Hành trình tìm đối tác chiến lược của Philippines
Lo ngại trước những thay đổi trong môi trường an ninh khu vực, nhất là an ninh biển, Philippines tích cực tìm kiếm cách thức mới để phòng vệ, thông qua con đường bắt chặt tay với các cường quốc.
Lo ngại về an ninh quốc phòng đang gia tăng ở Đông Á, chủ yếu liên quan đến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông. Những yêu sách phi lý của Bắc Kinh về “chủ quyền không thể tranh cãi” với biển Đông, cũng như những nỗ lực của Trung Quốc để giành giật cho được, đang gây nên những quan ngại về kiểu quyền lực mà Trung Quốc muốn tạo dựng.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Philippines là một trong những tranh chấp kịch liệt nhất, khi một nước nhỏ hơn thách thức những yêu sách về lãnh thổ và hàng hải mà Trung Quốc đơn phương đưa ra, thường được biết đến với tên đường 9 đoạn.
Lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung tháng 4 năm nay. Ảnh: AFP.
Một mặt, Manila đưa vấn đề lên Tòa án trọng tài quốc tế theo Công ước luật Biển năm 1982 của LHQ. Mặt khác, nước này đang theo đuổi những phương cách khác để bảo vệ quyền lợi của mình. Philippines đã đề xướng quan hệ chiến lược với Nhật Bản và Australia, tìm cách nâng cấp quan hệ song phương trong đó ưu tiên hợp tác an ninh.
Quan hệ kiểu này khá toàn diện: về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Với việc nâng cấp quan hệ song phương lên cấp độ chiến lược, Manila trông đợi hợp tác chặt chẽ hơn về quân sự và hàng hải.
Ý tưởng này biểu hiện mong muốn của Philippines mở rộng quan hệ song phương và đa phương, củng cố quan hệ với các nước có cùng chí hướng. Tuy nhiên đến nay, mới chỉ có Nhật Bản đồng ý trở thành đối tác. Manila đang cố gắng bổ sung thêm các quan hệ chiến lược song phương vào vốn ngoại giao sẵn có hiện nay, gồm các quan hệ đa bên trong ASEAN và hiệp định phòng thủ chung có với Mỹ.
Nhật Bản
Quan hệ đối tác chiến lược Phillippines – Nhật Bản ban đầu chủ yếu hướng về kinh tế. Sau khi ký kết hiệp định Đối tác kinh tế Philippines – Nhật Bản, hai nước quyết định rằng việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược nên có trong các mục tiêu chính sách.
Video đang HOT
Năm 2011, quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập thông qua tuyên bố chung được Tổng thống Benigno S. Aquino III công bố và sau đó là Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda xác nhận. Tuyên bố của hai bên đề cập các giá trị cơ bản chung như là tự do, dân chủ, nhân quyền cơ bản và quy tắc của pháp luật được coi là các cơ sở chính của cấp độ tăng cường các mối liên kết. Lợi ích chiến lược chung trong bảo vệ đường biển của hai quốc gia hàng hải cũng được công nhận là nền tảng cho quan hệ mới.
Manila trở thành nơi thăm chính thức đầu tiên của Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida khi ông gặp người đồng cấp Albert Del Rosario vào hồi đầu năm nay để thảo luận về các mối quan tâm chung và các hoạt động hợp tác song phương. Tại cuộc họp tiếp theo tại Tokyo, ông Del Rosario và ông Kishida nhất trí Nhật sẽ cung cấp cho lực lượng Tuần duyên Philippines một số tàu tuần tra. Với giá trị 11 triệu USD mỗi tàu, kinh phí được tài trợ bằng vốn ODA của Nhật và sẽ được hoàn thành trong khoảng 18 tháng. Các tàu tuần duyên được trông đợi sẽ giúp Philippines tuần tra đường bờ biển bao la và tăng cường nhận thức về chủ quyền lãnh thổ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cũng thăm Philippines vào cuối tháng 6 vừa qua để hội ý với người đồng cấp phía Philippines Voltaire Gazmin. Hai bên tuyên bố hợp tác chặt chẽ để đảm bảo rằng những nguyên tắc pháp luật sẽ được ưu tiên trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền. Nhật cũng có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở biển Hoa Đông ở đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Philippines và Nhật cũng nhất trí hợp tác để giúp Mỹ tối đa hóa việc tái cân bằng ở châu Á – Thái Bình Dương. Thêm vào đó, Manila cũng thể hiện thiện chí sẽ cho phép các tàu hàng hải Nhật Bản tới một số cơ sở hải quân của mình, cùng với các tàu Mỹ.
Australia
Phlippines cũng đề nghị tăng cường quan hệ với Australia lên tầm đối tác chiến lược, Tổng thống Aquino nói rằng đây là “thời điểm thích hợp” để hai nước chia sẻ các giá trị, chia sẻ bối cảnh, nguyện vọng và “có thể là cả các vấn đề rắc rối” để tăng cường quan hệ.
Khi Australia chưa có phản hồi chính thức với đề xuất này, quan hệ song phương hiện nay vẫn tốt đẹp khi hai nước đã là đối tác vững vàng về thương mại, phát triển, quản trị và an ninh.
Australia là đối tác chính của Philippines, cùng với Mỹ, trong thực hiện chương trình Coast Watch South (sau này được biết đến là hệ thống Giám sát duyên hải), nhằm tăng cường nhận thức về chủ quyền hàng hải và an ninh biên giới của Philippines. Năm 2007, hai nước ký Hiệp định về các lực lượng thăm viếng nhau (Status of Visiting Forces Agreement – SOFVA), có hiệu lực vào tháng 9/2012.
SOFVA là thỏa thuận giữa Philippines và Australia, thiết lập các cơ chế trao đổi quân đội. Thỏa thuận này đem lại một khung pháp lý toàn diện cho sự hiện diện của quân lính ÚC ở Philippines và ngược lại. Hai bên có nghĩa vụ như nhau theo hiệp định tương hỗ này.
Carlyle Thayer, một nhà phân tích kỳ cựu người Australia về chính sách ngoại giao, nhận định rằng đề xuất quan hệ đối tác chiến lược mang tính “biểu tượng” và là nỗ lực của Phlippines lôi kéo Australia vào quỹ đạo các nước ủng hộ lập trường của Phlippines là đề cao nguyên tắc luật pháp và thông lệ quốc tế hòa bình trong giải quyết căng thẳng ở biển Đông.
Tiến lên phía trước
Những nỗ lực của Philippines trong thiết lập quan hệ đối tác chiến lược rất đáng chú ý. Thực tế hợp tác hiện nay chưa đạt tới mức như ngôn ngữ “chiến lược” chỉ ra.
Dù đối tác chiến lược không đem lại sự đảm bảo an ninh như quan hệ liên minh, nó cũng mang đến nhiều lợi ích cho môi trường quốc phòng của Philippines. Nước này đã nhận được cam kết vững chắc và hỗ trợ vật chất đáng kể tf Nhật Bản nhằm tăng năng lực giám sát bờ biển. Hơn nữa, quan hệ đối tác chiến lược cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hợp tác quốc phòng và an ninh.
Bên cạnh những lợi ích vật chất, các đối tác chiến lược cũng là yếu tố răn đe về lý thuyết, bởi nó khiến các kể thù tương lai ngại ngần không muốn kích động các đối tác chiến lược của Philippines. Quan hệ đối tác chiến lược cũng là chứng cứ cho thấy một số nước đang sẵn sàng liên kết với nhau để chống lại một lực lượng nào đó muốn thay đổi trật tự khu vực.
Những nỗ lực của Philippines nhằm mở rộng và tăng cường quan hệ an ninh với các đối tác trong khu vực đang làm dày thêm mạng lưới liên kết giữa các cường quốc trong khu vực, và là một khía cạnh thú vị trong môi trường an ninh đang thay đổi ở Đông Nam Á và Đông Á.
Theo VNE
Nhật Bản sẽ tăng cường hải quân đối phó Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua thông qua dự thảo hoạch định chính sách quốc phòng trung và dài hạn, trong đó có nội dung nâng cao năng lực giám sát biển, thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ để bảo vệ các đảo tranh chấp với Trung Quốc.
Tàu tuần duyên Trung Quốc do Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản chụp hôm 24/7. Ảnh: Kyodo.
Theo bản dự thảo, Nhật Bản nên tăng cường lực lượng hải quân, sử dụng máy bay không người lái giống Global Hawk của Mỹ, thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ, nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, và CHDCND Triều Tiên tiếp tục thực hiện chương trình hạt nhân, BBC đưa tin ngày 26/7. Dự thảo còn đề xuất khả năng Nhật Bản tấn công phủ đầu căn cứ của kẻ thù trong trường hợp nước này bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo dự thảo, Nhật Bản cần có những đơn vị đổ bộ có thể được triển khai nhanh chóng đến các đảo xa trong trường hợp cần thiết, và cần thiết bị giám sát hiện đại để "phát hiện sớm những dấu hiệu thay đổi tình hình an ninh".
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản hôm qua thông báo, bốn tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư, ở đó trong 3 giờ rồi rời đi, theo Kyodo.
Theo các học giả, động thái này cho thấy cuộc tranh chấp chủ quyền của hai nước đối với quần đảo thuộc khu vực giàu tài nguyên đang leo lên nấc thang mới.
Dự thảo cũng kêu gọi tăng cường năng lực để "ngăn chặn và phản ứng với tên lửa đạn đạo một cách toàn diện. "Xem xét lựa chọn tấn công các căn cứ phóng tên lửa của kẻ thù hay không là điều cần thiết. Nhưng chúng tôi không nghĩ đến việc chủ động thực hiện tấn công căn cứ của kẻ thù khi chúng tôi chưa bị tấn công", Reuters trích lời một quan chức của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Theo Điều 9 của Hiến pháp hậu chiến tranh, Nhật Bản bị cấm sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột, ngoại trừ trong trường hợp tự vệ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gần đây thể hiện quan điểm muốn xét lại vai trò của quân đội nước này, nhằm đáp ứng với sự thay đổi của môi trường an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo Kyodo.
Đảng cầm quyền của ông Abe vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện, đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo này nắm quyền kiểm soát Quốc hội với nhiều quyền lực hơn để định hình lại chiến lược quốc phòng.
Hôm qua, tại Singapore, ông Abe kêu gọi tổ chức một cuộc họp cấp thượng đỉnh hoặc cấp bộ trưởng ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc càng sớm càng tốt mà không cần điều kiện tiên quyết.
Ông Abe đưa ra lời kêu gọi khi trả lời câu hỏi của một học giả tại một hội nghị khoa học ở Singapore, chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du ba nước bao gồm cả Malaysia và Philippines.
Phía Trung Quốc đã phản ứng lại một cách lạnh nhạt trước lời kêu gọi đối thoại của Thủ tướng Shinzo Abe, nói rằng trách nhiệm về các quan hệ tốt hơn giữa hai nước tùy thuộc ở phía Tokyo.
Ngày 26/7, ông Abe và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc gặp tại Singapore, trong đó hai bên nhất trí tăng cường liên minh an ninh giữa hai nước.
Theo Dân Việt
Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh sắp thăm Ấn Độ Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 10-13/7/2013 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan...