai, được tẩm ướp gia vị, mật ong và không thể thiếu ít rượi trắng, chút gừng và ít quả mắc mật khô xay nhỏ.
Hạt dẻ Trùng Khánh là thứ quả duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái, có thể chế biến luộc, rang, sấy hay ninh với chân giò, thịt gà mà vẫn giữ được hương vị. Cứ vào tháng 9, tháng 10 hàng năm là đến mùa thu hoạch. Du khách ăn sẽ "nhớ" tới vị thơm ngon, bùi ngậy nhất của hạt dẻ Trùng Khánh.
Hạt dẻ Trùng Khánh (Ảnh: Vnexpress).
Theo thoidai.com.vn
5 món ăn vặt nóng hổi báo hiệu ngày đông về Một buổi tối chạy xe trên đường, gió lạnh kịp lùa vào trong áo, nhưng bạn mải mê nghĩ ngợi chẳng nhận ra. Rồi dừng đèn đỏ, thấy một người đang nướng ngô, nướng khoai bên đường, bạn chợt thấy cả một ngày đông. Ngô nướng Ngô nướng ngày đông (Ảnh: Kenh14) Ngô nướng Hà Nội là những bắp ngô non căng sữa...