Harvard, ngôi trường hơn 2 thế kỷ đào tạo bác sĩ tốt nhất thế giới
Đại học Y Harvard (Mỹ) là một trong những ngôi trường đào tạo bác sĩ tốt nhất thế giới với bề dày lịch sử lâu đời.
Trường Đại học Y Harvard được thành lập vào năm 1782 ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts. Khi ấy trường chỉ có một lượng nhỏ sinh viên và rất ít khoa chuyên ngành. Các giảng viên là bác sĩ, cố vấn và học giả. Họ thử nghiệm các mô hình giáo dục, phát triển chương trình giảng dạy y khoa nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.
Các giảng viên Trường Đại học Y Harvard thời xưa.
Ở thế kỷ 18, giáo dục y tế tại trường Đại học Y khoa Harvard chỉ bao gồm các bài giảng chính thức cho một hoặc hai học kỳ, một lớp học nghề với một bác sĩ thực hành. Không có đầy đủ dụng cụ y tế cũng không có những bài kiểm tra kiến thức bắt buộc. Sinh viên cũng không phải trả học phí. Thay vào đó, sinh viên mua vé cho mỗi bài giảng. Ngày đó bệnh viện còn rất hiếm, các sinh viên y khoa ít được đào tạo lâm sàng.
Năm 1799, ba giảng viên đầu tiên của trường là giáo sư lý thuyết và thực hành vật lý Benjamin Waterhouse, giáo sư giải phẫu và phẫu thuật John Warren, giáo sư hóa học và dược liệu Aaron Dexter, đã đạt được những bước tiến lớn. Giáo sư Benjamin Waterhouse lần đầu tiên giới thiệu vắcxin đậu mùa tại Mỹ. Thành tựu này được công nhận trên toàn thế giới, 15 nhà nghiên cứu đã nhận được 9 giải Nobel.
Trường Y khoa Harvard chuyển từ Cambridge đến Boston vào năm 1810. Năm sau đó, hai con trai của bác sĩ Warren là John Collins Warren và James Jackson đã xây dựng Bệnh viện Đa khoa Massachusetts tại đây. Bệnh viện có đầy đủ thiết bị y tế cơ bản, chăm sóc những bệnh nhân nghèo. Từ đó, các sinh viên y có cơ hội thực hành và học nghề nhiều hơn. Chương trình giảng dạy được cải thiện, nhất là trong nhiệm kỳ thứ 21 của hiệu trưởng Charles William Eliot, năm 1860.
Giáo sư Green tiến hành một cuộc giải phẫu trong thư viện y khoa.
Trong vài năm sau khi trở thành hiệu trưởng trường, Charles Eliot đã thiết lập một chương trình giảng dạy mới. Lúc này, tiêu chuẩn tuyển sinh được nâng lên, các kỳ thi viết và điểm đậu được yêu cầu cao hơn, các khoa mới về khoa học cơ bản và lâm sàng được thành lập. Chương trình cử nhân ba năm được triển khai và hệ thống học nghề bị loại bỏ. Trường Y Harvard trở thành một trường chuyên nghiệp của Đại học Harvard, thiết lập các tiêu chuẩn của Mỹ cho việc tổ chức giáo dục y tế trong một trường đại học.
Năm 1906, trường chuyển đến Đại lộ Longwood ở Boston. Năm tòa nhà lát đá cẩm thạch nguyên thủy được xây dựng, trở thành các lớp học, phòng thí nghiệm nghiên cứu và văn phòng hành chính. Khi mới chuyển đến, nơi đây có nhiều nông trại và đầm lầy. Đất đai rộng rãi và sự có mặt của một trường y khoa tạo tiền đề để xây dựng nhiều bệnh viện trong khu vực, ngày nay được gọi là Khu vực Y tế Longwood.
Video đang HOT
Trường Y Harvard có thỏa thuận liên kết với 15 bệnh viện và viện nghiên cứu có uy tín nhất trên thế giới. Hơn 10.000 bác sĩ và nhà khoa học hợp tác với trường để đào tạo sinh viên.
Giáo dục y học tại trường Harvard ngày nay là sự tích hợp của khoa học, công nghệ, kinh nghiệm và thử nghiệm, cho phép sinh viên được học nghề tối đa, chữa trị nhiều bệnh nhân.
Trong hơn hai thế kỷ, Trường Đại học Y khoa Harvard không chỉ dạy thực hành y học mà còn mở ra cơ hội cho sinh viên nghiên cứu phát triển những kỹ thuật y học thế giới.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Đại học Y khoa Harvard danh tiếng đào tạo ngành Y thế nào?
Đại học Y Harvard (Mỹ) là một trong những cái tên không bao giờ thiếu trong danh sách những "lò" đào tạo bác sĩ tốt nhất thế giới. Theo Bảng xếp hạng 500 trường đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới năm 2018 của QS, Đại học Y Harvard tiếp tục (bang Massachusetts, Mỹ) đứng thứ nhất.
Mỹ là một trong những quốc gia đào tạo bác sĩ lâu nhất thế giới với thời gian ít nhất 11 năm. Hành trình trở thành một bác sĩ có giấy phép hành nghề ở Mỹ vốn đã gian nan và vất vả, để trở thành một bác sĩ có giấy phép hành nghề tốt nghiệp từ Đại học Y Harvard (Harvard Medical School) - ngôi trường giữ vị trí quán quân bảng xếp hạng đại học Y tốt nhất thế giới còn gian nan và vất vả gấp bội.
Ứng viên phải chứng minh mình đặc biệt nổi trội trong vô số những người giỏi từ khắp nơi trên thế giới nộp hồ sơ vào ĐH Y Harvard.
Đại học Y Harvard có 9 giải Nobel được trao cho 15 nhà nghiên cứu kể từ khi được thành lập vào năm 1782 (Ảnh: The Crimson).
Ngoài những yêu cầu cơ bản như hoàn thành chương trình dự bị y khoa, đạt kết quả tốt trong kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test), thư giới thiệu, trình độ ngoại ngữ, ứng viên muốn "giành vé" vào học tại Đại học Y Harvard còn phải chứng minh mình có khả năng phân tích, là người nhân văn và sẽ trở thành bác sĩ có y đức.
Đối với sinh viên quốc tế, trường thêm yêu cầu có bằng đại học do Mỹ hoặc Canada cấp. Sau khi đáp ứng đủ những yêu cầu trên, nhà tuyển sinh mới xét đến bài luận và mời ứng viên tham gia phỏng vấn.
Bên cạnh đó, Harvard chỉ cho mỗi ứng viên 2 cơ hội nộp đơn đăng ký và không chấp nhận những sinh viên chuyển trường.
Vậy chương trình đào tạo Y khoa ở ĐH bậc nhất ngành Y thế giới ra sao?
Tháng 9/2015, Đại học Y Harvard quyết định cải cách chương trình đào tạo. Đây là lần cải cách lớn đầu tiên kể từ thập niên 80 thế kỷ trước.
Trước đó, Harvard áp dụng chương trình đào tạo tập trung cách học dựa trên vấn đề. Sinh viên học một môn thông qua kinh nghiệm giải quyết vấn đề y học. Họ học cả chiến lược tư duy và kiến thức chính, tạp chí của trường Harvard - The Crimson cho hay.
Bác sĩ Mỹ gốc Việt Trần Huỳnh (tên tiếng Anh là Huynh Wynn Tran) tốt nghiệp chuyên ngành Y sinh học - trường Đại học Grand Valley State University, Mỹ; tốt nghiệp văn bằng Tiến sĩ Y Khoa ĐH New York tại Buffalo, Mỹ và là bác sĩ nội trú chuẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đại học University of Florida, người từng giành Học bổng nghiên cứu mùa hè tại Bệnh viện Nhi Boston, trường Y khoa Harvard cho hay: Với chương trình mới, Đại học Y Harvard hợp nhất nhiều môn phức tạp thành các khóa học, đưa thực tập vào chương trình sớm hơn trước.
Theo đó, chương trình Y khoa Harvard hiện nay thay đổi chính thức từ năm 2015, thay đổi đáng kể nhất là giảm thời gian học lý thuyết, tăng thời gian đi lâm sàng thực hành sớm hơn (từ năm 2), kết hợp thêm hướng nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, thêm các văn bằng cao học khác (Thạc sĩ quản trị kinh doanh - MBA, Thạc sĩ y tế công cộng - MPH, Tiến sĩ - PhD) song song với chương trình MD (A medical doctor/ physician - Bác sĩ y khoa).
"Trước kia, mô hình trường y khoa tại Mỹ thường là 2 2 = 4. Hai năm đầu học lý thuyết, thi USMLE (United States Medical Licensing Examination) step 1, năm 3 đi thực tập các khoa chính, năm 4 thực tập chuyên khoa sâu và nôp đơn nội trú.
Những năm gần đây, đa số các trường Y tại Mỹ chuyển qua mô hình 1 2 1 hay 1 3 như Harvard nhằm nhấn mạnh kinh nghiệm lâm sàng, phân tích vấn đề, và nghiên cứu.
Những thay đổi về Y Khoa tại Mỹ dựa trên 2 nền tảng mà hiện tại chương trình Y khoa tại Việt Nam chưa có.
Thứ nhất, tất cả các SV (sinh viên) học Y tại Mỹ đều tốt nghiệp ĐH (trường Y khoa tại Mỹ là bậc sau ĐH), họ đã có kiến thức cơ bản về sinh lý hóa nên việc rút ngắn lại kiến thức lý thuyết từ 2 năm thành 1 năm là có cơ sở.
Thứ hai, tất cả các SV Y khoa tại Mỹ khi ra trường đều phải làm thêm nội trú từ 3-7 năm mới có thể hành nghề bác sĩ nên việc dạy thêm nghiên cứu, học thêm văn bằng khác, cách phân tích cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến kỹ năng lâm sàng", bác sĩ Trần Huỳnh cho hay.
Những giáo sư giảng dạy tại ĐH Y Harvard từ năm 2012 cho biết, chương trình mới yêu cầu sinh viên học tập chủ động hơn là chỉ nhồi nhét và cố ghi nhớ kiến thức. Nó tập trung vào hai năm đầu, được gọi bằng thuật ngữ "tiền học thuật". Hiện tại, sinh viên năm nhất Đại học Harvard áp dụng chương trình này.
Cuộc cải cách cũng liên quan vấn đề nội dung khóa học. Theo Richard M. Schwartzstein, một trong những giáo sư trong đội thiết kế lại chương trình giảng dạy tại trường Y Harvard, mỗi khóa học sẽ nghiên cứu nhiều vấn đề và môn học thay vì chỉ tập trung một lĩnh vực như trước đây.
Cuộc cải cách cũng thay đổi phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo sư trường Y Harvard. Sinh viên tìm hiểu kiến thức qua các video thay vì lên giảng đường nghe giảng. Sau đó, họ áp dụng chúng tại lớp học và phòng khám.
Với Schwartzstein, sự thay đổi này đồng nghĩa việc sinh viên không thể chỉ dành mấy ngày trước khi thi để ôn lại kiến thức là có thể thuận lợi qua môn. Nó buộc họ phải thường xuyên học hành chăm chỉ, tích cực.
Haiden A. Huskamp, giáo sư ngành chăm sóc sức khỏe, đánh giá chương trình đào tạo mới góp phần quan trọng vào việc đảm bảo y tế luôn hữu ích và tân tiến, phù hợp sự thay đổi của ngành y và chính sách y tế.
Bác sĩ gốc Việt Trần Huỳnh từng giành học bổng nghiên cứu tại ĐH Y Harvard.
Theo bác sĩ Trần Huỳnh, các trường đại học Y ở Việt Nam có thể tham khảo phương pháp đào tạo ngành Y tại ngôi trường hàng đầu thế giới này với tinh thần lấy bệnh nhân làm gốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp, làm việc nhóm, và nghiên cứu.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Nữ nhà giáo nặng lòng với ngành công tác xã hội Giản dị và nhiệt huyết là những điều dễ nhận thấy ở PGS, TS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kim Hoa (Trong ảnh), nguyên Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công tác xã hội (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Luôn...