Hào hứng trải nghiệm “lớp học hạnh phúc” tại Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear
Đến hẹn lại lên, nhằm trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết trước khi vào lớp 1 cho các bé trong độ tuổi từ 5-6, sáng ngày 16/3 vừa qua, CLB hành trang “Go with me” đợt 2 đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội). Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo bạn nhỏ và phụ huynh đưa con đến trường tham dự.
Câu lạc bộ (CLB) “Go with me” là khóa học nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng và kiến thức cần thiết trước khi vào lớp 1, giúp các bạn nhỏ xóa bỏ những tâm lý lo lắng hoặc sợ hãi, đồng thời, nuôi dưỡng niềm đam mê đối với việc học ngay từ những năm đầu đời.
Khóa học tổ chức tại Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear (nằm trong hệ thống giáo dục của Tập đoàn Sunshine Group) được nhiều phụ huynh yêu mến gọi là “ lớp học hạnh phúc” bởi đem đến cho trẻ sự thư giãn, thoải mái, giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn và yêu thương khi đến trường.
Tại lớp học của CLB “Go with me”, học sinh được trải nghiệm các hoạt động STEM nhằm khơi gợi sự yêu thích và chủ động trong việc tìm hiểu khoa học, khám phá thế giới xung quanh. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ có cơ hội làm quen bạn mới, khám phá sở thích, đam mê của bản thân. Nhờ đó phát triển tư duy ngôn ngữ, phát triển thể chất, nuôi dưỡng cảm xúc và hình thành các kỹ năng cần thiết.
Được biết, nội dung sinh hoạt CLB tổ chức tại Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear được thiết kế bởi các chuyên gia giáo dục nước ngoài và Việt Nam theo triết lý giáo dục của Canada. Áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến hiện đại, tham gia khóa học, học sinh sẽ có 40% thời lượng học tập bằng tiếng Anh. Không chỉ gói gọn những giờ học trong lớp, các “thiên thần nhỏ” còn được tham gia các buổi dã ngoại trải nghiệm, các hoạt động phát triển tư duy, thể chất, nghệ thuật với 30% thời lượng ngoài lớp học và 20% thời lượng ngoài khuôn viên trường học tại bảo tàng, công viên, khu sinh thái… Những giờ học vì thế không hề bị khô cứng, nhàm chán, mà ngược lại luôn gây sự hứng thú và khơi gợi niềm đam mê học tập cho các học sinh.
Theo đó, ba chủ đề chính xuyên suốt khóa học tại Trường tiểu học Sunshine Maple Bear thuộc hệ thống giáo dục của Tập đoàn Sunshine gồm: Tôi là chính tôi (It’s me), Tôi là nhà khoa học ( I’m a scientist) và Công dân toàn cầu ( Global citizen). Mỗi chủ đề là một bài học hữu ích giúp trẻ hiểu hơn về bản thân mình, bước đầu tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học một cách chủ động, biết tổ chức và sắp xếp công việc dạng đơn giản, biết tôn trọng sự đa dạng văn hóa và có khả năng giải quyết mâu thuẫn với cách ứng xử phù hợp trong môi trường mới. Những trải nghiệm này giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin và hào hứng, năng nổ tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
Sau buổi học đầu tiên, nhiều phụ huynh đã chia sẻ sự hứng khởi với hoạt động bổ ích của Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear. Phụ huynh của em Hường Thanh cho biết: “Đến lớp học hạnh phúc, con rất vui khi được làm quen với bạn mới, được học Tiếng Anh và học nhảy. Hy vọng trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động như vậy để mang đến những sân chơi học tập bổ ích cho các con”.
Một số hình ảnh trong buổi học đầu tiên tại “lớp học hạnh phúc” của CLB “Go with me” Trường tiểu học Sunshine Maple Bear:
Trong buổi học đầu tiên, các bạn nhỏ của CLB “Go with me” Trường tiểu học Sunshine Maple Bear đã có cơ hội gặp gỡ nhiều bạn mới thông qua hoạt động tự giới thiệu, khám phá sở thích bản thân
Video đang HOT
Các bạn nhỏ của CLB trường Sunshine Maple Bear bước đầu được làm quen với các hoạt động STEM tìm hiểu khoa học
Lớp học Tiếng Anh giúp các bạn được tiếp cận ngôn ngữ mới vô cùng dễ dàng thông qua các hoạt động kể chuyện và một số game vận động nho nhỏ.
Đến với lớp học tại Trường Sunshine Maple Bear, trẻ được học về các kỹ năng tự phục vụ qua chủ đề “I can do”. Các bạn được cô giáo chia sẻ về các quy tắc trong lớp học, về cách giữ an toàn khi tham gia giao thông…
Tham gia CLB của Trường tiểu học Sunshine Maple Bear, học sinh được sáng tạo với hoạt động vẽ tranh thủy ấn của xưởng mỹ thuật. Bạn nào cũng hứng khởi vì được tự do sáng tạo để vẽ và đặt tên cho bức tranh của riêng mình.
Nhiều bạn nhỏ hào hứng khi được chọn lựa và tìm đọc những cuốn sách mình yêu thích với “Góc đọc sách” tại “lớp học hạnh phúc” Sunshine Maple Bear.
Buổi học đầu tiên tại Trường tiểu học Sunshine Maple Bear giúp các học sinh thêm mạnh dạn, tự tin vào hào hứng cho những trải nghiệm của lớp học sắp tới.
Theo Dân trí
Chính phủ nêu quan điểm về Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi
Chính phủ vừa có báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi), đồng thời nêu quan điểm của Chính phủ về một số vấn đề trọng tâm như nâng chuẩn giáo viên, cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông (GDPT), quy định nhiều bộ sách giáo khoa...
Sắp tới, hiệu trưởng có thể cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho các HS học hết lớp 12
Không đưa vào Luật triết lý giáo dục
Về quy định triết lý giáo dục, cơ bản có hai loại ý kiến. Trong đó, phần lớn các ý kiến góp ý đồng tình với quan điểm triết lý giáo dục đã được thể hiện trong các quy định về mục tiêu của giáo dục (Điều 2), tính chất, nguyên lý giáo dục (Điều 3), yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục (Điều 7) và phát triển giáo dục (Điều 11) của Dự thảo Luật Giáo dục, trong Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy, trong Dự thảo, không cần phải có một chương hay điều luật riêng có tên là " triết lý giáo dục". Một số ít ý kiến đề nghị hợp nhất Điều 2 (Mục tiêu giáo dục) và Điều 3 (Tính chất, nguyên lý giáo dục) thành một điều là "Triết lý giáo dục", làm kim chỉ nam cho phát triển giáo dục nước nhà.
Chính phủ đồng ý với nhóm ý kiến thứ nhất, không đưa vào dự thảo Luật Giáo dục một chương hoặc điều với tên gọi là "triết lý giáo dục"; tiếp tục hoàn thiện quy định về mục tiêu giáo dục, tính chất và nguyên lý giáo dục và chuyển vị trí Điều 11 về phát triển giáo dục lên thành Điều 3 nhằm thể hiện rõ triết lý giáo dục và để nhằm thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo ở Việt Nam và cụ thể hóa Điều 61 của Hiến pháp 2013.
Miễn học phí THCS theo lộ trình
Về chính sách học phí, Chính phủ cho biết đồng ý với ý kiến đa số của nhân dân và giữ quy định về học phí của dự thảo luật.
Trong đó có trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh tiểu học, THCS trường công lập không phải nộp học phí. Nhà nước bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động để thực hiện phổ cập giáo dục. Trẻ em mầm non 5 tuổi ở cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; học sinh tiểu học, THCS trường tư thục được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí cho cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
Mức hỗ trợ do HĐND cấp tỉnh quy định tương đương mức ngân sách cấp chi thường xuyên tính bình quân trên một học sinh của cơ sở giáo dục công lập cùng cấp trên địa bàn. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện chính sách không thu học phí đối với học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với học sinh THCS trường tư thục, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách nhà nước, trước mắt ưu tiên thực hiện ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nâng chuẩn đào tạo của nhà giáo
Về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, cơ bản có 2 loại ý kiến. Chính phủ nhất trí với nhóm ý kiến thứ nhất là sửa đổi, bổ sung quy định tại dự thảo luật về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT. Đối với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ ĐH sư phạm thì có bằng tốt nghiệp ĐH và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có bằng thạc sĩ và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy trình độ ĐH...
Cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục
Về thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, có 3 loại ý kiến. Trong đó, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo luật khi bổ sung quy định: học sinh học hết chương trình THPT nếu đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định tương ứng trong luật Giáo dục nghề nghiệp.
Quy định mới này nhằm khắc phục bất cập của luật Giáo dục hiện hành vì không có quy định về hình thức công nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho HS đã học xong chương trình THPT nhưng không dự thi hoặc dự thi nhưng không đỗ tốt nghiệp, chưa phân biệt giữa công nhận hoàn thành chương trình THPT và bằng tốt nghiệp THPT. Dự thảo luật cũng không có quy định việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH vì việc tuyển sinh ĐH thuộc về quyền tự chủ của các trường ĐH đã được quy định trong luật Giáo dục ĐH (sửa đổi, bổ sung).
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và xác định rõ mục đích của việc cấp giấy chứng nhận. Quy định này đảm bảo thực hiện được vấn đề liên thông đối với người học. Có ý kiến đề nghị dự thảo luật không nên quy định cụ thể việc thi tốt nghiệp THPT mà nên giao Bộ GD&ĐT quy định tại quy chế thi tốt nghiệp THPT để đảm bảo tính linh hoạt và quản lý ngành đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Chính phủ nhất trí với ý kiến đa số và bổ sung quy định: học sinh học hết chương trình THPT nếu đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và sửa đổi quy định của luật Giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo việc phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Vấn đề tuyển sinh ĐH thực hiện theo quy định của luật Giáo dục ĐH (sửa đổi, bổ sung).
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Triết lý giáo dục của thầy giáo trường Lương Thế Vinh "Tôi mơ về một "Nền giáo dục khai phóng"". Đó là mong muốn của thầy Trần Mạnh Tùng - Giáo viên Toán, trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, Hà Nội. LTS: Trước băn khoăn về triết lý giáo dục, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với thầy Trần Mạnh Tùng - Giáo viên Toán, trường Trung...