Hấp dẫn nghề công nghiệp điện tử
Ông Đặng Quốc Chính – Trưởng khoa Điện tử – điện tử, trường Cao đẳng (CĐ) Điện tử – Điện lạnh Hà Nội cho biết: Năm 2018, nhà trường bắt đầu mở và tuyển sinh ngành điện tử công nghiệp với 50 chỉ tiêu.
Đào tạo thí sinh sửa chữa điện tử tại trường Đào tạo nghề Hà Nội. Ảnh Thanh Hải
Sau 3 năm học, sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn có thể sửa chữa được những thiết bị điện tử công nghiệp, dây chuyền tự động trong các công ty có trang bị thiết bị cơ điện tử, tự động hoá. Ngoài ra, người học có thể tham gia thiết kế, chuyển giao công nghệ cho các thiết bị điện tử công nghiệp. Tuy nhiên, để theo học được ngành Điện tử công nghiệp, rất cần sinh viên có tinh thần say mê về kỹ thuật, có kiến thức cơ bản và học khá môn Toán, Vật lý.
Hiện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, một số trường ĐH và CĐ đào tạo về kỹ thuật có mở ngành điện tử công nghiệp. Tất nhiên, mỗi trường có thế mạnh khác nhau nên nội dung chương trình đào tạo cũng có sự khác biệt. Tại trường CĐ Điện tử – Điện lạnh Hà Nội, chương trình đào tạo bám sát nhu cầu thực tế với tỷ lệ thực hành lên tới 70%, giúp cho người học được rèn luyện tay nghề thường xuyên.
Video đang HOT
Trong thời gian học tập tại trường, các em có thể tham gia thực tập từ kỳ hai của năm học thứ nhất và các năm thứ hai, ba tại các công ty như Samsung, Canon, Tự động hoá Tân Phát… Các em còn được trang bị tác phong công nghiệp, rèn luyện kỹ năng sửa chữa, tìm tòi nghiên cứu trong lĩnh vực của mình. Trong thời gian làm nghề, ngoài làm tốt công việc chuyên môn, các em nên trang bị cho mình khả năng ngoại ngữ, qua đó tiếp cận được các công ty nước ngoài để có cơ hội cũng như khả năng thăng tiến cao hơn.
Sau khi tốt nghiệp, nếu người học không muốn làm việc tại DN thì có thể tự khởi nghiệp bằng việc mở công ty sửa chữa thiết bị điện tử công nghiệp. Hoặc, kinh doanh các thiết bị điện tử công nghiệp, tư vấn về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.
Các bạn cũng không phải lo quá nhiều về chuyện khởi nghiệp bởi trong thời gian học ngành này đã được nhà trường gửi đến các DN, công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tử công nghiệp để học hỏi và trang bị cho mình những kỹ năng khởi nghiệp sau này.
Theo Kinhtedothi.vn
Khó hút thí sinh giỏi vào sư phạm
Khi sinh viên tốt nghiệp các ngành sư phạm ra trường có việc làm với mức thu nhập khá, thì học sinh (HS) giỏi sẽ tự động đăng ký xét tuyển, mà không cần Bộ GD&ĐT phải quy định.
Sinh viên Đại học Sư phạm trong giờ thực hành. Ảnh: Công Hùng
Tác dụng ngược
Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2018 của Bộ GD&ĐT quy định cụ thể ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên. Theo đó, đối với trình độ đại học (ĐH) xét tuyển HS tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên.
Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp xét tuyển HS tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên. Yêu cầu này của Bộ GD&ĐT khiến nhiều người cho rằng khó khả thi, nhất là khi mấy năm nay, điểm đầu vào các ngành sư phạm chỉ ngang sàn của Bộ mà nhiều trường tuyển không đủ chỉ tiêu. Nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội Vũ Tuấn nhận định, quy định HS giỏi mới đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào sư phạm là "hình thức đối phó". Trước đây, có một giai đoạn Bộ GD&ĐT chủ trương HS giỏi được miễn thi ĐH, nhưng vài năm sau phải hủy bỏ khi số lượng tăng lên quá nhiều, nhất là vùng sâu, vùng xa có nơi lên tới 70 - 80%.
Ông Tuấn cũng cho rằng, khi Bộ đưa ra yêu cầu khắt khe, không cẩn thận lại dẫn đến tác dụng ngược, vì nhiều HS sẽ không đăng ký tuyển sinh. Theo Hiệu trưởng trường Wellspring Đặng Đình Đại, hiện nay đội ngũ giáo viên quá nhiều, có nơi thừa. Trong khi đó, các trường sư phạm đào tạo liên tục, hàng năm có số lượng lớn giáo sinh tốt nghiệp, nếu đợi các thầy cô nghỉ hưu để thế chân thì sẽ khó có cơ hội việc làm. Vì thế, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ngành Toán, Lý, Hóa... phải đi làm trái nghề. Những em không tìm được việc khác đành chấp nhận làm giáo viên hợp đồng cho trường ngoài công lập với mức thù lao bèo bọt chỉ 35.000 - 40.000 đồng/tiết.
Đầu vào muốn tốt, phải giải quyết "đầu ra"
Đồng tình với việc ngành sư phạm cần nhân lực chất lượng cao để giảng dạy, đào tạo ra những HS, sinh viên có tố chất và làm chủ cuộc sống. Song TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, muốn có chất lượng cao thì đầu vào chỉ là một điều kiện. Ngành sư phạm không nhất thiết phải yêu cầu khoa học quá giỏi, mà cần có những năng lực khác. Trước hết, sinh viên sư phạm phải say mê nghề, thứ nữa là năng lực sư phạm (khả năng ngôn ngữ, nắm bắt tâm lý, diễn đạt, giao tiếp...) và nhiều tiêu chí khác để trở thành giáo viên. "Cách đặt vấn đề của Bộ GD&ĐT vẫn mang nặng hình thức, theo kiểu tư duy cũ. Vấn đề căn bản là việc làm và chế độ cho giáo viên chưa giải quyết được sẽ khó thu hút được HS giỏi" - TS Lâm nhận định. Cũng như ông Lâm, nhiều chuyên gia cho rằng, khi đầu ra của ngành sư phạm đang gặp khó, thì không thể nâng cao đầu vào. Bây giờ phải giải quyết được việc làm cho số giáo sinh thất nghiệp và cải thiện chế độ chính sách đối với giáo viên, tự khắc các em sẽ đăng ký vào sư phạm giống như ngành y, công an, quân đội.
Nhiều năm làm công tác quản lý ở trường sư phạm, ông Vũ Tuấn lại nghiêng về quan điểm Bộ GD&ĐT bỏ tiêu chí đầu vào HS giỏi lớp 12. Các trường sư phạm được tự tổ chức thi để tuyển chọn đầu vào theo mong muốn từng ngành. Ông Tuấn cho rằng, với việc Bộ GD&ĐT cho phép HS được lựa chọn 1 trong 2 bài thi (Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội) để thi THPT quốc gia sẽ dẫn đến HS học lệch, vì thế, nên áp dụng thi cả 2 bài. Nhiều chuyên gia khác đề nghị có học bổng cho sinh viên sư phạm, để những em có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, khi ra trường được bố trí việc làm thì lúc đó, điểm đầu vào sư phạm sẽ dần khởi sắc.
Theo Kinhtedothi.vn
Vì sao sinh viên tốt nghiệp, đi làm không được miễn nghĩa vụ quân sự? Năm 2018, TP.HCM có 3.752 công dân tham gia nghĩa vụ quân sự, trong đó có 468 người tốt nghiệp trung cấp, 501 người cao đẳng và 494 người đại học. Vậy vì sao sinh viên tốt nghiệp vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự? Sinh viên tốt nghiệp vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự nếu còn trong độ tuổi...