Hào hứng cuộc thi “chế tạo tên lửa chinh phục không gian”
Cuộc thi nhằm mục đích tạo ra một sân chơi cho các bạn học sinh có cơ hội thể hiện sự sáng tạo và cá tính của bản thân cũng như tìm hiểu về những ứng dụng của khoa học vật lý trong cuộc sống.
Nằm trong chuỗi các hoạt động ngoại khóa thường niên được tổ chức bởi các tổ chuyên môn, trường THPT Nguyễn Đức Thuận (Vụ Bản) đã tổ chức cuộc thi “chế tạo tên lửa – chinh phục không gian” thu hút đông đảo học sinh tham gia.
Theo ban tổ chức, cuộc thi có 38 đội thi đại diện cho 16 lớp tham dự hai nội dung thi đấu là “chế tạo tên lửa – chinh phục tầm xa” và “chế tạo tên lửa – chinh phục mục tiêu” với ba vòng thi thực hành.
Tên lửa nước là mô hình tên lửa được làm từ chai nhựa phóng nhờ phản lực tạo ra bởi áp suất cao được bơm vào bên trong một chai nhựa có chứa nước.
Khi tên lửa bay lên trời nhờ lực đẩy sinh ra từ áp suất bên trong khiến các em học sinh cảm nhận được giá trị của việc học lý thuyết để áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Video đang HOT
Dù cuộc thi chỉ nằm trong khuôn khổ của nhà trường tiêu chí chấm điểm rất khắt khe về yêu cầu an toàn, thẩm mỹ, tầm bay xa cũng như độ chính xác của tên lửa. Vì thế các đội tham gia phải dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, tính toán và hiệu chỉnh các tham số góc bắn, áp suất tối đa, tỉ lệ… để tên lửa có đường đi chính xác.
Ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho biết, nằm trong khuôn khổ ngày hội STEM lan toả tinh thần khoa học. Học sinh các trường rất háo hức khám phá khoa học, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành làm tăng giá trị sáng tạo.
Vụ trưởng GD Trung học: Coi trọng cả thiết kế và thi công sản phẩm STEM
"Vì một môi trường xanh" là chủ đề Ngày hội STEM năm học 2020-2021 của các trường THPT cụm Thanh Xuân - Cầu Giấy diễn ra sáng 16/1 tại Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành chia sẻ quan điểm về giáo dục STEM tại Tọa đàm.
Đến dự Ngày hội có PGS.TS Nguyễn Xuân Thành- Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT; ông Kiều Văn Minh- Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội.
Ngày hội thu hút 160 GV đến từ các trường THPT trực tiếp tham gia chương trình. Ngoài ra, BTC còn tổ chức trực tuyến các hoạt động để GV quan tâm đến giáo dục STEM theo dõi.
Đại biểu khai mạc Ngày hội.
Giáo dục STEM được Bộ GD&ĐT chủ trương đẩy mạnh thực hiện trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 với mục đích cốt lõi là hình thành phẩm chất, năng lực thông qua việc HS đổi mới cách học, cách nghĩ.
Ngày hội STEM năm học 2020-2021 của cụm trường THPT Thanh Xuân - Cầu Giấy là sự kiện bổ ích và thiết thực nhằm tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên và khơi dậy, nuôi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
Dựa trên chủ đề Vì một môi trường xanh, tất cả các sản phẩm dự thi, các hoạt động trải nghiệm, các sản phẩm phong phú về tính năng, ý tưởng nhưng đều gặp nhau ở mong muốn tạo ra những gì gần gũi, hữu ích, bền vững, tiết kiệm và đặc biệt thân thiện với môi trường.
Với học sinh, những sản phẩm sáng tạo góp mặt trong Ngày hội STEM không đơn thuần là các dự án học tập, đó là minh chứng của niềm say mê khám phá khoa học, tinh thần vượt lên chính mình và tận tâm thực hiện ước mơ của thế hệ trẻ. Tiêu biểu như các sản phẩm: ngôi nhà thông minh, không gian sống ngập tràn cây cỏ, nhà nổi chống lũ, thuốc trừ sâu eco bảo vệ môi trường...
Học sinh giới thiệu sản phẩm STEM.
Còn với các thầy cô giáo, Ngày hội không chỉ là cơ hội để thầy cô quan sát học sinh thực hành, trải nghiệm, mà còn là dịp để chia sẻ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục STEM, được tham dự Tọa đàm Giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tại Tọa đàm, các thầy cô giáo đã trao đổi những thuận lợi, khó khăn trong giáo dục STEM tại nhà trường. Các ý kiến đều thống nhất cho rằng, giáo dục STEM góp phần nâng cao khả năng tự học, khơi gợi sự sáng tạo, khám phá bản thân, bộc lộ khả năng tiềm ẩn của HS, giúp các em có cách nhìn hướng nghiệp, chọn nghề tốt hơn... Qua đó, GV cũng phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy được tiềm năng, sức sáng tạo của HS.
Học sinh thuyết trình sản phẩm STEM.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh, ngành GD-ĐT đã triển khai giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông từ nhiều năm nay. Thực tế, tại các địa phương đã có nhiều mô hình hay, hiệu quả tốt từ vận dụng giáo dục STEM vào dạy học.
Đỉnh cao là cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp. Từ hiệu quả đó, ngành GD-ĐT đã hướng dẫn các nhà trường triển khai giáo dục STEM gắn với thực hiện chương trình, đảm bảo hiệu quả trong giáo dục, đào tạo. Việc đưa STEM vào chương trình ở 3 mức độ: những bài học lồng ghép; một bài, nhóm bài phức tạp triển khai thành trải nghiệm STEM; dự án khoa học kỹ thuật...
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, điều quan trọng nhất khi giáo dục STEM là coi trọng đồng đều cả 2 vế: thiết kế và thi công sản phẩm STEM. Nếu GV chỉ hướng dẫn HS thi công ngay mà không vận dụng kiến thức kỹ năng để thiết kế sản phẩm thì chúng ta sẽ tạo ra những HS là "công nhân" chứ chưa phải là "kỹ sư"... Nhà trường và GV cần giúp HS phát hiện vấn đề trong cuộc sống rồi suy nghĩ để giải quyết vấn đề đó, mang lại hiệu quả thực sự của giáo dục STEM.
Học sinh hứng khởi với ngày hội STEM "Đánh thức đam mê" Giáo dục STEM không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức nền tảng của khoa học, mà còn có khả năng ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển khoa học - công nghệ hiện đại. Ngày hội STEM " Đánh thức đam mê" được tổ chức tại trường THPT Đầm Hồng. Vừa...