Hành xử của Trưởng phòng Giáo dục quận Cầu Giấy rất đáng khen
Lãnh đạo ngành giáo dục Cầu Giấy đã rất cầu thị bởi họ gửi lời xin lỗi tức thì đến phụ huynh học sinh trên địa bàn bằng những lời lẽ chân thành.
Mấy ngày qua, sau sự việc Phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu giấy (Hà Nội) vinh danh học sinh tiêu biểu của quận nhưng phía trong thùng phần thưởng chỉ có 1 tờ giấy màu đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều của phụ huynh.
Bởi, trước khi tặng tờ giấy này thì Phòng Giáo dục quận đã tặng tiền cho học trò thông qua khâu trung gian là các trường lên nhận và phát trước cho học trò.
Một số học sinh chưa được nhận tiền trước do nhà trường chưa lên nhận nên mới thấy bất ngờ về phần thưởng mang tính tượng trưng này.
Sau sự cố phát thưởng cho học sinh tiêu biểu của quận Cầu Giấy, Trưởng phòng Giáo dục đã gửi lời xin lỗi phụ huynh (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Tuy nhiên, phải công nhận rằng lãnh đạo ngành giáo dục Cầu Giấy đã rất cầu thị bởi họ gửi lời xin lỗi tức thì đến phụ huynh học sinh trên địa bàn bằng những lời lẽ chân thành.
Chúng tôi cho rằng một lời xin lỗi của vị Trưởng phòng Giáo dục Phạm Ngọc Anh có thể đã hạ nhiệt được dư luận và những bậc phụ huynh khó tính nhất của quận Cầu Giấy cũng như độc giả cả nước khi biết thông tin này. Và, sự thật đã như vậy.
Bởi, ngay sau khi dư luận lên tiếng thì lãnh đạo ngành giáo dục của quận đã lên tiếng nhận trách nhiệm.
Cho dù phần thưởng thực tế thì đa phần học sinh của các trường đã được nhận.
Phần thưởng 1 tờ giấy chỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho học trò.
Nếu so sánh với nhiều sự việc khác đã và đang xảy ra trong ngành giáo dục nước nhà thì lời xin lỗi của vị Trưởng phòng Giáo dục Cầu giấy xứng đáng được nhận lời tán dương, khen ngợi.
Bởi, những sự việc động trời như tiêu cực trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 cũng đâu thấy người đứng đầu xin lỗi thí sinh, xin lỗi phụ huynh và nhân dân cả nước.
Cho dù là Trưởng ban Chỉ đạo thi quốc gia năm 2018.Cho dù có nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng, có nhiều bài viết đăng tải trên các mặt báo “gợi ý” nhưng những người đứng đầu ngành giáo dục vẫn xem như đó không phải là…chuyện của mình.
Họ cũng chỉ nhận trách nhiệm trước Chính phủ và không thấy xin lỗi nhân dân nên những người liên quan khác của những địa phương để xảy ra tiêu cực cũng…học tập theo.
Video đang HOT
Các địa phương để xảy ra tiêu cực như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình họ cũng cũng phát biểu quanh co nhằm hướng tội tới những nhà giáo đã bị khởi tố.
Đến thời điểm này, chỉ có ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở Giáo dục Hòa Bình là lên tiếng xin lỗi phụ huynh, các em học sinh và các thầy cô giáo trên địa bàn tỉnh.
Những người còn lại như 3 Phó Chủ tịch của 3 tỉnh là Trưởng ban chỉ đạo thi Trung học phổ thông quốc gia của địa phương không lên tiếng nhận trách nhiệm.
Giám đốc Sở giáo dục Hà Giang thì về hưu, Giám đốc Sở Giáo dục Sơn La thì lẩn tránh trách nhiệm mà vừa bị cấp phó tố đã “gửi gắm” 8 thí sinh để sửa điểm!
Dự án VNEN tiêu tốn 87 triệu USD của ngân sách nhà nước và vốn vay của Ngân hàng Thế giới nhưng sau một thời gian rầm rộ triển khai cũng phải dừng lại ở hầu hết các địa phương.
Vậy nhưng, những người đứng đầu của Bộ, đứng đầu dự án vẫn cố cãi chày, cãi cối về những ưu điểm của VNEN để cứu vớt một sự thật bị thầy cô, phụ huynh và học sinh phần lớn các địa phương đang tẩy chay.
Có lẽ, thích thì họ triển khai, không thích thì họ dừng lại…thế thôi.Những Giám đốc, Trưởng phòng Giáo dục đã từng ký văn bản để triển khai chương trình VNEN cũng không có một lời giải thích với thuộc cấp và phụ huynh, học sinh trên địa bàn.
Mới đây, việc bà Trần Thị Thùy Linh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành (Hậu Giang) “ăn” 840 ram giấy A4 kỳ thi học kỳ II năm học 2017-2018 của khối trung học cơ sở cũng im lặng sau khi bị phát hiện và nhận hình thức kỷ luật!
Và, còn rất nhiều những trường hợp tương tự nữa đã xảy ra trong ngành giáo dục nhưng khi sai phạm thì nhiều người tìm cách thanh minh, đổ tội cho người khác để chứng tỏ mình làm đúng, mình trong sạch.
Vì thế, chỉ một cái thư ngỏ điện tử gửi lên Website của Phòng Giáo dục và Đào tạo của vị Trưởng phòng Giáo dục Cầu Giấy cũng thể hiện được bản lĩnh và văn hóa ứng xử của người đứng đầu.
Thực tế, trong quá trình công tác, chỉ đạo nhiệm vụ của lãnh đạo ngành giáo dục thì chuyện sai sót, sai phạm là không thể tránh khỏi. Nhất là ngành giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội.
Vì thế, lãnh đạo cầu thị, nhanh chóng xử lý sự việc là điều rất cần thiết trong hành xử công vụ hiện nay.
Bài học về cách hành xử của vị Trưởng phòng Giáo dục Cầu Giấy là điều mà một số lãnh đạo ngành giáo dục cần học tập và làm theo.
THANH AN
Theo giaoduc.net
Phạt học sinh: Người học được tham gia xây dựng các quy định học đường
"Dự kiến, tháng 10/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Theo đó, học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhà trường là những người trực tiếp tham gia xây dựng thông tư này", PGS. TS Nguyễn Hồng Thuận, Phụ trách Trung tâm nghiên cứu tâm lý học và giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chia sẻ với PV Báo Tin Tức.
PGS. TS Nguyễn Hồng Thuận. Ảnh: Lê Vân
Thưa PGS. TS Nguyễn Hồng Thuận, là một nhà giáo đồng thời là chuyên gia tâm lý và là thành viên nhóm soạn thảo thông tư mới về kỷ luật học đường, bà đánh giá ra sao về thực trạng kỷ luật học sinh hiện nay?
Kỷ luật học đường là hệ thống quy tắc hay là quy ước, chuẩn mực chung được đặt ra. Các thành viên trong nhà trường có trách nhiệm tuân thủ đạt để đạt được mục tiêu giáo dục: rèn luyện tinh thần, tính cách, tạo được sự tự chủ, giúp cho mỗi cá nhân thành công cuộc sống sau này. Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát ban đầu về thực trạng trường phổ thông, tiểu học, THCS, THPT, nhóm nghiên cứu đã thống kê được nhiều điểm như sau:
Đó là, nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh chưa đầy đủ về kỷ luật học đường. Nhiều giáo viên viên chỉ dừng ở mức các hình thức xử phạt học sinh vi phạm như thế nào và áp dụng một cách cứng nhắc. Giáo viên áp dụng như vậy là do quy định vẫn còn chung chung, chưa cụ thể. Trong khi, với học sinh, cần có tính trực quan và hạn chế áp đặt.
Hiện nay các quy định hầu hết do ban giám hiệu, hội đồng nhà trường đưa ra và buộc giáo viên, học sinh phải thực hiện mà chưa xem xét đến tâm lý mỗi học sinh khi vi phạm. Mỗi nội quy, khẩu hiệu mới chỉ dừng ở mức tạo cảnh quan trường sư phạm mà chưa thực sự thay đổi hành vi, nhận thức của học sinh. Ví dụ "Khẩu hiệu tiên học lễ, hậu học văn" hay "Kính thầy yêu bạn", các trường đều có nhưng ngay dưới khẩu hiệu ấy là những hành vi đi ngược lại. Do đó, sức thuyết phục là không hiệu quả.
Những quy tắc dành cho đối tượng cán bộ giáo viên chưa được quy định rõ ràng và không công khai. Những quy định như thế khi vận dụng vào giáo dục kỷ luật trong trường học khiến các hình thức kỷ luật hiện nay hoặc quá hà khắc hoặc quá lỏng lẻo. Giáo viên có quan điểm khá nặng nề trong sử dụng chế tài, coi hình thức kỷ luật là chế tài, áp dụng kỷ luật chung cho mọi đối tượng mà không xét đến nguyên nhân tại sao lại vi phạm.
Đặc biệt, giáo viên chưa quan tâm học sinh có đặc điểm riêng như thế nào, tại sao có những hành vi như thế để giúp học sinh thay đổi theo hướng tích cực. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh bực bội, ấm ức, học sinh không có cơ hội phản biện. Có tình trạng cứ một lần vi phạm, học sinh không có cơ hội sửa sai, hay chưa được khích lệ những chuyển biến dù là nhỏ nhất. Phương pháp giáo dục này phản tác dụng.
Như chuyện xảy ra trong thời gian vừa qua, nhà trường, giáo viên vi phạm nguyên tắc căn bản của việc khen thưởng, kỷ luật học sinh. Đó là, giáo viên chưa thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt của các em. Thầy cô còn mang em này so sánh với em kia; Nhìn nhận khuyết điểm học sinh thiếu sự bao dung, chưa hiểu rõ những tâm tư, suy nghĩ của các em; Đôi khi xúc phạm, gây tổn thương thể chất, tinh thần của các em. Chưa kể việc giáo viên phối hợp với gia đình, lực lượng khác để giáo dục các em chưa hiệu quả. Ví dụ, học sinh vi phạm có gặp cha mẹ nhưng chưa có đồng thuận trong cách nhìn nhận với học sinh, mà mới chỉ áp đặt theo quy định.
Những văn bản pháp quy hiện hành để bảo vệ giáo viên, bảo hộ quyền học sinh, giáo viên có được trách phạt học sinh hay không, chưa thể hiện rõ được. Phải thừa nhận một số văn bản hiện hành như Thông tư 08/TT về khen thưởng kỷ luật học sinh được ban hành tháng 8/1988, Thông tư 58 về đánh giá xếp loại học sinh được ban hành năm 2011 đã lạc hậu.
Giáo viên cũng như nhà quản lý giáo dục từng trải qua các lớp tâm lý sư phạm, học đường. Chưa kể những dự án phi chính phủ về kỷ luật tích cực đã có từ nhiều năm trước đây. Vậy vì sao các nhà trường, giáo viên không áp dụng và phát huy được, thưa bà?
Các giáo viên khi tốt nghiệp Cao đẳng và Sư phạm ra trường có đủ điều kiện hành nghề. Trong chương trình có bộ môn, mỗi giáo viên học sư phạm đều đã được đào tạo về bộ môn Tâm lý học lứa tuổi và Sư phạm. Các giáo sinh hệ cao đẳng được học đặc điểm tâm sinh lý học sinh cấp THCS và bậc ĐH sẽ học về đặc điểm tâm lý học sinh THPT. Nhưng những đặc điểm tâm lý học sinh đã được dạy cho các trường sư phạm là chung nhất cho tất cả đối tượng ở lứa tuổi ấy. Qua thời gian những yếu tố xã hội dịch chuyển, văn hoá du nhập, tác động tới học sinh, những thay đổi này có gia tốc. Những học sinh THCS cách đây 10 năm khác với học sinh THCS bây giờ. Giáo viên lớn tuổi dù khá tự tin giáo dục cho các em nhưng nay các cô tự cảm thấy không theo được với sự thay đổi của thời đại. Do đó, khi ứng phó với học sinh, giáo viên tự nhận thấy là thiếu hụt.
Chúng tôi đang đẩy mạnh tư vấn học đường, trang bị cho giáo viên kỹ năng, kiến thức giải quyết những vấn đề thường gặp phải: Có những giai đoạn tâm lý nào của người học; Phương pháp để giải quyết các tình huống bền vững. Muốn học sinh thay đổi nhận thức giáo viên cần chủ động nắm bắt chứ không phải áp dụng chế tài. Ngành giáo dục đã có những dự án của các tổ chức phi Chính phủ về kỷ luật tích cực trong trường học. Trong đó thí điểm tại nhiều trường với các vùng miền khác nhau. Giáo viên được tập huấn, triển khai. Vậy, vì sao những dự án kỷ luật tích cực này không phát huy được.
Nhiều ý tưởng, sáng kiến và đóng góp hỗ trợ của các dự án phi chính phủ có ý nghĩa cả góc độ khoa học lẫn thực tiễn. Những tổ chức như: Plan, UNICEF, UNESCO, ILO,... đã làm việc với Bộ GD - ĐT kết nối với Viện khoa học Giáo dục Việt Nam. Dự án huy động đông đảo chuyên gia tham gia xây dựng. Ở góc độ nào đó, các dự án này tác động đến nhận thức và hành vi của bộ phận học sinh giáo viên, cán bộ quản lý. Tuy nhiên, dự án có vùng chứ không phải chạy suốt cả nước, chưa kể dự án có nguồn lực thời gian. Mặc khác, đơn vị tiếp nhận có tiếp nối và phát triển hay không? Có những dự án sau khi kết thúc được Bộ GD - ĐT chỉ đạo dài hơi, đi kèm những đánh giá bền vững thì có hiệu quả. Nhưng có những nơi không có rà soát, kiểm tra, chắc chắn ảnh hưởng đến việc phát triển sau này. Ví dụ mô hình kỷ luật tích cực do Plan đưa ra là sản phẩm có giá trị. Đây là tài liệu chúng tôi tham khảo trong quá trình soạn thảo thông tư mới.
Nguyên nhân nữa là giáo viên, nhà trường có tâm lý lệ thuộc vào những chủ trương, chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên. Đa số giáo viên thấy cấp trên không nhắc nhở thì lại tạm "giãn". Nhiều giáo viên khá tự tin vào kinh nghiệm, định kiến suy nghĩ của mình nên giải quyết vấn đề mang tính cảm tính, chứ chưa giải quyết dựa trên tâm tư, nguyện vọng của người học. Chưa kể, nhu cầu muốn nâng cao năng lực trong kỹ năng xử lý các tình huống kỷ luật học sinh của giáo viên chưa thực sự rõ nét.
Giáo viên là nạn nhân của thành tích, từ nhà quản lý. Họ đầu tiên muốn có sự thi đua để cố gắng phấn đấu. Bệnh thành tích giúp cho giáo viên nỗ lực, nhưng cũng khiến giáo viên quá mệt mỏi.
Bà có thể chia sẻ phương pháp kỷ luật tích cực ngành giáo dục đang hướng tới là gì?
Với thực trạng hiện nay, kỷ luật trong trường học cần thay đổi theo hướng kỷ luật tích cực. Kỷ luật tích cực là hệ thống các biện pháp giáo dục; Là biện pháp nhằm tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực. Những biện pháp giáo dục kỷ luật giúp học sinh cải thiện ý thức, hành vi cũng như kết quả học tập, cải thiện giáo dục nhà trường; Tạo được sự quan tâm, sát sao và trách nhiệm của thầy cô, cha mẹ với học sinh. Hạn chế những hành vi vi phạm gây phiền hà, ảnh hưởng tới không gian kỷ luật trong nhà trường. Đây là căn cứ để chúng tôi điều chỉnh Thông tư mới.
Kỷ luật phải dựa trên sự tôn trọng tập thể, phát triển nhân cách mỗi thành viên trong môi trường đó. Giảm thiểu tối đa tình trạng bạo lực. Phê bình, kỷ luật, trách phạt sẽ đi kèm nhưng phải giảm thiểu tối đa những hành vi lệch lạc. Bởi kỷ luật không chỉ là các hình thức trách phạt. Cha mẹ, người học, nhà trường nhận thấy tính kỷ luật trong nhà trường là công bằng thì sẽ sẵn sàng tuân thủ.
Chính vì thế quy định về khen thưởng, kỷ luật mà Bộ GD- ĐT đã ban hành không đáp ứng được yêu cầu trên. Bộ trưởng Bộ GD- ĐT giao Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tham mưu, rà soát và soạn thảo thông tư mới.
Vậy, những định hướng kỷ luật tích cực được thể hiện trong thông tư sắp ban hành về kỷ luật trong trường học này là gì?
Thông tư mới có những nội dung cần thể hiện sau đây:
Thứ nhất, thực hiện kỷ luật học đường là quá trình bao gồm biện pháp giáo dục toàn diện làm sao học sinh và các thành viên trong trường học cùng đồng thuận, tuân thủ, tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và hiệu quả chứ không phải là thực hiện khung hình phạt và khen thưởng.
Thứ hai, biện pháp kỷ luật nhà trường mang tính tích cực cải thiện chất lượng giáo dục của nhà trường. Đảm bảo thân thiện, tính bao dung khi nhìn nhận những vi phạm và thể hiện tôn trọng, tránh tổn thương thể chất, tinh thần cho học sinh. Đây là yêu cầu rõ ràng.
Thứ ba, Bộ GD- ĐT đưa ra những quy định về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, hình thức và phương pháp giáo dục tính kỷ luật cho học sinh. Chúng tôi xây dựng khung chung quy định hình thức, phương pháp. Phần còn lại là các cơ sở giáo dục tiếp tục phát triển để xây dựng tại mỗi cơ sở. Một yêu cầu nhất thiết phải có sự tham gia của các bên liên quan: học sinh, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý, đặc biệt là học sinh cần có ý kiến. Đây là cam kết để hoàn thiện thông tư mới.
Trước đây, những quy định về cơ bản thường do lãnh đạo trường học, cơ quan cấp trên chỉ đạo, trong khi học sinh là người trực tiếp thực hiện lại không có ý kiến gì cả. Mặt khác, cha mẹ học sinh phải tham gia để hiểu. Trên tinh thần những đổi mới này phải theo hướng tích cực, không áp đặt, các trường học sẽ đưa ra phương án chi tiết để triển khai. Nếu Bộ GD - ĐT đưa quá chi tiết thì quy định không phù hợp với địa phương.
Trân trọng cám ơn bà!
Lê Vân
Theo Báo Tin tức
Trao thưởng thùng quà rỗng cho HS: Bệnh thành tích và sự không trung thực Các chuyên gia cho rằng, việc học sinh tiêu biểu xuất sắc quận Cầu Giấy (Hà Nội) đi nhận phần thưởng là một thùng quà to rỗng ruột là do bệnh thành tích của người lớn, vô hình trung sớm "dạy" cho trẻ bài học về sự không trung thực. Thùng quà rỗng ruột Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy trao tặng cho các...