Harry Potter trở thành… giáo trình luật tại trường đại học Ấn Độ
Sinh viên tại một trường đại học luật tại Ấn Độ sẽ được học những kiến thức chuyên ngành thông qua những ví dụ trong bộ truyện nổi tiếng thế giới – Harry Potter.
Vào tháng 12 tới, một trường đại học luật hàng đầu Ấn Độ tại Kolkata sẽ bắt đầu cung cấp khóa học trong đó các sinh viên sẽ nghiên cứu pháp luật qua những tình tiết trong bộ truyện Harry Potter.
Khóa học có tên Sự tương tác giữa thế giới tiểu thuyết giả tưởng và luật, do giáo sư Shouvik Kumar Guha thiết kế.
Một số chủ đề trong khóa học bao gồm quyền của các tầng lớp xã hội tại Ấn Độ, sẽ được tìm hiểu qua câu chuyện các gia tinh trong bộ truyện nổi tiếng bị ép làm nô lệ.
Harry Potter trở thành… giáo trình luật tại trường đại học Ấn Độ
Một số tình tiết khác trong Harry Potter cũng sẽ được đem ra “mổ xẻ” như sự phân biệt đối xử với người sói; điều kiện bên trong các nhà tù Azkaban.
Các sinh viên cũng sẽ thảo luận về tội hành hung, gây án mạng, chiếm đoạt tài sản qua câu chuyện về “lời nguyền không thể tha thứ” hay việc nhân vật Sirius Black đã phải chịu án phạt nhiều năm tù oan uổng dù không làm chết người.
Các sinh viên đăng ký tham gia khóa học phải đạt điều kiện “đọc tất cả các tập truyện ít nhất 2 lần, nhiều hơn thì càng tốt”.
Tuy tới tháng 12 mới bắt đầu, hiện khóa học đã nhận đủ 40 đơn đăng ký từ các sinh viên – sĩ số tối đa của lớp học. Rất nhiều sinh viên “chậm chân” đã tới gặp giáo sư Guha xin được tham gia.
Video đang HOT
Mục đích khóa học “lạ lùng” này nhằm khuyến khích các sinh viên thoát khỏi những cách tư duy đã thành lối mòn về các vấn đề xã hội tại Ấn Độ. Nạn phân biệt đối xử, ngược đãi… vẫn là những vấn đề nổi cộm tại nhiều khu vực ở Ấn Độ.
Vấn đề cộng đồng những người theo đạo Hindu – chiếm đa số tại Ấn Độ nên chung sống ra sao với các cộng đồng khác cũng sẽ được thảo luận thông qua việc người bình thường và phù thủy có thể cùng tồn tại ra sao trong bộ truyện phép thuật.
Hơn 500 triệu tập truyện Harry Potter đã được bán ra trên toàn thế giới. Bộ truyện cũng vô cùng nổi tiếng tại ấn Độ. Một số trường đại học tại Mỹ và Anh, trong đó có những học viện hàng đầu như Yale và Georgetown, cũng đã cung cấp các khóa học được truyền cảm hứng từ Cậu bé phù thủy. Tuy nhiên, chưa có đại học nào tại 2 quốc gia này áp dụng với khoa luật. Điều thú vị là đây là đại học luật thứ 2 tại Ấn Độ giới thiệu khóa học như vậy.
Theo Dân trí
"Vì sao tư chất người Việt lại chỉ được thắp sáng khi ở nước ngoài?"
"Khi ở Việt Nam, tôi bị đánh giá là một học sinh trung bình yếu, nhưng khi qua Đức tôi không đến nỗi nào. Và không chỉ tôi, nhiều người Việt khi ra ngoài cũng như vậy. Vì sao tư chất của người Việt lại chỉ được thắp sáng khi ở nước ngoài? Tôi luôn trăn trở vì câu hỏi này".
Dấu nặng lòng về mục tiêu, triết lý giáo dục trong việc tạo nên mẫu hình công dân mới được TS Nguyễn Vân Nam đặt ra tại tọa đàm "Công dân thế kỷ 21 - Anh là ai?" diễn ra tại TPHCM chiều ngày 16/11.
Sự kiện được tổ chức với sự tham gia của 3 diễn giả từng học tập ở các nước khác nhau và đều về "tắm ao ta" và cùng mang nỗi nặng lòng, suy tư về giáo dục nước nhà. Tọa đàm đặt ra mẫu hình công dân 21 cùng với câu hỏi triết lý giáo dục nào của Việt Nam có thể tạo nên người công dân đó.
Triết lý giáo dục: Đó là vấn đề con người!
TS Lê Nguyên Phương, chuyên gia Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ, triết lý giáo dục không thể không đặt ra về vấn đề con người. Mà với ông, công dân thế kỷ 21 phải là con người tự do, phải có ý chí khi đặt trong 3 mối tương quan: Tự do với vật - ông đang thấy rõ nhiều người đang trở thành nô lệ của vật chất, của công nghệ. Tự do trong mối tương quan giữa người và người. Và cuối cùng là phải tự do với chính mình - không ít người tạo ra tù ngục cho chính mình.
TS Nguyễn Vân Nam
GS. TS Nguyễn Vân Nam kể khi ông học Việt Nam, kể khi qua Đức học, ông đã trăn trở với câu hỏi vì sao nước Đức là một trong những nước nghèo nhất thế giới sau thảm bại trong Chiến tranh Thế giới 2, cả Nhật cũng vậy nhưng họ quật khởi rất nhanh, xây dựng quốc gia thịnh vượng rất nhanh chóng. Và rồi ông tìm được câu hỏi đó từ chính mình.
"Tôi qua Đức học và tôi không tốn một đồng nào, nhà nước tập trung đào tạo cho học hết trường này đến trường khác, làm hết Thạc sĩ đến Tiến sĩ rồi trở thành Giáo sư. Rồi sau đó, tôi trở về Việt Nam sống, làm việc và không ai thắc mắc về điều đó. Khác biệt với mình là họ có nội lực và biết khơi dậy nội lực trong mỗi người công dân", TS Nam chia sẻ.
TS Nguyễn Vân Nam hướng nhìn về hội trường rồi nói: "Nhìn gương mặt của sinh Việt ngồi đây, tôi không nhìn thấy có sự tươi sáng, thanh thản nhưng sinh viên ở Đức mà tôi dạy thì họ rất vui vẻ, thoải mái, tràn đầy năng lượng. Có lẽ trước hết là họ không bị gánh nặng tài chính, còn ở đây, tôi tin rằng hầu hết gia đình phải rất cố gắng để lo toan học phí cho con cái ăn học". Và ông đặt ra vấn đề sâu xa hơn chính là triết lý giáo dục, về khơi gợi nội lực của con người trong giáo dục.
"Vì sao tư chất người Việt lại chỉ được thắp sáng khi ở nước ngoài?"
"Khi ở Việt Nam, tôi được đánh giá là một học sinh trung bình yếu, nhưng khi qua Đức tôi không đến nỗi nào. Và không chỉ tôi, nhiều người Việt khi ra ngoài cũng như vậy. Vì sao tư chất của người Việt lại chỉ được thắp sáng khi ở nước ngoài? Tôi luôn trăn trở vì câu hỏi này", TS Nguyễn Vân Nam đặt câu hỏi và cho rằng với cách đào tạo như hiện nay, chúng ta rất khó để xây dựng công dân tự do của thế kỷ 21.
Nhiều nhà giáo dục, tâm lý, giáo viên, sinh viên đến lắng nghe tại tọa đàm
Ông Nam phân tích, mọi kết quả, thành quả của giáo dục là phải làm sao để mỗi người có cơ hội để trở thành một con người tự do có phẩm giá - theo ý người ta muốn. Chúng ta không hiểu tự do trong giáo dục là gì, phẩm giá theo chuẩn mực chung của con người là gì và chúng ta không phân biệt được muốn trở thành con người như chúng ta thích chứ không phải là con người giống những người khác hay giống con người mà người khác trong đợi thì không thể có được kết quả trên.
Ông Nam cũng thẳng thắn, nếu chúng ta không thay đổi căn bản giáo dục, không có triết lý giáo dục đúng thì ông không tin, người Việt Nam có thể sánh vai với tư cách là con người tự do với công dân các nước.
Công dân tự do, phải lo tự học!
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa, Vụ trưởng Vụ lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ, hành trình để tìm tự do cho chính mình của mỗi người đều trải qua rất nhiều thử thách, đó còn là hành trình trải nghiệm, tự tìm tòi, tự học của chính bản thân. Ngoài cái người khác giáo dục cho mình thì mình phải tự học, tự giáo dục, tự vươn lên.
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa tâm tư vì giáo dục của chúng ta đang nhồi nhét quá nhiều, bỏ quên yếu tố bên trong của con người.
Nhưng bà thấy giáo dục của ta quá nhồi nhét, lúc nào cũng ở tâm trạng lo thiếu môn này môn kia, thiếu cái này cái kia nên "chất" cho trẻ con rất nhiều, Thành ra đã tước mất cơ hội tự tìm kiếm, tự học của các em - trong khi tự học mới là yếu tố quan trọng.
"Như chúng ta đưa gạo cho các em, các em sẽ tự tìm tòi để tạo ra theo cách của mình, có em nấu cơm, có em hầm xương nấu cháo, có em làm bún, nấu xôi hay ăn gạo sống. Mà với giáo dục như thế này, tôi nghĩ... sẽ rất nhiều sẽ em ăn gạo sống", PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa nói.
Bà Hoa nhấn mạnh, giáo dục chúng ta không tính đến yếu tố bên trong của con người. Cần khơi gợi được sự tự học, đam mê của mỗi người để thật sự có sự thôi thúc từ bên trong.
TS Lê Nguyên Phương cũng đồng tình, trước hết hệ thống giáo dục cần phải hình thành nền tảng, trang bị cho mỗi người thấy được nội lực của mình, không được áp đặt tự do, chí hướng lên người khác. Nhưng ông cũng lưu tâm đến yếu tố tự học, tự chuyển biến, chuyển hóa của mỗi người.
Theo Dân trí
Trò hư tại thầy hay con hư tại mẹ? Vài năm trở lại đây, đời sống giáo dục luôn là vấn đề nóng trên khắp các diễn đàn. Từ chuyện học hành đến chuyện thi cử đều xảy ra những bi hài kịch dở khóc dở cười. Mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình vốn lỏng lẻo, thì hôm nay lại bị tác động thêm bởi bao nhiêu thị phi...