Harvard điều tra 125 sinh viên trong vụ gian lận gây chấn động
ĐH Harvard đang điều tra 125 sinh viên với cáo buộc không trung thực, giáo sư đứng lớp Platt chưa có bình luận về vụ này. Đây là vụ gian lận chưa có tiền lệ về vi mô và mức độ ở ĐH hàng đầu thế giới.
Trong tuần rồi, ĐH Harvard của Mỹ, trường danh tiếng nhất thế giới, bất ngờ đưa ra thông tin gây chấn động trong làng học thuật. Trường đang điều tra 125 sinh viên với cáo buộc “không trung thực trong học thuật, từ phối hợp trái phép cho đến đạo văn”.
Ban lãnh đạo nhà trường chưa công bố tên khóa học nhằm bảo vệ danh tính của các sinh viên trong lúc điều tra. Tuy nhiên, báo Harvard Crimson đưa tin đây là lớp học quản lý công, khóa học mang tên “Trình bày trước quốc hội”, có 279 sinh viên do Giáo sư Matthew B.Platt giảng dạy.
Khi kiểm tra lại điểm các bài thi cuối khóa vào tháng 5, một giáo sư phát hiện có nhiều điểm giống nhau trong các bài thi và lập tức báo cho ban quản lý nhà trường. Sau khi tiến hành xem xét lại bài thi của tất cả sinh viên tham dự khóa học nói trên, ban quản lý kết luận gần phân nửa số bài thi có dấu hiệu phối hợp.
ĐH Harvard của Mỹ đang điều tra việc các sinh viên phối hợp ý tưởng trong khi làm bài khóa luận
Quy định không rõ ràng?
Điểm cho khóa học nói trên hoàn toàn dựa vào các bài kiểm tra làm tại nhà. Sinh viên có nhiều ngày để hoàn tất bài làm và các nghiên cứu sinh chấm những bài kiểm tra này. Nhiều sinh viên than phiền các nghiên cứu sinh không thống nhất từ cách cho điểm đến khái niệm nguồn tham khảo. Do đó, theo sinh viên, họ phải thường chia sẻ ghi chú từ bài giảng của Giáo sư Platt, từ các đợt thảo luận trong lớp và các tài liệu mà họ tin mình được phép sử dụng.
“Tôi chỉ là người chia sẻ ghi chú, nhưng bây giờ lại mắc kẹt trong vụ này. Mọi người trong lớp đều chia sẻ ghi chú, nên khó tránh các câu trả lời trong bài kiểm tương tự nhau”, một sinh viên đang đối mặt cáo buộc gian lận cho hay.
Quy định cho việc làm bài thi tại nhà nêu rõ: “Bài thi hoàn toàn mở, được tham khảo sách, ghi chú và internet… Tuy nhiên, vẫn phải tuân theo các hướng dẫn tương tự áp dụng cho các bài thi tại lớp. Đặc biệt, sinh viên không được thảo luận với người khác”. Nhiều sinh viên cho hay việc trao đổi với nghiên cứu sinh về bài thi là chuyện phổ biến.
Một sinh viên kể rằng khi đến hỏi nghiên cứu sinh về bài thi cuối khóa thì thấy có một nhóm sinh viên ở đó hỏi về một câu hỏi trong bài thi có thuật ngữ lạ. Sinh viênnày cho hay nghiên cứu sinh đã định nghĩa thuật ngữ đó cho họ. Một số sinh viênthừa nhận có chia sẻ ý tưởng và tài liệu ngay trong tuần mà họ được giao làm bài thi. Tuy nhiên, tất cả sinh viên trả lời phỏng vấn báo The Boston Globe đều cho rằng các quy định cho bài thi nói trên không rõ ràng nên họ không nhận ra mình đang gian lận. Trong khi đó, một số giáo sư ĐH Harvard nhấn mạnh rằng sinh viênphải biết một bài thi cuối khóa có yêu cầu cao hơn so với các bài luận được giao trong khóa học.
Hình phạt
ĐH Harvard vẫn đang tiếp tục điều tra và giáo sư đứng lớp Platt cùng các nghiên cứu sinh chưa có bình luận về vụ này. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ bằng chứng cho thấy những sinh viên bị nghi thật sự gian lận, họ có thể nhận nhiều hình phạt khác nhau từ cảnh cáo cho đến bị đình chỉ học một năm. Những người đã tốt nghiệp có thể bị tước văn bằng. “Đây là vụ chưa có tiền lệ về vi mô và mức độ”, The New York Times dẫn lời Trưởng phòng Đào tạo ĐH Harvard Jay Harris.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
10 ĐH có nhiều giảng viên nổi tiếng nhất
American University
Trường này có Ralph Nader - ứng viên 5 cuộc chạy đua Tổng thống của Đảng Xanh, Joe Clark - Thủ tướng thứ 16 của Canada và Jackie Norris - cựu chánh văn phòng của bà Michelle Obama.
Không có gì phải ngạc nhiên khi American University, ngôi trường nằm ở thủ đô của nước Mỹ, có đội ngũ giảng viên là những nhân vật nổi tiếng trên chính trường. Trường này có Ralph Nader - ứng viên 5 cuộc chạy đua Tổng thống của Đảng Xanh, Joe Clark - Thủ tướng thứ 16 của Canada và Jackie Norris - cựu chánh văn phòng của bà Michelle Obama.
ĐH Texas, Austin
Về lĩnh vực nghệ thuật, trường này có Nancy Schiesari - người đã sản xuất ra những bộ phim tài liệu cho PBS và BBC.
Thành phố Austin thường được xem là tâm điểm sang trọng của bang Texas, và ĐH Texas tất nhiên cũng góp phần vào sự ấn tượng đó bằng cách thu hút cho mình những giảng viên tên tuổi nhất.
Đối với những SV học ngành khoa học, họ sẽ được giảng dạy bởi Steven Weinberg - nhà vật lý từng đạt giải Nobel với công trình nghiên cứu về hạt cơ bản, Robert Metcalfe - giáo sư Kỹ thuật điện (người phát minh ra Ethernet và thành lập nhà sản xuất điện 3Com), James K. Galbraith - nhà kinh tế nổi tiếng từng là giám đốc điều hành của Uỷ ban Kinh tế cổ phần của Quốc hội.
Về lĩnh vực nghệ thuật, trường này có Nancy Schiesari - người đã sản xuất ra những bộ phim tài liệu cho PBS và BBC.
ĐH Boston
ĐH Boston, có một đội ngũ giảng viên ấn tượng để đánh bật các trường tên tuổi khác.
ĐH Boston là một ngôi trường danh tiếng, nhưng là một trong số những viện đại học thuộc khu vực Boston, trường này có nguy cơ bị lu mờ bởi những đối thủ nặng kí như Harvard và MIT. Tuy nhiên, Boston đã trang bị cho mình một đội ngũ giảng viên ấn tượng để đánh bật các tên tuổi khác.
Ở khoa Viết sáng tạo, trường có Robert Pinsky - nhà thơ từng được đề cử giải Pulitzer. Ở Trường đào tạo Báo chí, Boston có cựu nhà báo của ABC Robert Zelnick - người từng đạt giải Emmy. Ngoài ra, Boston còn có những tên tuổi khác như nhà văn Elie Wiesel.
ĐH Yale
ĐH Yale, cũng có rất nhiều giáo viên từng đoạt giải Nobel
Yale cũng nằm trong danh sách những trường có đội ngũ giảng viên được quốc tế công nhận. Khoa Lịch sử có John Lewis Gaddis - nhà lịch sử học từng đạt giải Pulitzer nhờ viết tiểu sử cho chính khách George F. Kennan. Khoa Hóa học có Sidney Altman - nhà sinh học phân tử từng đạt giải Nobel Hóa học vào năm 1989. Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa của Yale có giáo sư Emesto Zedillo - cựu Tổng thống Mexico.
ĐH Stanford
Hiện tại, trường có 17 giảng viên từng đạt giải Nobel, 4 giảng viên đạt giải Pulitzer và nhiều giảng viên xuất sắc khác.
Stanford được nhiều người xem là "Harvard của bờ biển phía Tây", trong đó một trong số các giảng viên là cựu Bộ trưởng Ngoại giao Condoleeza Rice - giáo sư Kinh tế chính trị. Hiện tại, trường có 17 giảng viên từng đạt giải Nobel, 4 giảng viên đạt giải Pulitzer và nhiều giảng viên xuất sắc khác.
ĐH Harvard
ĐH Harvard
Không thể phủ nhận một điều rằng Harvard là một trong số những tên tuổi được biết đến nhiều nhất trên thế giới, vì thế một đội ngũ giảng viên ấn tượng cũng không phải là điều khó hiểu ở ngôi trường này. Trong số đó có nhà bình luận chính trị kiêm luật sư quốc phòng Alan Dershowitz - giảng viên môn Luật. Lawrence Lessig - nhà hoạt động chính trị và Henry Louis Gates - giám đốc Viện Văn hóa Châu Phi và Mỹ Phi W.E.B Du Bois cũng là 2 trong số những giảng viên có tiếng của trường này.
ĐH Virginia
Trường được đánh giá là một trong những đại học công danh giá nhất nước Mỹ
Được đánh giá là một trong những đại học công danh giá nhất nước Mỹ, Virginia có những giảng viên nổi tiếng ở các lĩnh vực như Viết sáng tạo, Khoa học y tế. Ở lĩnh vực văn học, trường có cả tiểu thuyết gia Ann Beattie và nhà thơ, người đạt giải Pultitzer Charles Wright. Ngoài ra, trường có Barry Marshall - người giành giải Nobel Y học vào năm 2005.
ĐH Pennsylvania
Trường Penn
Penn từ lâu đã có tiếng là một ngôi trường tiệc tùng với các hoạt động thể thao, văn hóa sôi động, tuy nhiên các tiêu chuẩn học thuật của trường này cũng xuất sắc không kém. Đội ngũ giảng viên của Penn có nhà khí hậu học nổi tiếng Micael E. Mann và đôi khi Penn cũng là "nhà" của giáo sư thỉnh giảng Sir Roger Penrose. Bên cạnh danh hiệu Hiệp sĩ đã quá đủ ấn tượng, Sir Penrose còn từng giành giải Wolf Vật lý cùng Stephen Hawking vào năm 1988. Ngoài ra, ông còn nhận được huy chương Dirac vào năm 1989 và huy chương Copley năm 2008 nhờ những công trình nghiên cứu về vật lý toán học.
ĐH Colorado
Trường Colorado tuyên bố có 2 giảng viên hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Vật lý
Colorado tuyên bố có 2 giảng viên hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Vật lý: Eric Allin Cornell và John Hall. Cả hai đều từng đạt giải Nobel.
Theo VNN
Thạc sĩ trở thành 'vua' đạo văn gây xôn xao giới khoa học Trong hai ngày 23-24/5, các tạp chí ngành Vật lý quốc tế gỡ bỏ 3 bài viết của thạc sĩ Lê Đức Thông, nâng số bài bị rút vì đạo văn của ông này lên 7, kéo theo những hệ lụy khác với các GS, TS của VN. Chuyện này gây ảnh hưởng không tốt cho những nhà khoa học Việt Nam chân...