Hành trình vượt khó của con chú lùn 70 cm
‘Con của chú lùn’, đó là câu nói khiến thầy giáo Trần Quốc Toản, 41 tuổi, hiện đang trú ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM hãnh diện nhất suốt một thời thơ bé.
Anh Toản ngày nhỏ và cha mình – Ảnh: Lê Nam chụp lại tư liệu gia đình
Cha của Toản cao vỏn vẹn 70 cm, nhưng ông nhất định chối từ lời mời tham gia xác lập kỷ lục Guinness người thấp nhất VN hồi năm 2000. Điều này với ông không quan trọng bằng việc xấp vé số bán có hết, bầy con có bữa cơm no.
“Con của chú lùn”, đó là câu nói khiến thầy giáo Trần Quốc Toản, 41 tuổi, hiện đang trú ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM hãnh diện nhất suốt một thời thơ bé. Khi đó, cha anh dù chỉ đi bán vé số nhưng với tài năng diễn sân khấu, cải lương đi đến đâu cũng được mọi người hò reo, tán thưởng.
Cuộc hôn nhân kỳ diệu của chú lùn
Cha của anh Toản tên là Trần Đại Hải (sinh năm 1947) quê ở H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế. Là người độc nhất trong dòng họ có hình dáng của chú lùn, bù lại ông Hải rất thông minh (ông từng tự hào về thành tích là người duy nhất trong một làng ở Huế nhận bằng tiểu học), có nhiều tài lẻ như ca hát, diễn xướng trên sân khấu. Chính vì điều ấy, ông Hải đã chinh phục được bố vợ của mình để cưới được cô vợ cao 1,6 m (hơn ông 90 cm), đẹp nổi tiếng trong vùng ngày ấy, tuy khả năng hạn chế, lúc nhớ lúc quên sau một lần tai nạn ngày nhỏ.
Anh Toản nhìn lại những hình ảnh của cha – Ảnh: Thúy Hằng
Chồng thông minh hoạt bát nhưng lùn; vợ cao đẹp nhưng hơi chậm chạp, người ta lo âu liệu các con của ông Hải có gì bất thường? Thật may mắn, vợ chồng ông sinh được 6 người con (nay còn 5) thì tất cả đều giống mẹ cao lớn, giống cha nhanh nhẹn, tinh tường, đặc biệt là Toản, vầng trán cao, đôi mắt khôi ngô. Cả làng ai cũng trầm trồ về gia đình của chú lùn Hải. Sau này, ông Hải đưa vợ con về vùng kinh tế mới ở Gia Lai làm nương rẫy, chăn nuôi, chàng trai nặng hơn 40 kg và cao 70 cm một mình làm đủ việc nặng nhọc để nuôi vợ và đàn con đang tuổi ăn tuổi lớn, từ cuốc đất, trồng cây, nuôi lợn gà. Ông cũng khôn khéo nhờ sự hỗ trợ của người dân bản xứ, nhờ thế mà bầy con được ăn cơm no.
Anh Toản còn nhớ mãi, lúc đó mới 3 tuổi, trong túp lều dột nát tứ bề ở Gia Lai, mỗi khi trời mưa thì nước chảy khắp nơi, một mình cha anh cứ cầm những cái thau chậu chạy hết góc này tới góc khác để hứng nước. Buổi đêm, trong nhà thắp những ngọn đèn dầu, những con mối say ánh đèn ngã hết xuống các chậu nước, cha của anh lại lọ mọ vợt hết số mối ấy, mang đổi cho bà con các dân tộc ở Gia Lai lấy gạo, khoai, sắn mang về cho vợ con.
Video đang HOT
Những hình ảnh của gia đình chú lùn Trần Đại Hải
Bà Phạm Thị Bòng, năm nay 65 tuổi, mẹ của anh Toản lúc nhớ lúc quên, thế nhưng vẫn không quên được trong suốt cuộc hôn nhân lắm nụ cười và cũng nhiều nước mắt của mình, bà nhiều lần bồng người chồng của mình qua những đoạn đường đầy ổ voi hay những vũng nước lầy lội. Còn trong tâm trí anh Toản, cha mình chỉ cần nhảy phắt một cái là lên tất cả những đồ vật có độ cao gấp hai lần chiều cao của ông. Thể hình thấp bé, nhưng cha dạy dỗ các con rất nghiêm, trong nhà lúc nào cũng có cây roi mây, anh Toản hay bất cứ ai không nghe lời, lười học, hỗn hào… ông bắt nằm dài trên sàn nhà, rồi cứ đi qua một lượt, cầm roi quất thẳng tay, cho đến khi mông lằn vết, thật đau, để nhớ.
Bản lĩnh như con của chú lùn
Sau năm 1982, cuộc sống ở Gia Lai quá cực khổ, cả đại gia đình nhà ông Hải lại dắt díu nhau về TP.HCM, ở nhờ nhà bà con, lúc ở Q.3, khi sang Q.8, ông Hải mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo. Thông minh, vui tính, cộng thêm khả năng biết ca hát, diễn cải lương, gây chú ý trên đường phố, ông luôn bán được nhiều vé số hơn người khác, nhưng vợ không thể đi làm, bầy con càng lớn càng nhiều thứ phải lo, đôi vai của chú lùn Hải lại nặng thêm, mỗi ngày ông đi bộ rạc cả đôi chân. Thương cha quá vất vả, anh Toản xin được đi bán vé số cùng cha, vậy là từ lúc 5 tuổi, chàng trai đã lăn lộn ngoài đời.
Anh Toản giống cha nhất ở sự thông minh, học giỏi, ham học, khát học, biết gia đình quá khó khăn, chỉ có học mới có thể đổi đời, anh Toản sẵn sàng học nửa ngày, còn lại đi buôn bán thêm, phụ giúp gia đình. Ngày anh Toản học lớp 7, ông Hải bệnh nặng, gia cảnh kiệt quệ, không đủ sức nuôi bất cứ ai đến trường. Rưng rưng nước mắt, anh kể lại: “Tôi không thể quên được ngày ấy, đang học thì thấy chị gái tới, chị bảo tôi thu xếp sách vở rồi về, nghỉ học luôn, không còn tiền mà đi học nữa. Tôi khóc òa, tôi xin chị cho tôi học nốt ngày hôm ấy thôi, nhưng chị cứ kéo tôi phải về, bảo là học thêm chút có khác gì. Tôi chạy về nhà, van xin ba tôi, cho tôi làm bất cứ việc gì cũng được, miễn là đừng bắt tôi nghỉ học. Ba gật đầu”. Để được đi học, cậu bé Toản kiêm thêm đủ nghề, từ bán trái cây, tự nấu sữa, bán nghêu sò ốc hến… tới bán thêm báo, vé số, các loại bánh… Cả khu xóm nơi Toản ở mọi người đều khen cậu bé có nghị lực, học giỏi.
Bài báo viết về chú lùn Trần Đại Hải ngày trước – Ảnh: Lê Nam chụp lại tư liệu gia đình
Từ cậu bé mưu sinh đường phố tới ông chủ nhiều trung tâm mỹ thuật Khi anh Toản học lớp 9, cả nhà lại chuyển về trọ ở Q.Tân Bình, ngày nào anh cũng lọc cọc đạp xe hai mấy cây số cả đi lẫn về, để học trường THCS ở Q.8. Phải học cả ngày, không có tiền để mua quà bánh, cơm trưa như các bạn, mỗi ngày anh bỏ vào cặp một gói mì tôm, cứ đến trưa mang ra trệu trạo nhai, rồi uống nước cho nở ra, no bụng. “Ngày một, ngày hai thì thấy bình thường, cho tới gần mười ngày nửa tháng, thấy cồn cào, miếng mì tôm trong cổ họng nghẹn đắng lại, tủi thân, nghĩ mình cơ cực thế này biết tới khi nào, hay là bỏ cuộc, nghỉ học, đi làm thuê. Nghĩ về ba, lúc lâm bệnh vẫn mong con trai nên người, tình cảm của thầy cô giáo luôn động viên, khích lệ tôi lại nhủ phải ráng tiếp…”, anh Toản kể.
Tốt nghiệp thủ khoa THCS, anh Toản tiếp tục học lên THPT, vẫn vừa học vừa kiêm các công việc như bán cà phê, bánh dạo, làm hàng thủ công và là ông chủ quán chè khi còn đang học lớp 11. Thi đậu á khoa, ngành sư phạm mỹ thuật, Trường CĐ Sư phạm TP.HCM (bây giờ là Trường ĐH Sài Gòn) và ngành kiến trúc, anh Toản chọn học trường sư phạm để không phải lo học phí, đồng thời vẫn miệt mài làm thêm ở các quán cà phê, biểu diễn sân khấu ở Nhà văn hóa Thanh niên để trang trải cuộc sống. Tốt nghiệp ĐH, anh đi dạy môn mỹ thuật hợp đồng ở nhiều trường tiểu học Q.Phú Nhuận, mãi sau này mới được xét vào biên chế vì thời điểm đó chưa có hộ khẩu thường trú TP.HCM. Không cam chịu trong vòng an toàn, tiền lương được bao nhiêu lại tằn tiện tích cóp để tiếp tục thử sức kinh doanh từ cà phê, tới nội thất, học thêm các ngành thiết kế nội thất, quản trị kinh doanh… Cách đây 8 năm, công ty giáo dục mang tên anh ra đời, anh Toản bán vé số ngày nào khắp ngõ ngách đã thành ông chủ nhiều trung tâm giảng dạy mỹ thuật, thiết kế nội thất có tiếng ở Sài Gòn.
Trái tim của ba
Năm 2010, ông Trần Đại Hải, cha anh Toản qua đời ở tuổi 63 vì ung thư đại tràng, trước đó 10 năm, ông nhất định chối từ lời mời tham gia xác lập kỷ lục Guinness người thấp nhất VN vì nghĩ nó không quan trọng bằng việc ông có bán hết xấp vé số, để lo cho đàn con.
Năm 2012, anh Toản mới có được căn nhà đầu tiên của riêng mình, ở tuổi 34, sau ngần đó năm phải nay đây mai đó ở trọ bên ngoài. Đêm nằm trong căn nhà mới không ngủ được, rớt nước mắt, bởi thương cha, cả một đời người, cha bươn chải ngoài sương gió, một ngày đi bộ vài chục cây số với xấp vé số, chuyển biết bao gian nhà trọ khắp các tỉnh thành, cực nhọc cho tới ngày qua đời, nhưng chưa từng được có một mái nhà riêng.
Theo Thanh niên
Nghệ sĩ Thoại Mỹ lên tiếng "hóa giải" hiểu lầm với đàn em
Thoại Mỹ và NTK Minh Châu đã hóa giải những hiểu lầm trước đây trong buổi chụp ảnh áo dài.
Nghệ sĩ Thoại Mỹ tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, sinh năm 1969. Năm 1992, Thoại Mỹ đạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang với vai Hồng Phụng trong tuồng Ngọc Kỳ Lân. Năm 2007, chị đạt danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Những năm gần đây, nữ nghệ sĩ được mời làm giám khảo gameshow như Đường Đến Danh Ca Vọng Cổ, Sao Nối Ngôi...
Hoạt động lâu năm trong nghề, Thoại Mỹ được công chúng yêu mến vì lao động nghiêm túc, không tai tiếng. Ở độ tuổi trung niên, chị vẫn giữ vẻ ngoài rạng rỡ, mặn mà. Trong lần thứ 3 mời đàn chị làm mẫu áo dài, Minh Châu bất ngờ vì nét quyến rũ, trẻ trung trên gương mặt, vóc dáng nữ nghệ sĩ. Ở tuổi trung niên, nghệ sĩ Thoại Mỹ vẫn có vòng eo thon gọn.
Ngoài những thiết kế sử dụng chất liệu bạch kim, Minh Châu còn tạo điểm nhấn ngay cổ, eo để chiếc áo thêm tinh tế. Trong những thiết kế mới, Minh Châu tiếp tục xu hướng đính đá sequin được áp dụng theo hình thức họa tiết đối xứng. Một số tà áo được may theo kiểu dáng xếp tầng (layer) để tạo độ thướt tha khi di chuyển cho người mặc. Theo anh, nghệ sĩ Thoại Mỹ có vẻ ngoài sang trọng, vì thế càng đơn giản càng đẹp.
Minh Châu kể, anh và đàn chị từng có khoảng thời gian "đứt gánh" vì hiểu lầm. Nghệ sĩ Thoại Mỹ ít sử dụng facebook, đắt show lưu diễn nước ngoài. Vì thế từng có thời điểm chị em ít hỏi han nhau, hoặc đàn chị không hề hay biết đàn em quan tâm mình. Tại buổi chụp hình lần này, hai chị em hóa giải hiểu lầm để quý trọng nhau hơn. Minh Châu thổ lộ, anh nể trọng đàn chị vì nhân cách đẹp, ăn nói từ tốn và khéo léo trong các mối quan hệ xã hội. Sau buổi làm việc chung, nghệ sĩ Thoại Mỹ cùng Minh Châu dành hẳn khoảng thời gian dài để tâm tình.
Thành công trong lĩnh vực cải lương, nghệ sĩ Thoại Mỹ từng là nhân tố đắt show trong và ngoài nước. Chị từng tâm sự, thời hoàng kim của mình lúc cải lương đang mạnh, mỗi tuần trung bình hát 7 suất tuồng dài. Giờ đây, thỉnh thoảng mới có dịp diễn một vở tuồng dài đúng nghĩa nhưng hát chỉ một hai suất thì ngưng. Còn lại, chị và các nghệ sĩ phải ca lẻ trong các chương trình truyền hình, sự kiện...
Bản thân nghệ sĩ Thoại Mỹ may mắn được mời lưu diễn cho bà con kiều bào nước ngoài nhiều. Nhờ vậy, thu nhập của nữ nghệ sĩ ổn định để có cuộc sống thoải mái. Thế nhưng thẳm sâu trong lòng, nữ nghệ sĩ vẫn mong muốn sân khấu cải lương được sáng đèn thường xuyên hơn hiện tại. Theo chị, cải lương đang khó khăn nhưng không nghĩ cải lương sẽ chết. Một bộ môn nghệ thuật sẽ chết khi nó không còn được công chúng yêu thích đằng này vẫn còn nhiều khán giả trẻ mê cải lương. Nữ nghệ sĩ chia sẻ thêm, vấn đề quan trọng là nhà tổ chức, những người có trách nhiệm phải nghiên cứu cách nào đó để cải lương có cơ hội tốt hơn phục vụ công chúng.
Trước đây, từng gặp chấn thương do phải cày ngày cày đêm không ngừng nghỉ. Trong lúc đóng tuồng cổ, tập vũ đạo, nữ nghệ sĩ nhảy từ trên bục cao xuống, bị trật chân, đầu gối đau thốn. Vì cơm áo gạo tiền chị không có thời gian chữa trị, thế nên vết thương càng nặng. Trong một lần ngã quỵ, chị phát hiện dây chằng đầu gối bị đứt hai lần không còn nối được nữa mà phải thay mới. Có bao nhiêu tiền dành dụm nữ nghệ sĩ chi hết cho việc chữa trị. Vận xui chưa buông, chị bị viêm thanh quản nghiêm trọng nên tắt tiếng hát không được. Mãi sau này khi chữa hết bệnh tật, chị mới thoải mái trở lại. Hiện tại, sức khỏe nữ nghệ sĩ hồi phục hoàn toàn. Chị vẫn giữ lửa đam mê với nghề, mong muốn nghệ thuật cải lương có cơ hội phát triển để thế hệ đàn em có đất sống.
Hiện tại, nghệ sĩ Thoại Mỹ làm phim sitcom, tham gia kịch nói. Cạnh đó nữ nghệ sĩ mở spa riêng để tăng thu nhập và thỏa mãn nhu cầu mang cái đẹp đến nữ giới. Song song đó, nữ nghệ sĩ có những dự án từ thiện riêng dành cho người có hoàn cảnh đặc biệt.
Photo: Bảo Lê
Makeup hair: Sang Nguyễn
Áo dài: Minh Châu
Giang Vũ
NSƯT Thoại Mỹ trải lòng về quá khứ mắc bệnh trầm cảm, mất trí nhớ dẫn đến ý định tự tử Mới đây trong buổi trò chuyện tại chương trình Bốn mùa yêu thương, NSƯT Thoại Mỹ chia sẻ từng bị mất trí nhớ ngắn hạn và đưa ra những giải pháp hữu ích khi bị mắc chứng trầm cảm. NSƯT Thoại Mỹ là một trong những ngôi sao hàng đầu của cải lương Việt Nam. Trải qua nhiều sóng gió cuộc đời, một...