Hành trình tình yêu của những giáo viên tiếng Việt tình nguyện ở Đức
Từ nhiều năm nay, tại nhiều thành phố ở Đức, các lớp học tiếng Việt cho con em kiều bào vẫn được duy trì bằng tình yêu và tinh thần tình nguyện của các giáo viên người Việt…
Tại Berlin, Brandenburg hay Sachsen, tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy tại các trường như ngoại ngữ tự chọn. Thế nhưng, cộng đồng người Việt vẫn tự tổ chức dạy tiếng Việt nhằm đáp ứng nhu cầu cho con em mình với những giáo viên tình nguyện không quản ngại khó khăn để tiếng mẹ đẻ được chắp cánh nơi xứ người…
Cô Thanh Tâm bên những học trò nhỏ.Niềm vui là những giờ đứng lớp
Sinh sống ở Berlin, cô giáo Thanh Tâm chia sẻ cô và những đồng nghiệp đến với công việc dạy tiếng Việt chỉ với mong muốn duy trì, bảo tồn, giữ gìn tiếng mẹ đẻ cho các học sinh gốc Việt trên quê hương thứ hai thân yêu của mình.
Đó là một hành trình nhiều thú vị khi lớp học tiếng Việt đầu tiên của cô được thành lập chỉ với hai học sinh cùng những câu chuyện cổ tích của Nhà xuất bản Kim Đồng, những băng nhạc thiếu nhi, sách, truyện tranh được gia đình gửi sang để giúp cô duy trì lớp học.
Năm 2007, cô Thanh Tâm trở thành cô giáo Trường tiếng Việt Sao Mai và sau 11 năm đồng hành cùng các giáo viên tại ngôi trường này, cô còn dạy thêm hai lớp tiếng Việt là lớp học tiếng Việt Hoa ban thuộc Hội người Việt Berlin – Brandenburg và lớp học tiếng Việt Hương sen thuộc Kinder Klubb tại quận Kopenich. Cùng chung tay góp sức với cô tại những lớp học này là những người đồng nghiệp nhiệt tình khác luôn miệt mài, bền bỉ, đều đặn đến với các con vào dịp cuối tuần.
Cô Thanh Tâm kể, lớp học tiếng Việt Hoa ban Berlin được thành lập vào năm 2018. Cô phụ trách lớp lớn với số lượng học sinh có lúc lên tới 40, 60 bạn. Tại đây, các học sinh của cô cùng các đồng nghiệp người Việt đã học được rất nhiều bài thơ, bài hát, điệu múa, những câu chuyện kể ngày Tết và còn được chơi rất nhiều trò chơi dân gian…
Dù ngày thường bận đi làm, nhưng cuối tuần cô lại đảm nhận công việc giảng dạy và cố gắng giảng dạy ở các lớp học tại những địa điểm khác nhau. Công việc dù có vất vả nhưng bù lại cô đã có những ngày tháng tươi đẹp bên các lớp học trò thân thương. “Những kỷ niệm vui buồn chẳng thể nào quên. Những nét chữ xinh xinh, những nét vẽ hồn nhiên ấy đều đẹp tựa như những bông hoa vậy”, cô Thanh Tâm chia sẻ.
Nghề giáo – hạnh phúc không thể đong đếm
Cô Lan Hương trong giờ lên lớp.
Video đang HOT
Khi mới sang Đức sinh sống, điều cô Lan Hương luôn trăn trở là làm sao để các con viết và nói được tiếng Việt tốt khi đi học ở trường Đức. Đây không phải mong mỏi của riêng cô, bởi những người phụ trách của một số trung tâm giúp đỡ người nước ngoài đều có ý định mở lớp tiếng Việt vào cuối tuần cho con em người Việt.
Là một trong những giáo viên đầu tiên của trường tiếng Việt Sao Mai, cô Hương nhận ra rằng không phải người Việt nào sinh sống tại Đức cũng đều có cuộc sống khá giả, phần lớn phải lao động vất vả để nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, cô thấy mừng là cộng đồng người Việt ngày càng đề cao tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Những lớp học ngày một đông hơn. Các phụ huynh không chỉ tích cực đưa con tới lớp mà còn nhiệt tình hỗ trợ các giáo viên trong công tác tổ chức lớp học.
Với mong muốn việc dạy và học đạt hiệu quả cao, cô Hương luôn suy nghĩ tìm ra những phương pháp thu hút các em say mê học tiếng Việt. Cô dạy các em học và viết từ những vần thơ giản dị, trong sáng của nhà thơ Trần Đăng Khoa và nhiều nhà thơ khác, kết hợp các trò chơi dân gian. Để các tiết học trở nên phong phú, cô còn dạy kết hợp với nói chuyện về tình hình thời sự trong nước hoặc chủ đề ngày Phụ nữ 8/3, biển đảo quê hương, bảo vệ cây xanh… Từ đây, các học sinh cảm thấy thú vị hơn với các giờ học, cũng như gần gũi hơn với quê hương, đất nước mình.
Gần như những đứa trẻ khi đến với lớp học của cô Hương đều không biết hoặc nói được rất ít tiếng Việt. Do các em ở độ tuổi khác nhau, cô phải chia làm ba nhóm trình độ trong một lớp học. Đây là thách thức rất lớn so với giáo viên ở các lớp học thông thường khác. Thế nhưng, khi thấy các em đến trường thường xuyên, dần dần có thể đọc, hiểu và diễn kịch được bằng tiếng Việt, cô tâm sự: “Đó là hạnh phúc không thể đong đếm. Công sức này không chỉ của bản thân tôi, mà còn là nỗ lực của các phụ huynh với ước nguyện gieo mầm tiếng Việt cho con em họ”.
Chia sẻ về những khó khăn, cô Hương chỉ chạnh lòng vì số giáo viên tiếng Việt có chuyên môn ở Đức còn rất thiếu. Nhưng cô thấy vui vì Nhà nước cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại Đức rất quan tâm đến công tác dạy tiếng Việt, hỗ trợ và động viên các giáo viên kịp thời. Theo cô, những khó khăn của giáo viên tại Đức vẫn chưa thấm gì so với các thầy, cô đồng nghiệp tại những địa bàn khác như Lào, Campuchia…
Điều cô Hương quan tâm hơn là có thể đào tạo được lực lượng kế cận dạy tiếng Việt cho con em kiều bào tại đây. Vì vậy, dù đã ở tuổi nghỉ hưu, cô vẫn thường xuyên lên lớp và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tình nguyện viên trẻ. Hiện nay, ngoài dạy chính ở trường Sao Mai, cô còn dạy tiếng Việt ở trường Sonnenuhr và trường Robinson thuộc quận Lichtenberg (Berlin). Cô và các đồng nghiệp thường xuyên bổ sung, chỉnh sửa giáo trình dạy tiếng Việt cho phù hợp với các lứa tuổi và trẻ em sống ở nước ngoài.
“Tôi rất yêu nghề giáo nên đã gắn bó với công việc tình nguyện này trong suốt nhiều năm qua. Các đồng nghiệp của tôi vất vả kiếm sống nhưng mỗi khi lên lớp niềm vui lại đong đầy. Tôi luôn nhớ về những ân tình và các thầy cô giáo cũ ở quê hương. Đó là động lực giúp tôi vượt qua khó khăn và toàn tâm toàn ý với công việc mình làm”, cô Hương tâm sự.
Ép tiến độ học Tiếng Việt 1, trẻ dễ quên kiến thức
TS Vũ Thu Hương cho rằng dạy Tiếng Việt cho trẻ lớp 1 không dễ và cần có biện pháp, tránh gây quá tải cho học sinh.
Từ khi chúng ta có giáo dục phổ thông, việc học đánh vần thường gói gọn trong lớp 1. Nghĩa là hết lớp 1, các con phải biết đọc thông viết thạo.
Dù chúng ta dạy theo phương án nào, hết lớp 1, phần lớn học sinh thuộc hết các mặt chữ cái, nhớ nguyên tắc đánh vần.
Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ nhưng quy tắc đánh vần, đọc không hề đơn giản. Tình trạng người lớn viết sai chính tả còn phổ biến cho thấy nguyên tắc học vần khó và không dễ nhớ. Vì thế, suy nghĩ học tiếng mẹ đẻ, trẻ đã biết nói nên có thể đẩy nhanh tiến độ học nhận biết, viết chữ là không ổn.
Việc dạy học vần và chính tả cho học sinh lớp 1 không phù hợp dẫn đến tình trạng sai chính tả phổ biến. Nếu đẩy nhanh tiến độ học nhận biết và viết chữ, học sinh sẽ học trước quên sau, ghi nhớ quy tắc lơ mơ, dễ sai chính tả.
Đây là năm đầu tiên áp dụng chương trình mới với 5 bộ sách giáo khoa, cách tiếp cận và phương án dạy học khác nhau.
Sau gần một tháng, nhiều phụ huynh lo lắng, căng thẳng. Nguyên nhân lớn nhất nằm ở môn Tiếng Việt với các bộ sách cùng kiểu dạy khác nhau của giáo viên.
Với một số sách, học sinh phải học đến 4 vần trong một buổi. Ảnh: N.T.
Vấn đề ở cách dạy của giáo viên
2020 là năm đầu tiên việc tổ chức dạy học trong lớp được giao toàn quyền cho giáo viên. Nếu trước nay, theo chương trình cũ, các bài học giống hệt nhau trên toàn quốc và được bố trí theo từng tuần thì năm nay, chương trình mới, tốc độ, phương pháp học, cách thức tiếp cận bài học đều do giáo viên tự thu xếp và quyết định.
Giáo viên dạy từ từ sẽ dành tuần đầu tiên để giúp học sinh tập viết các nét cơ bản, ôn lại bảng chữ cái và chấn chỉnh tư thế. Sau đó, họ dạy một tuần 2 vần. Thậm chí, thấy học sinh của mình kém, giáo viên chấp nhận dạy chậm hẳn lại để các con theo kịp.
Việc dạy học vần và chính tả cho học sinh lớp 1 không phù hợp dẫn đến tình trạng sai chính tả phổ biến. Nếu đẩy nhanh tiến độ học nhận biết và viết chữ, học sinh sẽ học trước quên sau, ghi nhớ quy tắc lơ mơ, dễ sai chính tả.
TS Vũ Thu Hương
Giáo viên khác lại dạy tất cả vần rồi mới cho học sinh ghép lại. Điều này đôi khi gây khó khăn cho trẻ khi các con chưa thực sự nhớ hết ngay được.
Nhiều giáo viên hiểu về các bộ sách theo cách máy móc. Họ dạy mỗi ngày 1-2 trang theo quy tắc của sách giáo khoa và chương trình cũ. Khi áp dụng vào sách mới, tốc độ trở nên quá tải.
Không ít thầy, cô dạy học sinh ghép vần luôn và yêu cầu trẻ đọc trơn, viết trơn luôn. Điều này khiến phụ huynh lo lắng, sợ con không theo kịp nên bố trí kèm con quá nhiều vào buổi tối, dẫn đến trẻ quá tải trong học tập.
Một số giáo viên còn gây sức ép cho phụ huynh bằng cách phê phán chương trình năm nay nặng, học vất vả, nếu không kèm con, con sẽ không theo kịp.
Về nhà, trẻ vẫn phải học nhiều. Ảnh: Linh Giang.
Trẻ phải học quá nhiều
Về phía phụ huynh, với quan niệm thương con quá đà, bảo bọc con trọn gói, nhiều người thường tự cảm thấy bài học khó, con mệt mỏi trong khi trẻ có thể tiếp thu.
Các phụ huynh có tâm lý đòi hỏi con phải viết đẹp, không bị cô giáo phê bình, đọc tốt, ghi nhớ chính xác, không được quên.
Với tâm lý này, áp lực họ dành cho con quá nặng nề. Nhiều bà mẹ chụp ảnh vở con để khoe trên các nhóm chat, mạng xã hội để nghe các mẹ khác phê phán hoặc khen con. Điều này đã gây ra áp lực tâm lý nặng nề cho chính bố mẹ và từ đó gián tiếp gây ra áp lực với các con.
Từ chính các lý do này, các phụ huynh đón con về kèm cặp, rèn con rất nhiều. Trong khi đó, trẻ mới vào học, chưa có nhiều kỹ năng, chưa quen cường độ học tập quá nặng ở trường đã phải nhồi nhét chữ vào các buổi tối.
Một số gia đình thậm chí dạy con đến tận 23h. Điều đó gây tâm lý chán nản, ghét học, phá phách, gây chuyện.
Nhiều trẻ đến lớp quậy phá, không nghe lời cô giáo, không nghe giảng, thiếu tập trung. Không những vậy, một số cháu bị kết tội oan là mắc chứng tăng động giảm chú ý trong khi thực chất con hoàn toàn khỏe mạnh.
Rõ ràng, các vấn đề này cần phải được giải quyết dứt điểm. Với bộ sách có tốc độ học tập quá nặng, giáo viên nên được tập huấn kỹ hoặc có điều chỉnh kịp thời.
Cán bộ quản lý giáo dục cần kiểm tra, giám sát việc áp dụng chương trình, tránh tình trạng tăng tải học tập cho học sinh.
Phụ huynh cũng rất cần đến chương trình tập huấn để nắm cách giúp đỡ, giáo dục đạo đức cho con, giảm tải áp lực của chính họ và trẻ trong việc học tập.
Tóm lại, một chương trình cụ thể để giải quyết vấn đề tăng áp lực học tập của học sinh lớp 1 là điều bắt buộc chúng ta phải làm trong thời gian tới.
Nơi giáo viên là... học sinh Cha mẹ nói sợ con quên tiếng mẹ đẻ, học tiếng Việt ở lớp thôi. Trong khi trường "thiếu đủ thứ", nên việc dạy tiếng Việt cho học sinh rất vất. Bình Phước có 41 thành phần dân tộc, trong đó khoảng 20% là đồng bào dân tộc thiểu số, việc dạy và học tiếng Việt cho con em đồng bào thiểu số...