Harvard: Trường đại học danh tiếng số 1 thế giới
Trong bảng xếp hạng các trường đại học năm 2013 của tạp chí Times Higher Education, Trường ĐH Harvard ở vị trí quán quân, Viện Công nghệ Massachusetts ở vị trí thứ hai, ĐH Cambridge đứng thứ ba trong khi ĐH Oxford đứng thứ tư.
Trường đại học Harvard đứng đầu bảng xếp hạng các trường đại học năm 2013 của tạp chí Times Higher Education.
Như vậy, ĐH Oxford và ĐH Cambridge vẫn tiếp tục nằm trong top 6 trường đại học nổi tiếng nhất Anh – Mỹ trong bảng xếp hạng của tạp chí Times Higher Education. Đây là cuộc bình chọn xếp hạng các trường cao đẳng và đại học trên toàn thế giới với dữ liệu được cung cấp bởi hãng thông tấn Thomson Reuters, đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu thông tin có cơ sở.
Trong cuộc điều tra mới này có ba trường đại học của Anh đã rơi khỏi top 100 mà các trường này đã có mặt từ năm 2011.
Năm 2011, trong lần công bố đầu tiên của bảng xếp hạng, có 12 trường đại học của vương quốc Anh lọt vào top 100. Lần công bố này chỉ còn 9 trường đại học. ĐH Leeds bị loại khỏi danh sách năm nay còn ĐH Sheffield và Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đớiLondon bị rớt khỏi danh sách năm ngoái.
Bảng xếp hạng của tạp chí Times Higher Education được tính toán từ một cuộc khảo sát do các học giả hàng đầu thế giới thực hiện nhằm đánh giá tác động của các trường đại học danh tiếng tới khu vực.
Ông Phil Baty – biên tập viên tạp chí Times Higher Education nói: “Có một vài tin tốt cho vương quốc Anh, nhưng chỉ cho một số ít các trường hàng đầu trong khu vực.”
“Theo truyền thống, sức mạnh trình độ của hệ thống các trường đại học vương quốc Anh là một trong những điểm mạnh của hệ thống này. Một số lượng lớn các trường đại học đẳng cấp thế giới đã mang lại lợi nhuận lớn cho toàn ngành cũng như nền kinh tế. Tuy nhiên, có vẻ như đang có một khoảng cách được tạo ra giữa những thành viên ưu tú nhất và phần còn lại”.
Video đang HOT
“Chính phủ liên minh của vương quốc Anh đang cố gắng giới thiệu một nền giáo dục đại học tích cực và tập trung nguồn lực ngày càng ít ỏi vào chỉ một số trường đại học. Điều này có khả năng tiếp tục gây khó khăn hơn nữa cho không chỉ một nhóm nhỏ các trường danh tiếng mà cho tất cả các trường đại học trong khu vực”.
London có được vị trí tốt trên bảng xếp hạng thông qua các trường Imperial, UCL, và LSE, Edinburgh cùng với vị trí 47 của trường Manchester.
ĐH King của London vẫn giữ thứ hạng của mình trong top 70 còn Bristol vẫn nằm trong top 100 mặc dù bị tụt hạng so với năm 2011.
Đông Á vươn lên
Ông Phil Baty cho biết trong khi các trường đại học phương Tây chiếm hầu hết các vị trí trên bảng xếp hạng thì các trường đại học Đông Á cũng lặng lẽ khẳng định vị trí trên bảng này.
ĐH Tokyo hiện đang đứng ở vị trí thứ 9, cùng với 4 trường đại học khác của Nhật Bản trong top 100. Singapore và Hong Kong đều có 3 trường nằm trong top 100; Trung Quốc và Hàn Quốc có 2 trường còn Đài Loan có 1 trường lọt vào top này. Hai trường ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) đã có bước tiến ấn tượng, từ top 200 tiến tới vị trí 29 và 86 trong bảng xếp hạng. Trong đó, Trường ĐH Bắc Kinh đã nâng thứ hạng từ vị trí 49 lên 46 còn Trường ĐH Thanh Hoa đã nhảy những 19 bậc từ 71 lên vị trí 52.
Ông Baty nói: “Chúng tôi đang thấy một xu hướng là các trường đại học châu Á ngày càng có mặt nhiều trong bảng xếp hạng, tạo nên nhiều danh tiếng hơn trên toàn cầu”.
“So sánh với các nước Đông Á thì một số trường đại học của vương quốc Anh đang mất vị thế của mình. Một phần là do sự thừa nhận của các chính phủ Đông Á rằng việc đầu tư vào các trường đại học là vô cùng thiết yếu đối với nền kinh tế của họ.”
Ông Baty có một lời khuyên cho Bộ trưởng các trường đại học của Anh: “Nếu tôi là David Willetts, tôi sẽ thuyết phục Bộ Tài chính rằng chúng ta cần giữ vững những nguồn đầu tư cho các trường đại học để có thể giữ sức cạnh tranh”.
Một phát ngôn viên của Bộ kinh doanh, Sáng chế và Kỹ năng phát biểu: “Vương quốc Anh có tiếng trên toàn cầu về sự xuất sắc trong giáo dục đại học. Chúng tôi có các trường đại học ưu tú, một cơ sở nghiên cứu đẳng cấp thế giới và một đội ngũ nhân viên tận tụy. Để luôn đi đầu trong cuộc chạy đua toàn cầu, chúng tôi đang bảo vệ ngân sách nghiên cứu, làm cho những nghiên cứu của vương quốc Anh ngày càng dễ tiếp cận và cung cấp cho sinh viên kinh nghiệm tốt hơn.”
Bà Wendy Piatt của tập đoàn Russell đã kêu gọi chính phủ Anh quốc “tập trung đầu tư vào những nơi thật sự quan trọng”. Bà cho biết thêm vương quốc Anh có tới 7 trường nằm trong top 50 của bảng xếp hạng mặc dù chính phủ đầu tư ít hơn cho giáo dục đại học so với hầu hết các nước phát triển khác.
Bà nói: “Chúng tôi lo ngại rằng các đối thủ cạnh tranh toàn cầu như Mỹ, Đông Á và châu Âu đang bơm tiền tỷ vào giáo dục đại học, và kết quả cho thấy tiền đóng một vai trò thực sự quan trọng”.
Năm nay, Hà Lan có các trường ĐH Leiden, Utrecht và Erasmus Rotterdam đều nằm trong top 100. Các trường ĐH Australia cũng có những bước tiến đáng kể với 6 trường nằm trong bảng xếp hạng.
Phương Hoài
Theo BBC/Hotcoursesabroad
Xếp hạng đại học toàn cầu: Châu Á đang vươn lên
Theo bảng xếp hạng 400 trường đại học hàng đầu thế giới của tạp chí Times Higher Education năm 2012-1013, vị trí của các trường ở châu Á đang vươn lên, Việt Nam không có trường nào vào top.
Theo tạp chí Times Higher Education, Viện Công nghệ California tiếp tục giữ vị trí đầu bảng. Tiếp đó là Đại học Oxford (Anh), Stanford và Harvard (Mỹ). Trong top 10 trường đại học đứng đầu thế giới, Mỹ có 7 trường và 3 vị trí còn lại là của Anh
Các trường đại học tại châu Á đang dần khẳng định vị thế của mình. Năm nay, trong bảng xếp hạng có 11 trường đại học của châu Á lọt vào top 100. Trong đó,Đại học Tokyo của Nhật Bản chiếm vị trí cao nhất châu Á và 27 trên thế giới.
Trong khi các trường tại châu Á và Úc đang tăng hạng thì nhiều trường đại học của Anh và Mỹ đang dần mất vị thế. Trong top 200, nhiều nhất là Mỹ với 76 trường, kế đó là Anh và Pháp. Tại Anh, ngoài 3 trường trong top 10 thì các trường đại họckhác đang có nguy cơ bị rơi xuống hạng trung bình.
Các đại học ở Trung Quốc, Singapore và nhất là Hàn Quốc đang có sự thay đổi tiến bộ. Như trường Đại học Nanyang (Singapore) đã tăng 83 bậc với năm ngoái và hiện đang đứng ở vị trí thứ 86. Hay Đại học Quốc gia Seoul tăng vọt từ vị trí 124 năm ngoái lên đến vị trí thứ 59.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lớn này là do các trường tại châu Á đầu tư và có sự hỗ trợ ngân sách từ chính phủ, các trường đại học cũng tự cải thiện mình. Trong khi đó, các trường đại học ở Anh bị cắt giảm ngân sách đầu tư, học phí tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt trên toàn thế giới.
Bảng xếp hạng 400 trường đại học hàng đầu thế giới của tạp chí Times Higher Education dựa trên 13 tiêu chí như nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao kiến thức và triển vọng quốc tế.
Trước đó, trường ĐH Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đưa ra bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Theo tiêu chí ở đó, Harvard là ĐH đứng đầu thế giới, tiếp theo là Stanford, Massachusetts..., nhưng có một điều tương tự là các nước châu Á, châu Úc đang tăng dần vị thế, và Việt Nam không có trường nào nằm trong bảng xếp hạng.
LINH SAN
Theo Infonet
Sinh viên Harvard về VN học toán với GS Ngô Bảo Châu Lớp hè 2012 kéo dài hai tháng của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán do GS Ngô Bảo Châu trực tiếp hướng dẫn có 15 học viên thì bốn người đến từ Mỹ. GS Ngô Bảo Châu dự lễ khai giảng ở Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội với tư cách là học sinh cũ sáng 5/9. Năm nay Lê Hùng Việt...