Hào hứng với tiết học sử dụng điện thoại
Được sử dụng điện thoại trong tiết học để tìm kiếm thông tin, trao đổi, tìm hiểu kiến thức của bài học…, học sinh vô cùng hào hứng, thích thú.
Học sinh đánh giá sơ đồ tư duy chéo giữa các nhóm để cho điểm vào phiếu khảo sát được cập nhật trong cơ sở dữ liệu bài học. Ảnh: Phan Nga
Chuẩn bị kĩ lưỡng
Thầy Nguyễn Công Phúc Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM là người trực tiếp đứng lớp để triển khai tiết dạy cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh.
Theo đó, tiết Sinh học với bài 18 Protein của lớp 9/4 được thầy Phúc Khánh chuẩn bị kĩ lưỡng, công phu. Giáo viên sẽ vất vả hơn so với tiết học thông thường, vì phải thiết kế các hoạt động, chuẩn bị dữ liệu và chuyển sang dạng QR Code để học sinh truy cập vào. Chính vì vậy, giáo viên phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT), chủ động tìm hiểu các phần mềm, ứng dụng để phục vụ cho việc dạy học. Khi triển khai tiết học, người thầy lại đóng vai trò dẫn dắt, định hướng, chứ không cầm tay chỉ việc như tiết học truyền thống lâu nay.
Thầy Khánh chia sẻ: Với kiến thức của bài học, nếu “thả nổi” để các em sử dụng điện thoại thông minh sẽ mất thời gian vì có nhiều thông tin liên quan trên Internet. Vì vậy, để chuẩn bị bài học, thầy Khánh phải tìm hiểu kĩ nguồn tài liệu phù hợp từ hình ảnh, clip liên quan bài học….để cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Khi các em quét mã, sẽ có những nguồn tài liệu uy tín, chính thống và tìm kiếm nhanh, bảo đảm về mặt thời gian của tiết học.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải thiết kế được những bảng biểu, phiếu học tập, phiếu phụ lục đánh giá để sau khi hoạt động nhóm, các em tự truy cập đánh giá bản thân, bạn cùng nhóm và đánh giá chéo sản phẩm của nhóm khác… Tùy từng môn học, người thầy sẽ linh động thiết kế cơ sở dữ liệu phù hợp. Đây cũng là tiết học thứ hai mà thầy Khánh triển khai để giáo viên trong trường dự giờ và tham khảo nhằm có những kinh nghiệm để chuẩn bị cho tiết dạy của mình phù hợp, hiệu quả.
Theo thầy Khánh, triển khai những tiết học ứng dụng tối đa CNTT phù hợp với xu thế hiện nay, đồng thời phù hợp với Thông tư 32 được Bộ GD-ĐT ban hành có hiệu lực từ 1/11/2020. Bên cạnh đó, qua cách triển khai lớp học, đánh giá học sinh của giáo viên, việc các em tự đánh giá bản thân, đánh giá chéo lẫn nhau cũng là cách mà thầy và trò đang tiệm cận với chương trình mới, dạy học, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Video đang HOT
Học sinh Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM quét mã QR Code để đăng nhập vào dữ liệu tiết học. Ảnh: Phan Nga
Học sinh thích thú
Tiết học 45 phút, 42 học sinh của lớp được chia thành 6 nhóm và thầy giáo yêu cầu 5 phút khởi động bằng cách truy cập vào padlet (một công cụ hỗ trợ giảng dạy) để đăng nhập thông tin các thành viên của nhóm và chụp một tấm ảnh chung. Nếu học sinh nào không sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng có thể tham gia cùng bạn ngồi bên cạnh, bạn trong nhóm để hoàn thành tiết học.
Sau khi tìm hiểu những kiến thức qua quét mã QR code để truy cập vào cơ sở dữ liệu bài học, học sinh có 25 phút để vẽ sơ đồ tư duy của bài học. Sau đó, các nhóm tự đăng tải sơ đồ tư duy của nhóm lên padlet, cùng trao đổi và nhận xét chéo nhau thông qua phiếu đánh giá có trong cơ sở dữ liệu. Kết thúc bài học, giáo viên cho phép học sinh truy cập vào phần mềm kahoot trả lời những câu hỏi trắc nghiệm được chuẩn bị sẵn liên quan đến bài học Protein, vận dụng của học sinh với kiến thức đã học. Giáo viên đồng thời đưa ra những ý chính của bài cần lưu ý và đánh giá tiết học, các nhóm.
“Con thấy vô cùng thú vị, hiệu quả. Đây là lần đầu tiên con trải nghiệm học với điện thoại thông minh. Khi quét mã sẽ cho ra nhiều thông tin liên quan bài học và có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết một cách rất nhanh, chính xác. Và cách làm việc nhóm cũng rất hay, tụi con có thể tự đánh giá mình và các thành viên trong nhóm”, em Liêu Lin Chi, lớp 9/4 cho hay.
Tương tự, tham gia buổi học tập với nhiều hoạt động, thao tác…, nhiều em cho rằng, với cách học này có thời gian trải nghiệm, rèn kỹ năng sử dụng CNTT. “Không khí lớp học thoải mái, không bị gò bó như tiết học ngồi trên ghế, nghe giảng… đôi lúc có phần nhàm chán, dễ gây “buồn ngủ”. Tiết học này chúng con hoạt động liên tục và bạn nào cũng phải tham gia để cùng nhóm hoàn thành các yêu cầu, nên tụi con thấy rất vui, bổ ích”, Thùy Anh thành viên nhóm 2 của lớp 9/4 nói.
Theo thầy Khánh, lúc cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh để phục vụ cho tiết học, nhiều thầy cô cũng… lấn cấn, sợ các em dùng vào việc riêng. Nhưng qua tiết học cho thấy, để giải quyết vấn đề này, phụ thuộc vào thiết kế bài học, cơ sở dữ liệu của thầy cô, khi bài học với nhiều hoạt động, thao tác, yêu cầu… đặt ra, các em sẽ rất thích thú và nghiêm túc.
Ngoài ra, cần có quy định cụ thể về nội quy tiết học trước khi triển khai để các em nắm vững, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Ví dụ, không sử dụng điện thoại để làm việc riêng như đọc báo, lướt web, để chế độ yên lặng, nghiêm túc tham gia hoạt động nhóm…
Trước đây, với điện thoại thông minh, học sinh đa phần dùng để liên lạc, lướt web, đọc báo, lướt mạng xã hội… nhưng qua tiết học, các em đã thấy điện thoại còn là công cụ để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học tập.
Chung kết "Ai là Đại sứ nước 2020" - nâng cao kiến thức sử dụng nước sạch cho HS
Sáng nay (7/12), vòng Chung kết "Ai là Đại sứ nước 2020" diễn ra sôi nổi tại Trường THCS Nguyễn Du (Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Các thí sinh tham gia theo hình thức Rung chuông vàng
Sự kiện do Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển (PHAD), phối hợp cùng một số thành viên thuộc Liên minh nước và Sức khỏe Việt Nam (VIWHA) và Trường THCS Nguyễn Du (Nam Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức.
Vòng chung kết "Ai là Đại sứ nước 2020" nhằm tăng cường kiến thức cho học sinh về sử dụng nước sạch, vệ sinh cá nhân và bảo vệ nguồn nước. Đồng thời huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động tăng cường tiếp cận nước sạch học đường cho cụm trường học miền núi bản Thác Tình, thị trấn Tam Đường (Tam Đường, Lai Châu).
Đây cũng là sự kiện kết nối chuỗi hoạt động truyền thông "Đại sứ nước" đã được Viện PHAD và Liên minh IWHA tổ chức thành công tại các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa và Hà Nội trong năm 2019, góp phần nâng cao năng lực các tổ chức địa phương, tăng cường tiếp cận nước sạch, nước uống học đường cho cộng đồng các vùng nông thôn và miền núi các tỉnh.
Toàn cảnh vòng Chung kết
Vòng chung kết "Ai là Đại sứ Nước 2020" gồm có ba phần:
Phần 1: Cuộc thi chung kết Rung chuông Vàng "Đi tìm Đại sứ nước thông thái nhất". Phần này gồm 2 vòng: vòng 1 dành cho 36 bạn thí sinh xuất sắc của toàn bộ 18 lớp (từ khối 6 đến khối 9) trường THCS Nguyễn Du và 4 bạn thí sinh là khách mời lọt vào vòng Chung kết từ chiến dịch hành trình đi tìm "Ai là Đại sứ nước 2020"; Sau đó tìm ra 5 bạn thí sinh giành chiến thắng để vào vòng 2.
Vòng 2 - hùng biện với chủ đề "Nước sạch và chất lượng cuộc sống" . Ở vòng này, Ban giám khảo tìm ra 3 "Đại sứ nước năm 2020". Thông qua phần chơi, các em học sinh đã khám phá ra nhiều điều lý thú về nước; đồng thời, nhận thức rõ hơn nước sạch là vô cùng quan trọng với đời sống con người. Con người không thể sống thiếu nước sạch. Vì thế, cần phải có cách ứng xử đúng đắn trong sử dụng nước sạch và bảo vệ nguồn nước.
Chăm chú lắng nghe câu hỏi
Phần 2: Sân khấu hóa, với tiểu phẩm kịch "Hành trình của Đại sứ nước 2019" và những nhắn gửi: "Nếu không có nước sạch, chúng ta sẽ sống ra sao đây"? Qua đây, đặt ra cho tất cả mọi người cùng suy ngẫm về cách mà chúng ta đang sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch.
Phần 3: Chung kết "Thông điệp của Đại sứ nước năm 2020" dành cho 3 thí sinh chiến thắng ở phần Rung chuông vàng.
Với sự thông minh của của các "Đại sứ nước 2020", Thông điệp được rút ra là: Chúng ta không thể thiếu nước sạch. Nước sạch không phải là vô tận, hãy bảo vệ nước. Sử dụng nước đúng cách và tiết kiệm.
Các thí sinh nhận giấy chứng nhận và phần thưởng của Ban tổ chức
Vòng Chung kết "Ai là Đại sứ Nước 2020" là một hoạt động ngoại khóa bổ ích, không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với các em học sinh mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với các thầy cô giáo về một chủ đề hết sức quan trọng trong đời sống con người: Nước - sức khỏe và sự phát triển bền vững.
Khổ với phụ huynh 'trực thăng' Trường như bị "lái" bởi một người trong ban đại diện phụ huynh, đang tổ chức ăn bán trú ở nhà ăn tầng trệt nhưng người đó có ý kiến thế là học sinh toàn trường phải lên tận lầu 3. Phụ huynh nếu phát huy đúng vai trò của mình sẽ tích cực hỗ trợ nhà trường nuôi dạy con em. Trong...